Tiện ích
Cẩm nang
Viêm amidan là căn bệnh mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Khi bị viêm amidan, tức là viêm hai khối mô ở phía sau cổ họng có hình bầu dục, khiến chúng mưng mủ và sưng đau cổ họng. Khi bị viêm amidan, người bệnh sẽ cảm thấy đau họng, nói chuyện khó khăn, gây bất tiện trong cuộc sống. Bởi vậy, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần tìm hiểu bị amidan không nên ăn gì và nên ăn gì? Cũng theo dõi xem bệnh nhân amidan nên và không nên ăn những thực phẩm gì nhé!
MỤC LỤC
Trước khi tìm hiểu bị amidan không nên ăn gì, cùng theo dõi xem người bệnh nên ăn gì để nhanh hồi phục nhé!
Cổ họng của bạn đang bị tổn thương, do đó bất kỳ thực phẩm, đồ uống nào bạn nạp vào cơ thể cùng đều cần cẩn trọng vị nó đang vô cùng nhạy cảm. Khi bị viêm amidan, bạn nên ăn các thức ăn mềm và lỏng. Để cổ họng dễ dàng tiếp nhận, bạn nên ăn các thức ăn mềm như súp, cháo giàu dinh dưỡng, các loại bánh như bánh kem, bánh flan, bánh bông lan…
Bệnh amidan có thể khiến cơ thể bị mất nước, đôi khi có thể gây sốt, mệt mỏi. Vì vậy, mỗi ngày, bạn nên uống từ 2 đến 2,4l nước lọc để bù nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm các loại nước ép, sinh tố trái cây, rau củ để cơ thể tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi.
Các loại thực phẩm có nhiều vitamin C rất tốt cho đề kháng của cơ thể. Nhất là khi cơ thể đang bị suy yếu trong quá trình bị bệnh amidan, vì vậy bạn nên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có nhiều vitamin C gồm trái cây như bưởi, cảm, kiwi… hay các loại rau quả như diếp cá, cà chua, cải thìa, bông cải xanh… Bạn cũng có thể dùng viên sủi vitamin C để giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Trong trà thảo mộc có chứa tinh dầu và chất kháng sinh tự nhiên nhẹ nhàng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, thư giãn và giúp cổ hỏng dịu bớt. Bạn có thể pha các loại trà ấm uống mỗi sáng, hoặc tối như trà hoa cúc, trà mật ong gừng, trà bạc hà…
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng mật ong hoặc lá húng chanh với gừng để làm dịu cổ họng và tăng sức đề kháng theo cách sau đây:
- Lá húng chanh: Trong lá húng chanh có nhiều kháng sinh tự nhiên, vì vậy bạn có thể dùng húng chanh để kháng khuẩn rất tốt. Cách làm như sau: Bạn hái một nắm lá húng chanh tươi, non, đem rửa sạch với nước, rồi cho vào bát chưng cách thủy với đường phèn trong thời gian 20 phút. Sau đó, đợi nước chưng này hơi nguội rồi bạn uống để giảm triệu chứng rát, sưng do viêm amidan trong vòng 5 – 7 ngày.
- Gừng và mật ong: Bạn cũng có thể rửa sạch gừng, thái thành các lát nhỏ rồi đem chưng với mật ong. Bạn thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần để làm ấm, giữ ẩm cổ họng và giảm tình trạng viêm nhiễm.
Đối với cơ thể, đạm là chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh, nếu thiếu đạm thì người sẽ mệt mỏi, xanh xao. Nếu bạn đang bị viêm amidan, hãy bổ sung các thực phẩm có nhiều chất đạm để cơ thể nhanh phục hồi. Một số thực phẩm bạn có thể tham khảo như: Khoai lang, ức gà, các loại hạt, súp, chuối…
Rau xanh có khả năng chống viêm, giàu vitamin và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi tổn thương do viêm amidan gây ra. Trong các bữa ăn, người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau xanh như súp lơ, mồng tơi, bắp cải, rau khoai, rau đay… Đây đều là những thực phẩm có nhiều chất xơ và nước, giảm sự mệt mỏi của người bệnh và giúp cơ thể cân bằng điện giải. Cách ăn tốt nhất là bạn nên ép lấy nước hoặc luộc để giữ nguyên dưỡng chất cho cơ thể.
Người bệnh amidan sẽ gặp phải tình trạng viêm sưng và đau rát ở vòm họng. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ, để nâng cao hiệu quả điều trị thì người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm có tính kháng khuẩn và chống viêm như nghệ, gừng, tỏi… Tuy đây đều là những gia vị quen thuộc, thế nhưng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh liên quan tới đường hô hấp.
