Tiện ích
Cẩm nang
Thương hiệu là yếu tố nắm giữ vai trò quan trọng hàng đầu của chiến lược kinh doanh, cũng là sản phẩm tồn tại bền lâu hơn cả so với các loại dịch vụ, sản phẩm khác. Vậy nên rất nhiều doanh nghiệp luôn ra sức chú trọng triển khai các chiến lược thương hiệu (branding strategy) sao cho tỉ mỉ để tạo được hiệu quả như mong đợi. Từ đây đòi hỏi sự hiểu biết về branding strategy là gì càng cấp thiết.
Bài viết này là lời tự sự của các chuyên gia marketing muốn chia sẻ đến bạn đọc những hiểu biết sâu sắc nhất về branding strategy. Theo dõi để tiếp nhận nhiều bài học quý nhé.
Branding strategy còn được dịch hiểu là chiến lược thương hiệu. Đây là kế hoạch được lập áp dụng trong dài hạn để giúp thương hiệu đạt mục tiêu nhất định nào đó. Chiến lược thương hiệu được đánh giá là thành công thì sẽ cần lên kế hoạch và tiến hành triển khai đúng theo các bước mà kế hoạch đã đề ra đối với toàn bộ chức năng kinh doanh. Chiến lược thương hiệu hướng tới nâng cao trải nghiệm người dùng, gia tăng hiệu quả và lợi thế của sự cạnh tranh, hiệu quả tài chính.
Mặc dù về mặt lý thuyết, ai cũng có thể cảm nhận thấy branding strategy dễ dàng triển khai thế nhưng thực tế mà nói, tạo nên một thương hiệu ghi lòng tạc dạ sâu sắc trong tim người dùng lại chẳng đơn giản một chút nào. Nhất là khi thị trường ngày nay sự cạnh tranh luôn rất khốc liệt. Nó đòi hỏi doanh nghiệp càng phải đầu tư và thật tỉ mỉ trong việc xác định rõ branding strategy là gì và thiết lập các bước tiến hành thật chuẩn. Sau đây, gợi ý hoàn hảo mang tới cho bạn những thông tin cần thiết để phát triển thương hiệu dễ dàng hơn,
Để xây dựng chiến lược thương hiệu, các doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu là vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi. Có những kiểu branding strategy sẽ theo thời gian mà phát triển một cách tự nhiên, trong khi một số sẽ phải thuê đến bộ phận Agency hỗ trợ, lên ý tưởng và kế hoạch triển khai. Một số khác được xác định ngay từ sớm, trong giai đoạn đầu tiên của hoạt động kinh doanh. Nói chung, dù có ý định sẽ triển khai theo cách nào đi chăng nữa thì doanh nghiệp vẫn cần tuân thủ thực hiện đủ quy trình gồm những bước cơ bản sau đây.
Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ mục tiêu của việc gây dựng thương hiệu là gì bằng cách tìm kiếm linh hồn của nó. Vậy linh hồn của branding strategy là gì? Đó chính là mục tiêu hoạt động kinh doanh. Quả thực nhiệm vụ này chẳng hề dễ dàng chút nào.
Người làm kinh doanh đều biết rằng hiệu quả tài chính là mục tiêu cuối cùng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng trông ngóng song ở trong phạm trù của chiến lược thương hiệu thì đó lại không phải là trọng tâm. Branding strategy hướng nhiều hơn đến các giá trị do doanh nghiệp đem đến cho khách hàng.
Ở giai đoạn này, nhà quản trị nên trả lời những câu hỏi như làm gì để giúp cho khách hàng giải quyết được vấn đề họ gặp phải? Khách hàng thích điều gì từ sản phẩm mà doanh nghiệp mang tới. Các câu trả lời sẽ là hạt nhân tạo nên nền tảng quan trọng để doanh nghiệp định hướng đưa chiến lược đi đúng hướng, giúp nền văn hóa công ty ngày càng được xây dựng bền vững hơn.
