close
cách
cách cách cách cách cách

Chỉ số OEE là gì? Ý nghĩa của chỉ số OEE trong sản xuất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong lĩnh vực sản xuất, chỉ số OEE có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp có thể xác định hiệu suất và bảo trì các thiết bị máy móc, để từ đó sẽ gián tiếp giúp doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Vậy, chỉ số OEE là gì? Chỉ số này có phương pháp tính như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi trong bài viết dưới đây, để hiểu hơn về chỉ số này nhé!

1. Chỉ số OEE là gì?

Chỉ số OEE (overall equipment Effectiveness), là một chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể. Nó chính là một thước đo được sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất của một tổ chức doanh nghiệp, nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động, cải tiến quy trình.

Chỉ số này được nghĩ ra bởi một chuyên gia Nhật Bản Seiichi Nakajima, dùng để chỉ mức độ hiệu quả của máy móc theo tỷ lệ %. Tỷ lệ OEE sẽ mô tả thời gian sản xuất mà máy móc hay thiết bị thực sự hoạt động hiệu quả trong quá trình sản xuất. Như vậy, hiệu quả của một máy móc thiết bị sẽ được đánh giá thông qua qua 3 mặt: thời gian, tốc độ và chất lượng vận hành.

Như vậy, để chỉ số OEE có thể đạt được tỷ lệ 100% thì máy móc, thiết bị sẽ không có thời gian ngừng hoạt động trong suốt quá trình, tốc độ cho ra sản phẩm cần nhanh nhất có thể, đồng thời chất lượng của sản phẩm cũng cực kỳ tốt.

Chỉ số OEE là gì
Chỉ số OEE là gì

2. Phương pháp tính chỉ số OEE

Để có thể biết cách tính chỉ số OEE, đầu tiên, ta cần biết chỉ số OEE có sự kết hợp của những yếu tố nào? Theo đó, chỉ số OEE có sự kết hợp của 3 yếu tố chính: mức độ khả dụng (Availability), chất lượng (quality) và hiệu suất thiết bị (performance).

Công thức của chỉ số OEE sẽ được xác định như sau: OEE=A*Q*P

Công thức này sẽ được hiểu cụ thể như sau:

Công thức tính chỉ số OEE
Công thức tính chỉ số OEE

2.1. Mức độ khả dụng – Availability (A)

Availability chính là thời gian máy móc, thiết bị thực sự hoạt động hiệu quả theo tỷ lệ phần trăm của thời gian sản xuất dự kiến.

Availability (A) sẽ được tính theo công thức:

A = (thời gian vận hành thực tế của máy / thời gian máy chạy theo kế hoạch) * 100%

Thành phần này đã bao gồm tất cả các yếu tố ngăn cản quá trình máy hoạt động. Điều này có thể bao gồm các điểm dừng theo kế hoạch hoạt động như thời gian thiết lập, hoặc không theo kế hoạch như sự cố máy móc.

2.2. Hiệu suất thiết bị, máy móc

Performance chính là sự so sánh hiệu suất thực tế của sản xuất với tỷ lệ tiêu chuẩn của thiết bị.
 
P = (tổng sản phẩm sản xuất) / ( thời gian máy chạy thực tế * công suất thiết kế của máy ) * 100%

Thành phần này sẽ đảm bảo quy trình sản xuất của thiết bị diễn ra với tốc độ chính xác, để có thể hoàn thành nhiều công việc trong một khoảng thời gian nhất định.

2.3. Chất lượng sản phẩm

Quality chính là thể hiện tỷ lệ các bộ phận đáp ứng yêu cầu chất lượng so với tổng bộ phận được sản xuất.

Q = (Tổng sản phẩm chất lượng) / (Tổng sản phẩm được sản xuất) * 100%

Thành phần này sẽ được bao gồm tất cả các sản phẩm hàng hóa không đáp ứng được tiêu chuẩn hoặc sản phẩm hàng hóa bị lỗi, cần được làm lại.

Chỉ số OEE sẽ cho phép doanh nghiệp xác định các khu vực trong cơ sở sản xuất bị ảnh hưởng hiệu quả và giảm năng suất. Chỉ số 100% chính là không có bộ phận sản xuất bị loại bỏ hoặc làm lại. Còn chỉ số 0% chính là bộ phận sản xuất không thể sử dụng được.

3. Giảm thiểu 6 tổn thất lớn của chỉ số OEE

Một trong những mục tiêu lớn của chỉ số OEE chính là loại bỏ và giảm thiểu tổn thất lớn, những tổn thất này đã làm giảm hiệu suất trong sản xuất sản phẩm. Các tổn thất lớn đó bao gồm:

3.1. Tổn thất hỏng hóc của thiết bị

Đây là một lỗi hỏng hóc dễ nhìn thấy bằng mắt thường, bởi tính bất thường và tác động rõ ràng của máy móc lên hoạt động sản xuất liên tục của máy móc. Chúng ta có thể kể đến các trường hợp hỏng hóc như hỏng khuôn giá, hỏng hóc chung về cơ điện, các thiết bị không được vận hành theo yêu cầu,… Tổn thất này được xếp vào nhóm tổn thất dừng máy trong sản xuất.

3.2. Tổn thất thiết lập và điều chỉnh thiết bị

Nhóm tổn thất này khó có thể phát hiện trong quá trình sản xuất sản phẩm. Một trong những nguyên nhân khiến trường hợp này xảy ra chính là không đặt tiêu chuẩn hóa trong quá trình sản xuất. Các tổn thất về thiết lập và điều chỉnh thiết bị bao gồm các trường hợp như thiết lập và khởi động đầu ra, thay đổi đơn hàng, thay đổi thông số công nghệ,…Những tổn thất này được xếp vào tổn thất dừng máy trong chỉ số OEE.

