close
cách
cách cách cách cách cách

Cước chân là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện cước chân vào mùa đông

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cước chân là một căn bệnh rất dễ gặp vào mùa đông. Không được tính là quá nguy hiểm nhưng nếu xuất hiện nhiễm trùng hay tổn thương nặng thì bệnh có thể trở nặng ngay tức thì. Vậy, cước chân là gì? Nguyên nhân dẫn tới bệnh cước chân và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh cước chân nhé!

1. Những thông tin cơ bản về bệnh cước chân

1.1. Trả lời câu hỏi cước chân là gì?

Cước chân là tình trạng mà các mạch máu nhỏ ở dưới da bị viêm, dẫn tới việc sưng tấy và đổi màu da ở các ngón chân như đỏ, tím hay xanh tím,... Những người bị cước chân thường có cảm giác ngứa rát ở các ngón chân và có xu hướng gãi để giảm bớt “cơn ngứa” này. Căn bệnh này thường phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là người già và trẻ em, thường xuất hiện chủ yếu vào mùa đông khi nhiệt độ thấp và thời tiết lạnh giá.

Cước chân là gì
Cước chân là gì

Bệnh cước chân có thể tự khỏi sau 1 - 3 tuần, tuy nhiên, khi da bị nhiễm trùng thì cần có biện pháp chữa trị kịp thời để tránh bệnh trở nên nặng hơn, gây ra những hậu quả nặng nề và ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.

Ngoài cước chân thì tay cũng là bộ phận dễ gặp tình trạng này. Vì thế mà cước tay, chân là một trong những bệnh thường gặp khi mùa đông tới, nhiệt độ bên ngoài rất lạnh và ẩm. Tay, chân chính là bộ phận dễ chịu lạnh nhất và những người ít vận động trong mùa này sẽ rất dễ gặp phải. 

1.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng cước chân là gì?

Thực tế thì vẫn chưa có một kết luận chính xác, cụ thể về nguyên nhân dẫn tới tình trạng cước chân. Tuy nhiên, dựa trên các dấu hiệu thì cước chân có thể xảy ra là do sự tuần hoàn kém hiệu quả của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh.

Các bộ phận trong hệ thống tuần hoàn gồm có mao mạch, động mạch và tĩnh mạch với nhiệm vụ chính là đưa máu tới các cơ quan, tế bào trong khắp cơ thể. Vào mùa hè, các mạch máu thường giãn ra để cơ thể có thể mát hơn, khi mùa đông đến thì chúng có xu hướng co lại để làm ấm cơ thể. Việc co bóp không tuần hoàn và thiếu hiệu quả này dẫn tới việc mạch máu chưa được lưu thông một cách xuyên suốt, dẫn tới tình trạng bị cước tay, chân vào mùa đông.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh cước chân
Nguyên nhân dẫn tới bệnh cước chân

Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ cũng khiến cho tình trạng cước chân có thể xảy ra. Ví dụ như bạn ở ngoài trời lạnh rất lâu, chân của bạn đã cảm giác được sự lạnh lẽo này, tuy nhiên, khi vào nơi ấm áp, bạn lại trực tiếp làm ấm chân bằng cách dùng túi sưởi hay huơ trước lò sưởi,... Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở chân sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu có sự biến đổi bất ngờ. Và lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng cước tay chân rất phổ biến.

1.3. Những dấu hiệu cho thấy bạn bị cước chân là gì?

1.3.1. Dấu hiệu cơ bản của cước chân

Nếu như mùa đông đang tới gần, bạn cảm thấy lo lắng về việc có thể bị cước chân nhưng lại không biết cách xác định. Những dấu hiệu được đưa ra dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được cước chân là gì một cách chính xác nhất.

- Đầu các ngón chân bị sưng đỏ hoặc xanh tím

- Có cảm giác vô cùng ngứa ngáy, khó chịu ở đầu các ngón chân. Thỉnh thoảng sẽ có cảm giác nóng rát như bị kim chích và có thể cảm thấy đau khi chạm vào.

- Trường hợp nặng hơn thì da các ngón chân có thể bị phồng rộp, mưng mủ hay bị loét ra. Nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời, khoa học thì có thể dẫn tới nhiễm trùng nặng.

Dấu hiệu nhận biết cước chân
Dấu hiệu nhận biết cước chân

1.3.2. Những điều khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn

Bên cạnh những dấu hiệu nhận biết bệnh cước chân là gì cơ bản nêu trên thì bạn cũng cần nắm bắt những điều có thể khiến cho tình trạng cước trở nên nặng hơn.

- Thường xuyên để chân tiếp xúc ngoài trời lạnh

- Hay mặc đồ bó, khiến quần áo cọ xát vào da tay, chân, dẫn tới tình trạng cước và trở nặng hơn.

- Những người sinh sống và làm việc trong điều kiện môi trường lạnh và ẩm. 

- Những người có tình trạng thừa cân, béo phì

- Những người gặp vấn đề liên quan tới hoạt động của tuần hoàn máu

- Những người mắc các bệnh như lupus hay raynaud,...

