Tiện ích
Cẩm nang
Trong chứng khoán có rất nhiều chỉ số phức tạp nhưng những chủ thể liên quan vẫn quan tâm nhất tới chỉ số ROA. Chỉ số ROA trong chứng khoán là gì mà lại quan trọng đến vậy? Bạn hãy bỏ túi ngay những kiến thức về chỉ số ROA với bài viết sau của vieclam123.vn nhé.
MỤC LỤC
Chỉ số ROA trong chứng khoán là một chỉ số tài chính, cho biết tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Hay nói cách khác, chỉ số ROA sẽ xác định được lợi nhuận mà công ty tạo ra được so với giá trị tài sản mà họ có. Trong đó, tài sản công ty bao gồm toàn bộ nguồn lực sở hữu hoặc kiểm soát để tạo ra giá trị kinh doanh.
Công thức tính chỉ số ROA trong chứng khoán chỉ đơn giản như sau:
ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản)*100% (đơn vị tính: %)
Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng là kết quả hiệu số tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và thuế thu nhập.
Tổng tài sản là tổng trị giá tài sản của công ty được thể hiện trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm tính.
Theo nghiên cứu quốc tế, chỉ số ROA của doanh nghiệp lớn hơn 7.5% thì được đánh giá có năng lực về tài chính. Tuy nhiên, chỉ số này cần được theo dõi từ 3 năm trở lên mới có thể đánh giá khách quan. Chỉ số ROA mà doanh nghiệp đo được trong ít nhất 3 năm mà lớn hơn hoặc bằng 10% thì có thể đạt mức hiệu quả kinh doanh tốt. ROA càng tăng thì càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt tài sản của mình cho việc kinh doanh.
Chỉ số ROA có vai trò quan trọng đối với những người nắm vị trí việc làm tài chính ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng cho vay. Vì chỉ số ROA phản ánh tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp ngân hàng dễ dàng nhận định được khả năng chi trả vốn vay và ra quyết định cho vay khi doanh nghiệp có nhu cầu.
Như các bạn đã biết thì chỉ số ROA cho biết lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về được theo số tài sản sử dụng. Vậy nên, chỉ số ROA có thể phản ánh được toàn bộ hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào đó, doanh nghiệp biết số vốn bỏ ra và lợi nhuận thu về là bao nhiêu.
Hơn nữa, chỉ số ROA chính là một yếu tố cơ sở để công ty quyết định các chiến lược kinh doanh. ROA có thể thay đổi theo các thời kỳ và được so sánh trong cùng quy mô lĩnh vực để biết được sự biến động của kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp biết được khi nào cần điều tiết các kế hoạch để tăng chỉ số ROA.
ROA cũng là một chỉ số rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, giúp họ ra quyết định đúng đắn hơn. Thông qua chỉ số ROA mà các nhà đầu tư tính toán được mức độ kinh doanh hiệu quả của công ty để nắm được mức độ chuyển hoá vốn đầu tư thành lợi nhuận. Từ đó, các nhà đầu tư có cơ sở và niềm tin để lựa chọn những cổ phiếu có tiềm năng.
Công thức tính chỉ số ROA trong chứng khoán rất đơn giản, ai cũng có thể tính được. Vả lại, chúng ta có thể sử dụng dễ dàng chỉ số này cho các mục đích khác nhau, nhất là các nhà đầu tư khi phân tích cổ phiếu. Với cách tính đơn giản như vậy thì ngay cả những người mới vào nghề cũng có thể hiểu được sơ bộ về doanh nghiệp mà họ đang phân vân đầu tư.
Sử dụng chỉ số ROA trong chứng khoán là cách làm nhanh nhất để phản ánh tổng quan toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính được chỉ số ROA thì doanh nghiệp có thể biết được bộ máy của mình có đang vận hành tốt hay không để có giải pháp phù hợp.
Nếu chỉ số ROA thấp và có xu hướng giảm thì cần phải xem lại ngay lập tức những chiến dịch mà mình đang thực hiện không thì sẽ chịu nhiều tổn thất. Còn nếu chỉ số ROA tăng lên thì đó là một dấu hiệu tích cực, bạn cần tập trung nhiều hơn cho chiến dịch lần này.
ROA mặc dù phản ánh tổng quan hoạt động kinh doanh nhưng nó chỉ là một khía cạnh của doanh nghiệp vì chỉ dựa trên tài sản vốn có. ROA không thể hiện được toàn bộ bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Nếu muốn có quyết định đúng đắn hơn thì chúng ta cần kết hợp đánh giá các chỉ số khác tương tự.
Với chỉ số ROA thì chúng ta chỉ tính được trong phạm vi nội bộ ngành, không thể so sánh với các ngành khác vì đặc thù khác nhau. Ví dụ, đối với ngân hàng hoặc bảo hiểm thì ROA trên 2% đã được cho là hiệu quả, nhưng đối với công nghiệp nặng thì cần trên 10% mới được chuyên gia đánh giá tốt.
Bên cạnh đó, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ biến đổi theo thời gian. Do đó, ROA nếu được tính trong thời gian ngắn thì cũng không biểu hiện rõ tình hình thực tế. Lợi nhuận có thể được cắt giảm hoặc thổi phồng vì lợi ích cá nhân nên ROA có thể bị sai lệch. Vậy nên các nhà đầu tư luôn đánh giá chỉ số ROA trong thời gian dài để có kết quả chính xác hơn.
Nếu bạn đọc đã tìm hiểu qua ROE là gì thì cũng biết công thức ROE và ROA có mối liên hệ mật thiết với nhau. ROE thể hiện số vốn bỏ ra với lợi nhuận thu về. Chỉ số này còn có thể được tính như sau:
ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính
Trong đó,
Đòn bẩy tài chính là tỉ số Tổng tài sản chia cho Vốn chủ sở hữu
Có thể suy ra Đòn bẩy tài chính được tính bằng ROE/ROA.
Đòn bẩy tài chính sẽ liên quan đến đặc thù ngành rất nhiều. Chẳng hạn, với các tập đoàn sản xuất như Hoà Phát hoặc Hoa Sen thì ROE/ROA = 2 là mức ổn định cần được duy trì và doanh nghiệp đang sử dụng 50% vốn và 50% nợ. Còn đối với ngân hàng, tỷ lệ ROE/ROA = 10 hoặc 15 được coi là vô cùng bình thường vì sở dĩ tại các ngân hàng có đến 70% là tiền gửi tiết kiệm, không phải vốn chủ sở hữu.
Nhìn chung, vieclam123 đã chia sẻ một lượng kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu chỉ số ROA trong chứng khoán là gì cũng như ý nghĩa và mối quan hệ của chỉ số này. Cuối cùng, admin mong rằng bạn có thể dựa vào những kiến thức này để có sự tính toán đầu tư hợp lý và phát triển doanh nghiệp trong tương lai nhé.
Nói về chứng khoán người ta thường thấy nó rất rộng lớn và cần nhiều kiến thức chuyên ngành. Vậy thì bước đầu bạn cần tìm hiểu về các chỉ số trong chứng khoán để hiểu rõ. Chỉ số đầu tiên mà vieclam123.vn giới thiệu tới bạn chính là chỉ số ROS. Bấm link dưới để tìm hiểu thôi nào.
MỤC LỤC
Chia sẻ