close
cách
cách cách cách cách cách

Thị phần là gì? Xác định thị phần tăng trưởng qua mô hình BCG

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thị phần hay còn gọi là Marke share, là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh. Doanh nghiệp có thị phần càng lớn thì vị trí đứng trên thị trường càng cao.  Vậy thị phần là gì? Cách xác định thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé. 

1. Thị phần là gì?

1.1. Thị phần là gì?

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, thể hiện tổng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ so với tổng sản phẩm trên toàn thị trường. 

Việc xác định thị phần giúp doanh nghiệp biết được vị trí của mình đang ở đâu, có điểm mạnh, điểm yếu là gì để tìm cách phát huy và khắc phục sao cho hợp lí. Vì mục tiêu chiếm lĩnh được thị trường, doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra một chi phí lớn cho các chiến dịch marketing, chiến lược kinh doanh,....

1.2. Công thức tính thị phần

Công thức tính thị phần hết sức đơn giản và dễ nhớ như sau:

Công thức 1: Thị phần = doanh thu bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của thị trường

Công thức 2: Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Công thức tính thị phần tương đối:

Công thức 1: Thị phần tương đối = Phần doanh số của doanh nghiệp / Phần doanh số của đối thủ cạnh tranh

Công thức 2: Thị phần tương đối = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh.

Thị phần là gì

Ý nghĩa của thị phần tương đối trong việc xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:

  • Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp

  • Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ

  • Nếu thị phần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau.

1.3. Lợi ích của thị phần đối với doanh nghiệp

Khi thị phần của một doanh nghiệp duy trì ổn định và tăng lên tức là doanh nghiệp đang thu về doanh thu ở mức độ ổn định. Thị phần càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp phát triển mạnh và có vị trí đứng trên thị trường. 

1.4. Phương thức tăng thị phần được áp dụng trong doanh nghiệp

Để có thể giành được nhiều thị phần trên thị trường, hầu hết các doanh nghiêp sẽ sử dụng một trong những phương pháp dưới đây hoặc kết hợp giữa những phương pháp đó.

Phương pháp 1: Đa dạng sản phẩm

Các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào một sản phẩm nhất định mà sẽ liên tục nghiên cứu để phát triển những sản phẩm mới. Càng nhiều sản phẩm khác nhau được đưa ra thị trường thì khả năng thu hút được khách hàng ngày càng cao, nhờ vậy mà có thể tăng số lượng sản phẩm bán ra thị trường và tăng doanh thu thu về.

Phương pháp 2: Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Củng cố mối quan hệ với khách hàng bằng cách xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân được những khách hàng trung thành. Giữ chân được khách hàng gắn bó với sản phẩm của doanh nghiệp là cách doanh nghiệp duy trì được sự ổn định về doanh số, đồng thời tránh được việc khách hàng tìm đến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh , làm tăng thị phần của công ty đối thủ.

Phương pháp 3: Sử dụng phương pháp M&A (mua lại công ty đối thủ)

Việc mua lại đối thủ không những giúp doanh nghiệp có được số thị phần mà công ty đối thủ đang sở hữu, tiếp cận được tập khách hàng mới mà còn kiếm được một khoản doanh thu, lợi nhuận đáng kể.

2. Giải thích mô hình BCG

Mô hình BCG hay còn được gọi là “ma trận BCG” (BCG Matrix) là mô hình giúp doanh nghiệp xác định được vị trí các sản phẩm của mình trên thị trường, từ đó có được chiến lược tăng trưởng thị phần phù hợp.

Một doanh nghiệp sẽ không chỉ có một sản phẩm mà sẽ có nhiều sản phẩm khác nhau. Trong số đó, sẽ có sản phẩm bán được số lượng lớn đem lại doanh thu cao, cũng sẽ có những sản phẩm không thu hút được khách hàng, sản phẩm tồn kho nhiều. Vậy dựa vào những yếu tố nào mà doanh nghiệp có thể xác định được đâu là sản phẩm cần chú trọng đầu tư và đâu là sản phẩm cần được loại bỏ? 

Thị phần là gì

Lời giải đáp sẽ nằm trong ý nghĩa của ma trận BCG dưới đây:

Ma trận BCG được chia làm 4 ô chính bao gồm:

  • ô dấu hỏi

  • ô ngôi sao

  • ô bò sữa

  • ô chó mực

Với hai trục chính thường được sử dụng trong toán học là trục tung và trục hoành, trong đó:

  • Trục tung: thể hiện sự tăng trưởng doanh số (market Growth)

  • Trục hoành: thể hiện thị phần tương đối (Relative Market Share) của sản phẩm trên thị trường là thấp hay cao

Trong đó, mỗi ô Stars (ngôi sao), Question marks (dấu hỏi), cash cow (con bò sữa), và Dogs (con chó mực) sẽ có những biểu hiện khác nhau về sự tăng trường doanh số và thị phần trên thị trường.

Cụ thể:

  • Ô Stars: Cả thị phần tăng trường và thị phần tương đối của sản phẩm đều cao. 

=> Doanh nghiệp nên đầu tư vào những sản phẩm thuộc ô Stars để sinh lợi nhuận và giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường.

  • Ô Question mark: là ô dành cho những sản phẩm có tốc độ tăng trường nhanh trên thị trường, tuy nhiên do mới gia nhập nên thị phần tương đối còn thấp.

=> doanh nghiệp cần nhận thấy đây là những sản phẩm rất triển vọng và có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nếu được đầu tư đúng cách và được doanh nghiệp chú trong phát triển thì có thể nhanh chóng trở thành sản phẩm “Stars” tức là sản phẩm có thị phần cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.

  • Ô Cash cow: là những sản phẩm đã được cho ra mắt thị trường được một thời gian, vì vậy có được thị phần tương đối cao. Tuy nhiên, những mặt hàng này có tiến độ tăng trưởng rất chậm, không có sự đột phát. 

=> Doanh nghiệp không cần sử dụng số vốn quá lớn để đầu tư vào những sản phẩm này. Nhờ có kinh nghiệm sản xuất và tiết kiệm được chi phí mà đây cũng là mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

  • Ô Dogs: Cả tốc độ tăng trường và thị phần trên thị trường của sản phẩm này đều rất thấp, ít đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

=> Doanh nghiệp có thể cân nhắc để quyết định xem có nên loại bỏ sản phẩm này ra khỏi danh mục sản phẩm của công ty hay không. 

Tóm lại, ma trận BCG giúp doanh nghiệp phân tích được ví trí đứng của sản phảm trên thị trường và lợi nhuận mà sản phẩm đem lại. Từ đó, doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn đầu tư một cách hợp lí, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Tuy nhiên, ma trận BCG chỉ quan tâm đến phân tích giá trị sản phẩm của doanh nghiệp mang lại chứ không quan tâm đến các khía cạnh liên quan tới môi trường bên ngoài. Vòng đời của các sản phẩm khác nhau sẽ khiến vị trí đứng của chúng thay đổi vì vậy khó có thể quy về một quy trình nhất định.

Ngoài việc phân tích ma trận BCG, doanh nghiệp nên quan tâm đến nhiều khía cạnh khác như những thay đổi từ môi trường bên ngoài, ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh, hiệu quả từ chiến lược marketing cho từng sản phẩm,... để đánh giá chính xác giá trị và sự phát triển bền vững của sản phẩm.

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về thị phần là gì? Thị phần là một trong những mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp mong muốn chiếm lĩnh được để làm chủ thị trường. Thị phần thể hiện được tình hình hoạt động của một doanh nghiệp đồng thời cũng là một trong những thước đo hiệu quả của các chiến dịch Marketing.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.