Tổn thất về thiết lập và điều chỉnh
Tổn thất về thiết lập và điều chỉnh

3.3. Dừng vặt trong quá trình sản xuất

Để có thể phân biệt với các tình huống hỏng hóc, các tổn thất dừng vặt thường bao gồm các sự cố thời gian dừng máy ngắn. Thông thường là các sự cố dưới 5 phút, khi đó sẽ không cần yêu cầu sự có mặt của nhân viên điều khiển thiết bị.

Những tổn thất này có thể bao gồm các tình huống như sự cố dòng chảy với dây chuyền, sự cố phần nạp nguyên liệu, bộ phận cảm biến bị che khuất, lấy nhầm nguyên vật liệu,…Các tổn thất này sẽ được xếp vào nhóm tổn thất tốc độ của chỉ số OEE.

3.4. Tốc độ vận hành của thiết bị

Trong một số trường hợp, thiết bị sẽ được vận hành với tốc độ kém hơn so với tốc độ tiêu chuẩn, điều này sẽ gây ra một số tổn thất trong OEE. Một số tình huống thực tế chính là vận hành thiết bị ở điều kiện không thích hợp, linh kiện bị hao mòn, nhân viên thiếu năng lực,…Các tổn thất này sẽ được xếp vào nhóm tổn thất tốc độ trong OEE.

Tổn thất về tốc độ vận hành
Tổn thất về tốc độ vận hành

3.5. Sai lỗi khi khởi động thiết bị

Khi khởi động hoặc điều chỉnh thiết bị, tổn thất của OEE không chỉ ở dừng máy mà còn gây ra hiện tượng sản xuất các sản phẩm lỗi. Các sản phẩm lỗi này có thể mau chóng phát hiện để loại bỏ, sửa chữa hoặc có thể bị lọt qua trong quá trình tiếp theo, điều này sẽ ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Những tổn thất được xếp vào tổn thất chất lượng.

3.6. Lỗi trong quá trình sản xuất

Tổn thất này được bao gồm khi sản xuất các sản phẩm sai lỗi khi các máy móc vẫn được cho là sản xuất bình thường. Sau khi tới công đoạn tiếp theo, các sản phẩm mới được phát hiện để làm lại. Nhóm tổn thất này được xếp vào tổn thất chất lượng trong  chỉ sổ OEE.

4. Ý nghĩa của chỉ số OEE trong sản xuất

4.1. Tăng lợi tức đầu tư

Máy móc chính là một khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai. Chính chỉ số OEE sẽ giúp doanh nghiệp chứng minh được giá trị của từng máy móc thiết bị. Trong thời gian đầu của quá trình sản xuất, giá trị của máy móc chỉ đóng gop vào một phần nhỏ của lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sau một thời gian sản xuất, quy mô và giá trị các khoản đầu tư sẽ tăng lên, các lãng phí và tổn thất sẽ được giảm đi đáng kể, đồng thời doanh nghiệp sẽ bắt đầu thu được lợi nhuận lớn trong tương lai.

Chỉ số OEE giúp tăng lợi tức đầu tư
Chỉ số OEE giúp tăng lợi tức đầu tư

4.2. Chỉ số OEE giúp thể hiện hiệu suất trực quan

Chỉ số OEE cho phép doanh nghiệp nhìn thấy hiệu suất sản xuất một cách rõ ràng. Điều này sẽ được thực hiện bằng các công thức tính toán và quan sát các tổn thất của thiết bị. Các yếu tố của sản xuất như tính hữu dụng, tính hiệu quả, sẽ được thể hiện rõ ràng thông qua các con số được tính toán chi tiết về chất lượng sản xuất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra tình trạng hiện tại của máy móc và kịp thời sẽ có các biện pháp khắc phục.

4.3. Tăng tính cạnh tranh sản phẩm

Trong quá trình hoạt động sản xuất, việc cắt giảm tổn thất sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu dây truyền sản xuất kém hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cần các quy trình và phương pháp thay đổi kịp thời, để từ đó tối ưu hóa hoạt động sản xuất.

Thông qua chỉ số OEE, các nhà phân tích và quản lý sẽ nhận ra bất kỳ tình trạng trì trệ nào trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Tăng tính cạnh tranh sản phẩm
Tăng tính cạnh tranh sản phẩm

4.4. Nắm bắt các thông tin

Doanh nghiệp sẽ không thể cải thiện hoạt động sản xuất nếu không biết nguyên nhân thực sự đang diễn ra. Điều này đã khiến cho các nhà quản lý phải sử dụng dữ liệu của trạng thái thiết bị để có thể hỗ trợ các nhà sản xuất vận hành hiệu quả dây chuyền sản xuất. Điều này sẽ làm giảm thời gian dừng máy móc không có kế hoạch và tăng tốc độ sản xuất của trước và sau thời gian dừng có kế hoạch.

Các mối quan hệ về tương quan hiệu suất sản xuất, tổn thất hiệu suất sản xuất sẽ được thể hiện khả năng thực hiện bảo trì trong tương lai, điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất của thiết bị.

Trên đây chính là toàn bộ thông tin của chỉ số OEE. Hy vọng rằng, với bài viết trên, vieclam123.vn đã có thể giúp các bạn hiểu chỉ số OEE là gì, để từ đó có thể xác định được hiệu quả hoạt động của máy móc, đồng thời nhanh chóng đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời trong tương lai. 

Kỹ sư sản xuất là gì? Mô tả cụ thể công việc của kỹ sư sản xuất

Kỹ sư sản xuất là một trong những vị trí cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực sản xuất. Vậy người kỹ sư sản xuất sẽ làm những gì? Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau!

Công việc của kỹ sư sản xuất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.