close
cách
cách cách cách cách cách

Phân tích các loại rủi ro trong sản xuất doanh nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong một doanh nghiệp, bộ phận sản xuất sẽ phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau. Các loại rủi ro này có thể phát sinh từ bản chất của thiết bị, máy móc, sản phẩm hay đến từ chính con người. Việc nhận diện rủi ro là cực kỳ cần thiết để giúp doanh nghiệp có các giải pháp khắc phục nhanh chóng. Hôm nay, vieclam123.vn sẽ giúp các bạn tìm hiểu các loại rủi ro trong sản xuất ở ngay trong bài viết dưới đây!

1. Rủi ro về thiếu nguồn nhân lực trong bộ phận sản xuất

Đây là một loại rủi ro khá phổ biến và thường xuất hiện ở các doanh nghiệp mới được thành lập. Khi mà doanh nghiệp chưa có nhiều danh tiếng và nguồn lực tài chính chưa tốt để tuyển dụng và bổ sung kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cho bộ phận sản xuất.

Ngoài ra, sự thiếu nhân lực còn đến từ các sự cố bất ngờ bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan và chủ quan. Ở nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp bị đột ngột thiếu nhân lực do ảnh hưởng từ dịch bệnh, tác động từ thiên nhiên như bão, động đất, sóng thần,… Điều này khiến cho bộ phận sản xuất thiếu nguồn nhân lực một cách đột ngột không kịp thời có nguồn bổ sung, thay thế nhân công.

Bên cạnh đó, sự thiếu nhân lực này còn bắt nguồn từ yếu tố chủ quan của con người. Chính sự bất cẩn của người lao động đã gây ra các tai nạn không đáng có như cháy nhà máy, nổ kho hàng,… Điều này đã gây nên thiếu hụt trầm trọng về nhân công của bộ phận sản xuất.

Thiết hụt nhân lực trong dây chuyền sản xuất
Thiết hụt nhân lực trong dây chuyền sản xuất

2. Rủi ro về an toàn lao động trong bộ phận sản xuất

An toàn lao động là yếu tố hàng đầu được các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cực kỳ quan tâm. Các nhà quản trị đã rất chú trọng trong việc xây dựng nội quy về an toàn lao động sau khi đã đánh giá tình hình thực tiễn, xem xét các loại rủi ro có thể xảy ra. Thông thường, vấn đề an toàn lao động thường bắt nguồn từ các yếu tố sau:

2.1. Rủi ro đến từ không gian làm việc

Ở trong nhà máy, xí nghiệp, các công việc liên quan đến quy trình sản xuất luôn có tính chất phức tạp, nguy hiểm cao đối với người lao động. Khi làm việc trong môi trường này, người nhân công sẽ gặp phải các loại rủi ro phổ biến như:

Người lao động không có trang bị hoặc trang bị thiết trang phục, các đồ bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn đã quy định.

Bộ phận sản xuất không trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đảm bảo an toàn cho người lao động. Ngoài ra, nó còn đến từ việc các thiết bị, máy móc này bị hỏng hóc, không còn sử dụng được.

Các trang thiết bị, máy móc phục vụ trong quá trình sản xuất không còn đảm bảo độ an toàn như hở điện, chập mạch, hỏng hóc,…

Tính chất công việc có yếu tố nguy hiểm cao như làm việc các chất hóa học, sản phẩm độc hại. Điều này khiến người lao động dễ dàng bị phơi nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không gian làm việc của bộ phận sản xuất không còn đáp ứng đầy đủ các yếu tố cơ bản như ánh sáng, vệ sinh, không gian tối, ô nhiễm hóa chất, nhiều tiếng ồn,… Điều này khiến cho người lao động có thể bị trơn trượt, vấp ngã bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng trực tiếp tới công việc sản xuất.

Rủi ro đến từ môi trường làm việc
Rủi ro đến từ môi trường làm việc

2.2. Rủi ro đến từ yếu tố con người

Trong khu vực sản xuất, ý thức con người là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn lao động. Khi một số cá nhân chưa chịu chấp hành hoặc thiếu ý thức, cố ý không chấp hành các quy định về an toàn lao động. Điều này sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến chính họ mà còn cả những người xung quanh ở bộ phận sản xuất.

Ngoài ra, sự thiếu ý thức về an toàn lao động còn bắt nguồn từ việc từng cá nhân chưa được trang bị tốt nhất về kiến thức, kỹ năng an toàn để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Điều này sẽ gây thiệt hại trực tiếp tới tài sản, con người và tài chính doanh nghiệp.

3. Rủi ro từ máy móc, thiết bị trong sản xuất

3.1. Thiết bị gặp sự cố do quá tải

Trong từng giai đoạn nhất định, doanh nghiệp sẽ phải đẩy mạnh quá trình sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời các đơn hàng từ đối tác hay triển khai trong chiến lược kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc các loại máy móc, thiết bị của nhà máy sẽ phải hoạt động có hiệu suất gấp đôi so với thường ngày.