2. Làm gì khi bị cước chân vào mùa đông?

Khi đã hiểu rõ thông tin về cước chân là gì thì bạn sẽ cần nắm bắt được cách khắc phục tình trạng này để có một mùa đông dễ chịu hơn.

Cách xử trí khi bị cước tay chân
Cách xử trí khi bị cước tay chân

2.1. Những cách khắc phục tình trạng cước chân

Nếu không may có dấu hiệu của bệnh cước tay chân thì bạn sẽ cần xử trí như thế nào? Ngay sau đây sẽ là thông tin dành cho bạn.

2.1.1. Uống đủ 2l nước mỗi ngày

Mùa đông, thời tiết thường hanh khô, vì thế mà cơ thể rất dễ mất nước khiến do mất đi độ ẩm cần thiết. Vì vậy mà bạn cần đủ nước trong ngày để có đủ độ ẩm cho da cũng như có đủ lượng nước để duy trì các hoạt động của cơ thể. Hãy uống ngay cả khi bạn không khát để chắc chắn cơ thể luôn được duy trì trong trạng thái “ẩm ướt” nhất có thể.

2.1.2. Giữ ấm cho toàn bộ cơ thể

Mùa đông rất lạnh và chúng ta đều biết điều đó. Tuy nhiên, có thể là do thói quen hoặc do công việc mà tay và chân thường là bộ phận rất dễ bị lãng quên trong việc giữ ấm. Và đây sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cước tay chân phổ biến.

Để hạn chế được điều này, bạn cần giữ ấm toàn bộ cơ thể, bao gồm cả tay và chân. Lựa chọn các loại trang phục với chất liệu mềm, nhẹ, ấm, không gây kích ứng cho da. Đặc biệt là không nên mặc đồ bó, dẫn tới các kích thích ở vùng da bị cước sẽ khiến tình trạng bệnh có thể trở nặng hơn.

Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể

2.1.3. Tập thể dục thường xuyên

Nghe có vẻ không liên quan nhưng việc ít vận động vào mùa đông cũng có thể là nguyên do dẫn tới bệnh cước chân do hệ thống tuần hoàn hoạt động kém. Vì ậy mà việc tập thể dục cũng là cách để bạn vận động và giúp ích cho hệ thống tuần hoàn hoạt động hiệu quả, từ đo cải thiện tốt hơn tình trạng cước chân đang xảy ra.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng da và các loại đồ uống có cần. Điều này sẽ khiến cho vết thương có thể trở nên trầm trọng và khó để có thể tự khỏi như thông thường.

2.1.4. Áp dụng bài thuốc dân gian

Được tính vào một trong số bệnh vặt thường thấy ở mùa đông, dân gian cũng có một số cách chữa cước chân hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

- Sử dụng nước lá lốt đun sôi để nguội, hòa cùng với một ít muối để ngâm tay, chân trong khoảng 30 phút mỗi tối trước khi ngủ

- Dùng gừng tươi đã thái lát mỏng để chà lên vết cước từ 1 - 2 lần/ngày. thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ giúp bạn nhận thấy được sự thay đổi khá bất ngờ. 

2.2. Những biện pháp giúp bạn phòng tránh cước chân hiệu quả

Thay vì chờ đợi bệnh đến rồi mới chữa thì bạn nên có sự chủ động phòng tránh cho mình để cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh, bình thường nhất.

Phòng tránh cước chân tay như thế nào
Phòng tránh cước chân tay như thế nào

Những điều bạn nên làm để hạn chế việc bị cước chân vào mùa đông như sau:

- Luôn chú ý giữ ấm cơ thể đúng cách, bao gồm cả tay và chân để mọi bộ phận đều được ủ ấm.

- Không sử dụng quần áo bó sát hay dễ tạo ra các kích thích với làn da.

- Nên uống nhiều nước và tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày.

- Cần lau khô toàn thân sau khi tắm xong, đặc biệt là tay và chân để tránh bị nhiễm lạnh.

- Không để tay, chân tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh. Da sẽ dễ bị tổn thương và yếu hơn, từ đó có thể hình thành bệnh cước chân do nhiễm lạnh rất dễ dàng.

Cước chân là tình trạng không hề mới mẻ trong  hệ thống các loại bệnh thường gặp của con người khi mùa đông tới. Tuy nhiên, việc có bị cước chân hay không cũng như cách xử trí ra sao sẽ phụ thuộc vào sự hiểu biết và ý thức chăm sóc cơ thể của mỗi người. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn làm rõ được cước chân là gì cũng như các thông tin quan trọng xoay quanh tình trạng phổ biến này. Qua đó, bạn sẽ có ý thức chăm sóc cơ thể tốt hơn và nắm bắt được cách để cải thiện tình trạng cước chân tay khi mùa đông về hiệu quả nhất.

Buff follow là gì? Tác dụng của buff follow và có nên buff không?

Buff follow là gì? Công dụng của buff follow như thế nào và có nên buff follow hay không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Buff follow là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.