close
cách
cách cách cách cách cách

Chiến lược định vị là gì? Giới thiệu 9 chiến lược định vị hiệu quả

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Định vị thương hiệu giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường và trong nhận thức của người tiêu dùng. Định vị thương hiệu hướng đến mục tiêu xác định tính duy nhất của thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng. Để làm được điều này doanh nghiệp cần xây dựng và triển khai chiến lược lâu dài, gọi là chiến lược định vị. Vậy chiến lược định vị là gì? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Chiến lược định vị là gì?

Chiến lược định vị, hay chiến lược định vị thương hiệu, là một kế hoạch có tính chất dài hạn, trong đó bao gồm nhiều hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định ở trong tâm trí của người tiêu dùng.

Chiến lược định vị là một loại chiến lược lâu dài
Chiến lược định vị là một loại chiến lược lâu dài

Doanh nghiệp khẳng định sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng và vị thế của mình trên thị trường thông qua thương hiệu. Điều này cũng tương tự như cách mà con người thể hiện vị thế của mình trong xã hội để được người khác tôn trọng và khẳng định bản thân. Thương hiệu nổi bật, được biết đến rộng rãi là cách tốt nhất để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và tạo ấn tượng sâu sắc đối với họ. 

2. Các chiến lược định vị hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu chiến lược định vị là gì và tại sao mọi doanh nghiệp đều cần xây dựng và triển khai chiến lược định vị. Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về 9 chiến lược định vị hiệu quả giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế trên thị trường và đưa thương hiệu vào trong nhận thức của người tiêu dùng nhé!

2.1. Chiến lược định vị dựa vào chất lượng

Chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ và những lợi ích chúng mang lại cho khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để định vị một thương hiệu. Chính trải nghiệm của người tiêu dùng sẽ quyết định chất lượng hoặc cảm nhận về chất lượng của sản phẩm. Vì thế thương hiệu của bạn có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận về chất lượng sản phẩm của khách hàng.

2.2. Chiến lược định vị dựa vào giá trị

Khi khách hàng mua một sản phẩm họ luôn mong chờ vào giá trị mà sản phẩm mang lại. Bên cạnh giá cả thì giá trị cũng là một trong những tiêu chí để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm.

Giá trị của sản phẩm là một cơ sở để thuyết phục người tiêu dùng
Giá trị của sản phẩm là một cơ sở để thuyết phục người tiêu dùng

Có không ít các sản phẩm vẫn mang lại giá trị lớn cho khách hàng mặc dù chỉ được bán với mức giá tầm trung. Định vị dựa vào giá trị là một trong những phương pháp hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp không chỉ quảng bá được nhãn hàng mà còn định vị được thương hiệu.

2.3. Chiến lược định vị dựa vào tính năng

Đây là một chiến lược khá là dễ hiểu và có tính thực tế cao. Thông qua những ưu việt hay tính năng nổi bật của thương hiệu để doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng.

Mấu chốt ở đây là doanh nghiệp phải cho họ thấy được những lợi ích và thông điệp trong sản phẩm của doanh nghiệp. Cách hiệu quả nhất để ghi điểm trong mắt người tiêu dùng đó là cung cấp các phương tiện hỗ trợ cho họ giải quyết nhu cầu hay vấn đề của chính bản thân mình.

Tuy nhiên thì chiến lược định vị dựa vào tính năng cũng có mặt trái và mặt trái này trực tiếp gây bất lợi cho doanh nghiệp. Đó là khi đối thủ tung ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có tính năng ưu việt hơn so với những sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp thì ngay lập lập tức doanh nghiệp sẽ bị kém cạnh và lép với hơn.

Thuyết phục khách hàng bằng chính những tính năng của sản phẩm
Thuyết phục khách hàng bằng chính những tính năng của sản phẩm

2.4. Chiến lược định vị dựa vào mối quan hệ

Mức độ hiệu quả của phương pháp này được thể hiện rõ ràng thông qua việc đánh trúng vào tâm lý của khách hàng. Hay nói cách khác thì chiến lược này giúp cho doanh nghiệp thu hút và hấp dẫn khách hàng. Chiến lược định vị này dựa vào khách hàng là chủ chốt chứ không phải là những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

2.5. Chiến lược định vị dựa vào mong muốn

Sự thành công của chiến lược này nằm ở chỗ doanh nghiệp đánh đúng vào mong muốn của người tiêu dùng về những tính năng hay chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp cũng cần đánh đúng vào tâm lý của khách hàng khi cung cấp những giá trị tinh thần mà họ ao ước đạt được.