Bước thứ hai sẽ là tìm hiểu bối cảnh thị trường, nơi doanh nghiệp đang cố gắng cạnh tranh mỗi ngày. Không một doanh nghiệp nào tồn tại đơn độc một mình mà không có đối thủ. Đối thủ của bạn có thể xuất hiện một cách trực tiếp, cũng có thể là gián tiếp. Vậy nên đơn vị dừng bao giờ lơ là việc tìm hiểu, đánh giá đối thủ trong thị trường mà mình đang vùng vẫy.
Qua tìm hiểu, bạn sẽ biết được cách mà đối thủ hành động như thế nào, từ đó lập nên kế hoạch phù hợp để tạo thương hiệu mạnh hơn.
Smart là mục tiêu có 5 yếu tố gồm: cụ thể, có thể đo lường, khả thi, tương thích và thời gian. Mục tiêu này sẽ phải được lập từ trước nên sẽ giúp doanh nghiệp chủ động tạo ra những kế hoạch phù hợp để áp dụng trong doanh nghiệp và trong thị trường của doanh nghiệp. Khi xây dựng mục tiêu cần chú ý đưa nội dung bao quát được cho cả các lĩnh vực quan trọng, đảm bảo sự liên quan về phạm vi, sự nhận thức đối với thương hiệu, tiếp cận ở mức độ nào.
Khi đã xác định được rõ mục tiêu cần đạt là gì thì doanh nghiệp sẽ cần triển khai nhiệm vụ tiếp theo đó là lên kế hoạch thực hiện thật chi tiết cho công cuộc đạt tới mục tiêu. Phần lớn, vai trò quan trọng của chiến lược branding strategy nằm ở giai đoạn này, Kế hoạch chiến lược gồm việc lên chương trình cho sự đầu tư và hành động nhằm đạt đến mục tiêu SMART.
Yêu cầu mà kế hoạch branding strategy phải đạt được đó là có khả năng bao quát, linh hoạt trong hành trình mở rộng kinh doanh nhưng đồng thời cũng đủ tỉ mỉ để làm nên bản sắc thương hiệu. Hãy cố gắng đưa vào branding strategy của bạn những yếu tố sau:
- Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp để tạo nên được giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp và khách hàng.
- Đưa ra đầy đủ và chi tiết hướng dẫn đối với thông điệp mà doanh nghiệp truyền tải cũng như hình ảnh doanh nghiệp cung cấp. Qua đó đảm bảo tính đồng bộ, nhất quan trọng nội dung tiếp cận khách hàng.
- Xây dựng bài bản chính sách và quy trình hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Đó cũng là một yếu tố giúp cho giá trị thương hiệu được nâng cao.
- Kế hoạch đầu tư, mở rộng doanh nghiệp ở tương lai.
Mỗi một chiến lược thương hiệu được xây dựng nên đều là duy nhất, được áp dụng xuyên suốt. Chiến lược sẽ tùy vào thời thế, thực tế phát triển của doanh nghiệp trong xã hội để mà linh hoạt thay đổi, có sự điều tiết.
Những yếu tố trong chiến lược không còn phù hợp nữa thì sẽ bị loại bỏ nhưng trước đó bạn cũng phải cân nhắc, xem xét xem vì sao chúng lại không còn phù hợp nữa, Các nhân tố có ảnh hưởng tới sự phù hợp của chiến lược sẽ là khách hàng, là đội ngũ lãnh đạo, nhân viên công ty và có cả đối thủ cạnh tranh.
Một khi các dữ liệu trong thị trường đã được thu thập đầy đủ thì đó cũng là lúc doanh nghiệp sẽ triển khai bước tìm lựa chọn thay thế, đánh giá các phương án để đưa ra quyết định thay đổi branding strategy.
Trên đây là những kiến thức lý thuyết gần gũi, dễ hiểu mà vieclam123.vn gửi tới bạn. Bạn sẽ hiểu rõ ràng nhất branding strategy là gì. Từ đó nắm bắt cơ hội để gây dựng cho doanh nghiệp mình một chiến lược vang dội, đi sâu vào trí nhớ khách hàng và bền vững thật lâu.
Đánh giá thương hiệu là gì qua bài chia sẻ bên dưới của vieclam123.vn để qua đó giúp các nhà marketing, kinh doanh phát triển thương hiệu của mình một cách hiệu quả hơn.
Chia sẻ