Ngành logistics mặc dù có được những cơ hội phát triển mở rộng song lại ẩn chứa rất nhiều nguy cơ rủi ro, nhiều khoản phí phát sinh làm gia tăng gánh nặng cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, mỗi đơn vị cần biết cách quản trị rủi ro trong logistics, đảm bảo cho hoạt động logistics trong doanh nghiệp luôn diễn ra an toàn và đạt được hiệu quả.
MỤC LỤC
Đọc bài viết này để nắm bắt những cách quản trị rủi ro trong logistics tốt nhất.
Quản trị logistics chính là một phần quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng. Nó bao gồm nhiều khâu phải thực hiện như hoạch định, kiểm soát đối với công tác vận chuyển, dự trữ nguồn sản phẩm, dịch vụ sao cho hiệu quả. Bên cạnh đó quản lý các thông tin từ nơi xuất phát tới nơi tiêu thụ nhằm nắm bắt tốt nhất thị hiếu và đáp ứng một cách đầy đủ mọi yêu cầu được khách hàng đặt ra.
Trong hoạt động quản trị logistics có rất nhiều nhiệm vụ cần thực hiện. Trong đó bao gồm các hoạt động sau đây:
- Quản lý khâu vận chuyển hai đầu: ra và vào
- Sắp xếp các phương tiện và đội vận chuyển
- Quản trị vật tư, kho bãi
- Hoàn tất đơn hàng
- Xây dựng mạng lưới Logistics
- Quản trị lượng hàng tồn kho một cách thật chặt chẽ
- Dự đoán nhu cầu thị trường và khả năng cung cấp
- Quản lý bên thứ ba - các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics.
Dựa vào nhiệm vụ quản trị logistics về các mặt rủi ro thì doanh nghiệp dễ dàng nhận diện được và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, làm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng lớn nhất từ nguy cơ rủi ro.
Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng khi kinh doanh. Những lợi ích cụ thể mà nó có thể mang tới cho công ty bạn sẽ được chia sẻ ngay sau đây.
Môi trường kinh doanh luôn luôn phức tạp thế nên hoạt động logistics không tránh được những sự gián đoạn. Chính vào các thời điểm đó nó có thể tạo lỗ hổng và gây ra nguy cơ rủi ro cho kinh doanh, gây ra suy giảm cơ hội và tiềm lực kinh doanh. Lúc này, nhiệm vụ quản lý rủi ro sẽ trở thành một chiếc chìa khóa vàng để giúp giảm thiểu những nguy cơ bị tổn thất, bảo vệ hoạt động kinh doanh an toàn.
Quản trị rủi ro trong lĩnh vực logistics đem về nhiều lợi ích khác nhau đối với doanh nghiệp. Những điều nó làm sẽ được thông qua sự điều phối, quản lý đối với dịch vụ, hàng hóa để đưa chúng đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và đảm bảo nhất.
Việc quản trị đối với rủi ro còn mang tới cho đơn vị rất nhiều lợi ích khác, có thể kể tổng hợp lại chúng bao gồm:
- Giúp các ông chủ doanh nghiệp dễ dàng đưa ra được quyết định một cách nhanh chóng và có sự hiệu quả.
- Tận dụng đưa thời gian vào sử dụng có hiệu quả
- Giúp tận dụng nguồn lực
- Bảo vệ sự ổn định và sự an toàn cho tài chính doanh nghiệp
- Duy trì sự phát triển, giữ vững các mức tăng trưởng của doanh nghiệp trên thị trường
- Phát triển bộ phận, đội ngũ kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp.
Muốn quản trị rủi ro trong lĩnh vực logistics thật tốt thì một điều kiện tiên quyết phải đáp ứng đó chính là biết được trong quá trình hoạt động logistics sẽ có những rủi ro nào phát sinh. Dựa vào thực tế, Hà My giúp bạn tổng hợp 7 rủi ro logistics rất dễ xảy ra. Nắm bắt chúng để tìm ra các phương án quản trị chúng nhé.
Đây là loại rủi ro điển hình rất dễ phát sinh trong logistics. Với rủi ro này, doanh nghiệp có thể phải đối diện với những vấn đề như tìm phụ tùng, máy móc thay thế khó; tìm kiếm thiết bị, phương tiện bảo dưỡng, sửa chữa không phù hợp.
Các tuyến đường vận chuyển của phương tiện luôn luôn phải chịu sự tác động từ môi trường tự nhiên và xã hội bên ngoài. Thực tế vận chuyển nhiều khi không thể triển khai kế hoạch dùng nguồn nhiên liệu phù hợp, không vận chuyển đúng với thông số. Khi bốc xếp hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cũng dễ xảy ra sự cố hỏng hóc, mất cắp.
Ngoài ra, nhân viên thực hiện quy trình vận chuyển trong logistics đôi khi không tuân thủ đúng quy định về việc vận chuyển hoặc về lâu dài họ không thể đáp ứng đủ điều kiện về tinh thần, sức khỏe do đặc thù nghề nghiệp phải di chuyển và di chuyển đường dài nhiều, thời gian nghỉ ngơi ít.
Doanh nghiệp có thể rơi vào trạng thái tập trung đầu tư quá mức cho việc tồn kho hàng hóa, bên cạnh đó dịch vụ cung cấp phục vụ cho khách hàng lại rời rạc, không bài bản và không đầy đủ. Kho lưu trữ hàng lại không phù hợp với nhu cầu cần lưu trữ.