2.6. Chiến lược định vị dựa vào vấn đề hoặc giải pháp

Cốt lõi của chiến lược này đó là bạn phải đặt mình vào vị thế của khách hàng để hiểu rõ những gì mà họ mong muốn và những gì mà họ tìm kiếm. Bạn phải trả lời được câu hỏi khách hàng tìm đến thương hiệu sản phẩm và dịch vụ của bạn với mục đích gì? Khách hàng đang gặp những rắc rối gì hay có nhu cầu như thế nào? Bạn có thể cung cấp được giải pháp cho vấn đề của họ không?

Chiến lược định vị dựa vào vấn đề hoặc giải pháp
Chiến lược định vị dựa vào vấn đề hoặc giải pháp

Chẳng hạn khi khách hàng lo lắng về những vết bẩn cứng đầu trên quần áo thì các doanh nghiệp sản xuất bột giặt ngay lập tức cung cấp cho họ những giải pháp tẩy trắng vết bẩn cứng đầu trên quần áo. Hoặc khách hàng lo lắng về vấn đề bảo quản thực phẩm trong thời gian dài thì các nhà sản xuất tủ đông lạnh lại cung cấp cho họ những mẫu tủ đông lạnh hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu bảo quản thực phẩm trong thời gian dài của họ.

Nhìn chung để thực hiện chiến lược định vị dựa vào vấn đề hoặc giải pháp thành công thì doanh nghiệp cần phải cung cấp những giải pháp trực tiếp giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

2.7. Chiến lược định vị dựa vào đối thủ

Đây là một chiến lược định vị khá mạo hiểm bởi lẽ bạn và đối thủ sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Bản chất ở đây đó là bạn sẽ so sánh các yếu tố giữa đối thủ và chính bản thân mình, chẳng hạn như điểm mạnh điểm yếu, so sánh được mất và hơn thua…

Mặc dù có tính chất mạo hiểm khá cao, tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì phương pháp này lại mang đến hiệu quả bất ngờ cho doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh có thể mang đến nhiều kết quả bất ngờ
Sự cạnh tranh có thể mang đến nhiều kết quả bất ngờ

2.8. Chiến lược định vị dựa vào cảm xúc

Khách hàng lựa chọn một sản phẩm không chỉ bởi vì sản phẩm đó có thể đáp ứng được mong muốn hoặc nhu cầu của họ, mà còn bởi vì yếu tố cảm xúc thôi thúc họ đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Chính vì thế có thể nói chiến lược định vị dựa vào cảm xúc là một chiến lược vô cùng thiết thực và mang lại hiệu quả cao, bởi vì khách hàng lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu hoặc mong muốn của họ.

Có một ví dụ để chứng minh sự thành công của chiến lược này đó là sự thành công của 7up. Trong bối cảnh Coca-cola và Pepsi là hai hãng nước ngọt chiếm lĩnh thị trường nước ngọt, nếu như 7up cũng đi theo con đường mà hai thương hiệu này đã đi chắc chắn sẽ không thể thành Công. 

Chính vì vậy mà 7up đã đi theo một lối đi riêng biệt và cũng không kém phần hiệu quả. Chiến lược marketing của 7up tập trung vào việc khẳng định sản phẩm của mình không phải là coca-cola và cũng khẳng định sản phẩm của mình là một lựa chọn thay thế tuyệt vời khi người tiêu dùng không muốn uống coca-cola.

Rõ ràng 7up đã đánh mạnh vào tâm lý của người tiêu dùng khi xây dựng lên một nhận thức chung đó là vị trí đầu tiên là của Coca-cola, vị trí thứ hai là của Pepsi và vị trí thứ 3 là của 7up.

Phần lớn người tiêu dùng mua sắm theo cảm xúc
Phần lớn người tiêu dùng mua sắm theo cảm xúc

2.9. Chiến lược định vị dựa trên công dụng

Chiến lược định vị dựa trên công dụng đánh trực tiếp vào vấn đề mà khách hàng quan tâm nhiều nhất khi lựa chọn một sản phẩm, đó là sản phẩm có công dụng như thế nào và có thể giúp giải quyết được nhu cầu hay vấn đề mà họ đã gặp phải hay không.

Hay nói cách khác thì sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp chính xác những công dụng mà khách hàng mong muốn, bởi vậy nó đạt được hiệu quả nhanh chóng trong việc thuyết phục người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.

Qua bài viết, chúng ta đã tìm hiểu chiến lược định vị là gì và 9 chiến lược định vị cơ bản giúp doanh nghiệp nâng tầm thương hiệu và khẳng định vị thế trong mắt người tiêu dùng. Lựa chọn chiến lược nào và điều chỉnh ra sao còn tùy thuộc vào thị trường, sự cạnh tranh và tình trạng của doanh nghiệp.

Dịch vụ sau bán hàng là gì?

Dịch vụ sau bán hàng là gì? Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về đặc điểm của dịch vụ sau bán hàng và những lợi ích mà dịch vụ sau bán hàng mang lại nhé!

Dịch vụ sau bán hàng là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.