Hoạt động này đã vô tình chung làm ảnh hưởng tới công suất của máy móc dẫn đến tài sản gặp trục trặc, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, thậm chí là dừng hoạt động. Sự cố này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ dây truyền sản xuất. Nếu doanh nghiệp không khắc phục kịp thời sẽ làm ảnh hưởng năng suất lao động, kết quả hoạt động kinh doanh ở giai đoạn đó.

Thiết bị gặp trục trặc do hoạt động quá công suất
Thiết bị gặp trục trặc do hoạt động quá công suất

3.2. Vận hành không đúng chức năng của máy móc

Dù tài sản vô hình hay hữu hình, chúng phải được vận hành đúng với thiết kế ban đầu mới mang lại kết quả cao nhất cho người sử dụng. Tuy nhiên, trong bộ phận sản xuất, người nhân công thường bỏ qua một số giai đoạn hay vận hành sai nguyên lý hoạt động của thiết bị. Điều này sẽ làm cho thiết bị, máy móc hoạt động chậm chạp, bị lỗi, thậm chí có thể dừng hẳn hoạt động. Do vậy, người nhân công thuộc bộ phận cần phải áp dụng đúng theo quy trình nghiêm ngặt mà máy móc đã được thiết kế.

3.3. Máy móc gặp sự cố do chuyển giao công nghệ

Hiện nay nước đang trong quá trình hội nhập hóa, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất nhận vốn đầu tư nước ngoài từ việc chuyển giao công nghệ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng dòng vốn, có máy móc thiết bị mà không cần lắp đặt dây chuyền sản xuất mới.

Tuy nhiên, trong quá trình nhận chuyển giao công nghệ, chúng ta thường lơ là, không kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của dây chuyền máy móc. Điều này sẽ dẫn đến việc máy móc gặp trục trặc, hỏng hóc khi vừa mới vận hành hoặc đang sau một thời gian sử dụng lại bất ngờ giảm hiệu suất, thậm chí là dừng hoạt động.

Đây là một tổn thất cực kỳ nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Bên cạnh việc phải dừng hoạt động, giảm hiệu suất làm việc, doanh nghiệp còn phải mất vốn, đồng thời còn phải giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường với công đồng.

Máy móc gặp trục trặc do chuyển giao công nghệ
Máy móc gặp trục trặc do chuyển giao công nghệ

4. Rủi ro về chuỗi cung ứng cho quá trình sản xuất

4.1. Cung ứng sản xuất liên quan đến giá thành

Giá thành của một sản phẩm thường phải chịu tác động từ 2 yếu tố chính là lạm phát và biến động. Việc sản phẩm tăng giá đột ngột sẽ làm doanh nghiệp không chuẩn bị kịp thời nguồn lực để mua sản phẩm, hàng hóa. Điều này làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn do không kịp thời bổ sung nguyên liệu để tiến hành sản xuất.

Xem thêm: Khám phá các rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu thường gặp nhất

4.2. Rủi ro về chất lượng sản phẩm trong chuỗi cung ứng

Trong quá trình cung ứng để sản xuất, sản phẩm hàng hóa dễ dàng gặp các yếu tố khách quan như mưa, bão, tai nạn,… Điều này sẽ làm chất lượng hàng hóa bị suy giảm nặng nề như bao bì đóng gói không sử dụng được, thùng hàng bị dính nước, bị móp,…

Khi chất lượng hàng hóa gặp vấn đề sẽ không đáp ứng được đủ tiêu chuẩn về sản xuất. Từ đó, dây chuyền sản xuất sẽ bị trì trệ do thiếu nguyên vật liệu cần thiết.

Rủi ro về chất lượng hàng hóa
Rủi ro về chất lượng hàng hóa

4.3. Cung ứng bị gián đoạn do vận chuyển

Thông thường, cung ứng bị gián đoạn do vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến bộ phận sản xuất theo 3 cách như không vận chuyển hàng, chuyển hàng muộn hoặc chuyển hàng quá sớm.

Khi một quy trình vận chuyển không được thực hiện hoặc diễn ra chậm trễ, người mua hàng và nhân viên logistics sẽ phải chịu trách nhiệm. Điều này làm dây chuyền sản xuất bị gián đoạn do không cung cấp đủ các nguyên liệu cần để sản xuất. Đối với việc vận chuyển hàng quá sớm, nó sẽ làm cho kho chứa quá tải, làm dư thừa quá trình sản xuất, dễ gây ách tắc sản xuất về sau.

Giao hàng chậm trễ làm gián đoạn dây chuyền sản xuất
Giao hàng chậm trễ làm gián đoạn dây chuyền sản xuất

Như vậy, vieclam123.vn đã cho chúng ta thấy được các loại rủi ro trong sản xuất. Hy vọng, với thông tin của bài viết trên, các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động sản xuất trong tương lai. 

Quản trị rủi ro trong logistics - chìa khóa vàng tiết kiệm chi phí

Logistics là một hoạt động cung ứng hàng hóa phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động này ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức khiến cho doanh nghiệp thêm gánh nặng về tài chính. Cùng tìm hiểu về cách thức quản trị rủi ro trong logistics để giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn an toàn và đạt hiệu quả cao nhé!

Quản trị rủi ro trong logistics

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.