close
cách
cách cách cách cách cách

Buộc garô là gì? Hướng dẫn thao tác và những lưu ý khi buộc garô

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong nhiều trường hợp cấp bách, người bị tai nạn cần được sơ cứu kịp thời để tránh mất máu. Khi đó, người ta thường sử dụng phương pháp buộc garô giúp cầm máu tạm thời cho đến khi người bị thương được xử lý bằng phương pháp ý tế đặc thù. Tuy vậy, khi sử dựng phương pháp buộc garô phải nắm vững kỹ thuật và cách thực hiện, nếu không phần chi không được máu nuôi dưỡng có thể bị hoại tử. Buộc garô là gì? Khi buộc garô cần lưu ý những điều gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Buộc garô là gì? Tìm hiểu về phương pháp cầm máu bằng garô

1.1. Buộc garô là gì?

Buộc garô là phương pháp sơ cứu cầm máu tạm thời có hiệu quả ngay lập tức, giúp hạn chế hiện tượng mất máu khi một người bị thương nặng ở các chi. Phương pháp buộc garô được tiến hành bằng cách dùng một sợi dây cao su hoặc dây vải buộc chặt vào đoạn chi bị thương để chèn chặt mạch máu, ngăn cản máu lưu thông đến phần chi bị thương.

Buộc garô là phương pháp sơ cứu cầm máu tạm thời
Buộc garô là phương pháp sơ cứu cầm máu tạm thời

Khi đó, máu sẽ chỉ lưu thông đến phần phía trên của garô và người bị thương sẽ không bị mất máu. Tuy vậy, có một lưu ý hết sức quan trọng khi buộc garô đó là không được để vết buộc quá 1 – 2 giờ, nếu không phần chi không có máu nuôi dưỡng sẽ bị hoại tử và phải cắt bỏ đi luôn.

Theo nghiên cứu ý học thì một bộ phận cơ thể không được máu nuôi dưỡng quá 60 – 90 phút sẽ bị hoại tử và phải cắt bỏ nếu như không muốn phần hoại tử ngày càng lan rộng thêm. Khi buộc garô cần lưu ý thời gian để tháo garô kịp thời.

1.2. Một số nguyên tắc cần ghi nhớ khi buộc garô

1.2.1. Khi nào thì cần buộc garô?

Buộc garô là một phương pháp cầm máu chỉ áp dụng với những vết thương nặng ở các chi, chẳng hạn chi bị đứt lìa hoặc đứt gần lìa sau tai nạn. Trường hợp chi bị dập nát quá nhiều, mất máu nhiều và biết rằng không thể giữ lại phần bị dập nát được nữa thì cũng phải ngay lập tức buộc garô để cầm máu.

Buộc garô để cầm máu tại các chi
Buộc garô để cầm máu tại các chi

Ngoài ra, khi bị thương mà tổn thương đến mạch máu, trong khi các biện pháp cầm máu khác đều không có tác dụng thì bắt buộc phải buộc garô. Hoặc trong trường hợp không có người biết cách cầm máu và xử lý vết thương bên cạnh thì phương pháp buộc garô cũng được khuyên dùng.

Buộc garô cũng được sử dụng trong trường hợp một người bị rắn độc cắn. Khi ấy, ngăn cản máu lưu thông đến phần chi bị cắn sẽ giúp ngăn cản sự phát tán của nọc độc rắn trong cơ thể. Phương pháp buộc garô cũng được khuyến khích trong trường hợp cần nhanh chóng xử lý vết thương ở chi.

1.2.2. Nguyên tắc buộc garô cần ghi nhớ

Như vậy, trong phần trước bạn đã tìm hiểu buộc garô là gì và những trường hợp nào được khuyến nghị buộc garô. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 nguyên tắc buộc garô cần phải ghi nhớ để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

- Nguyên tắc thứ nhất đó là garô phải được buộc ngay phía trên vết thương và phải để lộ ra ngoài.

Như đã nói, phần chi tính từ vị trí buộc garô trở xuống sẽ không được máu nuôi dưỡng, bởi vậy mà không nên buộc garô quá xe vết thương. Hơn nữa, một bộ phận cơ thể nếu không được máu nuôi dưỡng trong khoảng 60 – 90 phút có thể bị hoại tử, vì vậy nên khi buộc garô cần để lộ ra ngoài nhằm giúp người tiếp nhận biết và tháo garô ra kịp thời, tránh cho chi bị hoại tử.

Cần để lộ vị trí buộc garô ra ngoài quần áo
Cần để lộ vị trí buộc garô ra ngoài quần áo

- Nguyên tắc thứ hai, sau khi buộc garô cần phải nhanh chóng di chuyển người bị thương về tuyến sau.

Vết thương nặng cần được nhanh chóng xử lý y tế nếu không muốn trở nên nặng hơn hoặc tệ hơn là không thể cứu chữa được nữa. Bên cạnh đó, vết buộc garô không được để quá lâu. Chính vì thế mà người bị  thương cần nhanh chóng được vận chuyển đến cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.

Mặt khác, trên đường vận chuyển cần thường xuyên để ý đến tình trạng của chi bị thương và nên nới lỏng garô mỗi một giờ. Thao tác nới lỏng garô cần được tiến hành từ từ. Khi nới lỏng dần garô cần xem kỹ biểu hiện của người bị thương và tình trạng chảy máu tại vết thương. Nếu sau khi nới lỏng garô mà thấy mất máu nhiều hơn hoặc sắc mặt người bị thương kém đi thì cần nhanh chóng buộc chặt lại garô. Vị trí buộc garô không được trùng với vị trí buộc cũ.