Việc quản lý hàng tồn kho trong logistics hiện nay đều tích hợp với ứng dụng của công nghệ, tận dụng triệt để các phần mềm hỗ trợ quản lý. Nhiều khi phần mềm quản lý có thể gặp trục trặc gây ra tình trạng “ách tắc” khâu quản lý trên hệ thống tổng quan. Việc quản lý hàng tồn kho ngày càng đòi hỏi kỹ thuật cao, không chỉ có nghiệp vụ kho mà còn phải có kỹ năng thông thạo công nghệ, nhưng thực tế đội ngũ nhân viên phụ trách quản lý tồn kho lại không được đào tạo bài bản cho nghiệp vụ này, bên cạnh đó tỷ lệ luân chuyển lại lớn và thường xuyên nên gây ra sự bất ổn định.
Tình trạng thiếu nguyên vật liệu sẽ khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, gây lãng phí nguồn nhân công. Việc bảo quản hai đầu ra và vào cho sản phẩm từ kho vận đa số không đồng đều, còn xảy ra nhiều nguy cơ sản phẩm không được bảo quản tốt dẫn tới hư hỏng.
Như cầu thị trường biến động liên tục nên tồn kho hàng hóa có thể còn dẫn tới sự dư thừa nhiều về số lượng hàng. Nguy cơ cháy nổ, trộm cắp trong kho vận cũng cao.
Doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều trường hợp bán hàng hóa không chuẩn xác với nhu cầu mua sắm của người dân hoặc người mua hàng đã đặt đơn hàng không chính xác. Việc quản lý dịch vụ dễ bị gián đoán do hệ thống thông tin khuyết thiếu nhiều tính năng, lại phải đối diện với cả nguy cơ lỗi và bảo mật.
Dễ bị rò rỉ thông tin khách hàng của đơn vị mình cho đơn vị đối thủ, gây ra sức ép về cạnh tranh dẫn đến nhiều áp lực trong quá trình hoạt động. Đội ngũ nhân viên đảm đương dịch vụ chăm sóc khách hàng không được đào tạo chuyên môn tốt sẽ khó tạo dựng được lòng tin vững chắc đối với khách hàng.
Doanh nghiệp logistics Việt Nam còn có nguy cơ đối diện với tình trạng thiếu hụt ngân sách duy trì. Nhiều cuộc nghiên cứu không thể hiện được các số liệu chính xác, tình hình giao hàng chậm trễ, chi phí vận chuyển hàng hóa cao. Khó duy trì tính liên tục đối với nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, cung cấp dịch vụ.
Khi sử dụng phương pháp quản trị logistics ngược, bên cạnh những điểm thuận lợi thì nó cũng gây ra nhiều rủi ro bất lợi cho đơn vị. Cụ thể những rủi ro đó là gì?
- Phí vận chuyển cao
- Chất lượng vận chuyển không tạo được cơ sở đảm bảo ổn định
- Dịch vụ khách hàng được cung cấp không có sự phù hợp
- Việc phân tích các vấn đề xoay quanh nguồn lực về mặt tài chính, phân tích lợi ích, chi phí còn hời hợt.
- Gặp sự cố trong khâu bảo quản, gián đoạn chuỗi cung ứng, tái sản xuất gặp nhiều trở ngại, đóng gói thô xơ
- Thiếu nhân lực
- Hàng hóa bị trả lại cho sự cố về chất lượng
Ngoài 4 rủi ro trên, doanh nghiệp còn phải đối diện với rủi ro liên quan tới việc xử lý đơn hàng, quản lý kho, quản lý mua hàng. Rõ ràng thực tế phải đối diện với nhiều rủi ro như thế, nhiệm vụ cấp thiết phải thực hiện đó chính là phải có giải pháp để quản trị rủi ro trong logistics. Bạn cập nhật bí quyết từ giới chuyên gia kinh tế để tận dụng học hỏi những kinh nghiệm, lời khuyên qúy giá, thật sự hữu ích.
Mỗi giai đoạn khác nhau của logistics sẽ đem đến những rủi ro khác nhau. Vì thế chúng ta cần sử dụng một quy trình bài bản từ khâu dự đoán đến phòng ngừa, quản trị chúng một cách hiệu quả nhất.
Nắm chắc 5 bước trong quy trình quản trị rủi ro để áp dụng ngay cho doanh nghiệp của mình theo gợi ý bên dưới.
Bước 1 - Xác định rủi ro nguy cơ
Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn, không kể riêng trong hay ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần biết cách nhìn nhận, đánh giá mọi yếu tố xung quanh có ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp, chúng có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng nào cho logistics.
Bước 2 - Phân tích chi tiết rủi ro
Bước 3 - Đánh giá mức độ nguy hại của rủi ro
Hãy cố gắng đánh giá để xếp hạng những rủi ro có tác động, ảnh hưởng xấy như thế nào cho logistics.
Bước 4 - Xử lý các rủi ro
Dựa vào sự phân tích, đánh giá rủi ro để đưa ra phương án quản trị rủi ro một cách phù hợp.
Bước 5 - Theo dõi rủi ro
Theo dõi sẽ giúp bạn kịp thời tránh được rủi ro xảy ra, kịp thời ngăn chặn sự tác động xấu khi có rủi ro xảy ra.
Nhìn chung, qua chia sẻ trên, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro trong logistics và các bước quan trọng để quản lý những rủi ro đó. Mong rằng, bài viết này sẽ hữu ích để đưa doanh nghiệp luôn tự tin, đủ sức mạnh để phát triển lĩnh vực logistics giàu tiềm năng.
Chuyên viên quản lý rủi ro là nghề gì? Tiềm năng phát triển việc làm này có lớn hay không? Để nắm bắt cho mình một cơ hội việc làm thật tốt trong lĩnh vực logistics thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội phát triển việc làm chuyên viên quản lý rủi ro tại bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