- Nguyên tắc thứ ba, khi buộc garô cần ghi chép lại thời gian buộc, nới lỏng hoặc tháo và thông tin về người bị thương (như thông tin cá nhân, tình trạng bị thương, tình trạng cơ thể và chỗ bị thương khi buộc garô hoặc khi nới garô…). Trong y tế, có một ký hiệu sử dụng cho những bệnh nhân cần di chuyển nhanh và xử lý gấp đó là người ta sẽ nhét một dải vải màu đỏ vào túi áo bên trái. Nhiều trường hợp buộc garô cần làm theo quy tắc này để báo hiệu người bị thương cần được ưu tiên cứu chữa.

Cần chú ý nới lỏng garô nếu di chuyển người bị thương đi xa
Cần chú ý nới lỏng garô nếu di chuyển người bị thương đi xa

2. Thao tác buộc, nới và tháo garô

2.1. Thao tác buộc garô

Trước khi buộc garô, cần xác định đúng động mạch chủ ở phía trên vết thương và sử dụng tay ấn mạnh vào đó để cầm máu tạm thời. Tiếp theo, bạn cần lót một lớp vải tại vị trí buộc garô. Có thể sử dụng chính vải quần áo của người bị thương để lót.

Nếu sử dụng dây vải để buộc garô thì cần sử dụng thêm que xoắn để xoắn chặt dây vải. Khi bắt đầu xoắn, hãy thả lỏng dần tay ấn động mạch. Khi đã xoắn đủ chặt và nhìn thấy máu ngừng chảy được mạch phía dưới vị trí buộc ngừng đập thì nhanh chóng cố định que xoắn.

Nếu sử dụng dây cao su để buộc garô thì hãy cuốn nhiều vòng thật chặt, sau đó thắt nút cố định khi thấy máu đã được cầm. Sau khi hoàn thành thao tác buộc garô thì cần nhanh chóng băng bó vết thương và hoàn thành các thủ tục sơ cứu khác rồi ngay lập tức di chuyển người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.

2.2. Thao tác nới lỏng garô

Phần chi không được máu nuôi dưỡng quá lâu sẽ nhanh chóng bị hoại tử, bởi vậy nếu di chuyển người bị thương trên đường dài thì cần phải nới lỏng garô để máu có thể lưu thông xuống phần chi bị thương, tránh bị hoại tử. Thời gian trung bình giữa những lần nới lỏng garô là khoảng 30 phút.

Mỗi lần nới lỏng garô cách nhau khoảng 30 phút
Mỗi lần nới lỏng garô cách nhau khoảng 30 phút

Trường hợp chi đã bị hoại tử hay garô đã được buộc quá 4 tiếng thì không cần nới lỏng garô. Nếu người bị tai nạn và bị cụt chi thì cũng không cần nới lỏng garô. Đặc biệt là trong trường hợp bị rắn độc cắn thì tuyệt đối không được nới lỏng garô nếu như không muốn chất độc theo máu lưu thông vào tim và các cơ quan nội tạng khác.

Trước khi nới garô, cần có một người dùng tay ấn nhẹ vào mạch máu phía trên vị trí buộc. Sau đó, garô sẽ được nới ra từ từ, người nới garô vừa nới vừa phải theo dõi tình trạng vết thương và sắc mặt của người bị thương. Garô sẽ được nới và giữ như vậy trong khoảng 5 phút. Sau đó lại buộc chặt lại để cầm máu.

2.3. Thao tác tháo garô

Trong nhiều trường hợp, người bị thương có phản ứng sốc khi tháo garô. Để tránh phản ứng sốc, cần sử dụng thuốc gây tê novocain và tiêm thêm caffein vào bắp thịt tại chi bị thương. Trường hợp lý tưởng nhất thì cần bổ sung thêm sinh tố B1, C và huyết thanh ngọt vào tĩnh mạch theo phương pháp truyền.

Sau khi đã chuẩn bị xong, một người sẽ ấn mạnh vào mạch máu ở phía trên vị trí buộc garô và người còn lại sẽ từ từ tháo garô. Sau khi tháo garô hãy ngay lập tức sử dụng phương pháp thắt động mạch, kẹp động mạch, bằng chèn, bằng ép hoặc một phương pháp cầm máu khác để tránh mất máu nếu có hiện tượng máu chảy ồ ạt.

Khi tháo garô người bị thương có thể bị sốc
Khi tháo garô người bị thương có thể bị sốc

Trong lúc tháo garô cần quan sát kỹ vết thương, tình trạng chảy máu và sắc mặt của người bị thương. Nếu thấy dấu hiệu sốc thì cần ngay lập tức buộc lại garô và thực hiện các biện pháp chống sốc.

Trên đây, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức liên quan đến phương pháp buộc garô, trong đó bao gồm buộc garô là gì, những nguyên tắc cần ghi nhớ khi buộc garô và thao tác buộc, nới cũng như tháo garô. Buộc garô là một phương pháp cầm máu hiệu quả nhưng cũng có nhiều nguyên tắc cần lưu ý. Người thực hiện buộc, nới và tháo garô cần thành thạo thao tác để tránh những biến cố có thể phát sinh.

Cước chân là gì?

Vào mùa đông nhiều bạn thường bị cước chân khiến chân ngứa rát và thậm chí còn bị đau nhức. Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn tới tình trạng cước chân và cách cải thiện tình trạng cước chân vào mùa đông.

Cước chân là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.