Khi bị viêm amidan không nên ăn gì? Trong quá trình bị bệnh, bạn nên tránh ăn các thực phẩm dưới đây:
Cổ họng hầu như có thể chịu được các loại nước uống, thức ăn tác động khi đi qua cổ họng. Tuy nhiên, khi bạn bị viêm amidan, mô xung quanh cổ họng sẽ trở nên dễ kích ứng, sưng tấy hơn, đặc biệt là nếu bạn ăn các loại thức ăn cứng, khô, thô ráp.
Một số loại thức ăn phổ biến như:
- Các loại hạt: Hạt bí, hạt hướng dương, ngô, hạt óc chó, hạt điều, hạt dẻ, mắc ca…
- Đồ ăn đóng gói, đồ ăn vặt sấy giòn như da cá chiên, bim bim, bỏng gạo, bỏng ngô, các loại khoai, củ quả sấy, dừa khô…
- Một số loại quả có nhiều axit hoặc có vị chát như: Sung xanh, ổi xanh, khế, chanh, me…
Khi bị viêm amidan, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì có thể ức chế hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể khó tiêu hóa hơn. Việc này có thể khiến tình trạng bệnh của bạn trở nặng hơn và mắc thêm các chứng như đau họng, khó nuốt…
Các thực phẩm chiên rán thường thô ráp và khô, khiến niêm mạc họng bị kích ứng, có thể dẫn tới tình trạng bệnh amidan trở nặng hơn.
Người bệnh không nên uống các loại thực phẩm có các chất kích thích cơ thể như bia, rượu, nước ngọt, cà phê,... Những chất này khiến vết loét càng thêm trầm trọng và gây kích ứng niêm mạc. Bên cạnh đó, nếu chẳng may uống rượu, bia bị nôn ói thì vùng miệng họng sẽ gặp phải áp lực, còn cà phê khiến cơ thể mất ngủ khiến cho hệ thống miễn dịch yếu dần.
Người bệnh amidan có thể mắc các bệnh trầm trọng hơn nếu sử dụng các thực phẩm nóng, cay, khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng, rát khó chịu và gây ho. Một số thực phẩm cay, nóng mà bạn nên tránh xa như đồ ăn nhiều ớt, tiêu, ớt tươi, tương ớt, mù tạt, thực phẩm đóng gói như bim bim cay, mì tôm chua cay…
Bị amidan không nên ăn gì? Đồ lạnh cũng được xếp vào nhóm các thực phẩm không nên ăn khi bị viêm amidan. Tuy các đồ ăn lạnh như đá bào, kem, nước đá khiến cơ đau họng của bạn được làm dịu, thế nhưng nó chỉ là tức thời.
Dây thần kinh của cơ thể khi tiếp xúc với đồ lạnh sẽ đưa tín hiệu tới não chậm lại, khiến cho cơ thể cảm thấy các triệu chứng do amidan gây ra dễ chịu hơn. Tuy vậy, cái lạnh đang kích ứng niêm mạc miệng họng nếu bạn cảm thấy cổ hỏng đang dịu lại.
Vì vậy, khi bị viêm họng, viêm amidan, nhất là trong giai đoạn cấp tính thì không nên lạm dụng đồ ăn lạnh nhiều, có thể khiến bạn bị đau và ho nhiều hơn. Cũng vì điều này mà những bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp kiêng tuyệt đối các loại đồ lạnh.
L-arginine là axit amin có tác dụng sản xuất protein cho cơ thể, protein cũng là chất rất cần thiết vì tế bào nào cũng có L-arginine. Tuy L-arginine có trong thịt rất tốt cho cơ thể, thế nhưng L-arginine có trong các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt bí ngô thì không nên ăn, vì khiến niêm mạc bị kích ứng, gây tình trạng nặng hơn.
Bạn không nên ăn một số loại cây có vảy, lông như nhót, đào vì khiến cho họng bị ngứa dẫn tới ho. Vì vậy, khi bị viêm amidan hay có vấn đề về họng, bạn không nên ăn các trái cây này.
Ngoài ra, bạn cũng hạn chế ăn các đồ tươi sống như gỏi, sushi, rau sống… Tuy không kiêng tuyệt đối, thế nhưng bạn nên tìm hiểu những thực phẩm có đầy đủ xuất xứ, nguồn gốc để tránh bệnh liên quan tới sán, giun ký sinh.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được bị amidan không nên ăn gì và nên ăn gì rồi đúng không nào? Khi bị amidan, bạn nên làm theo lời dặn của bác sĩ và nên hạn chế ăn những món ăn khiến tình trạng bệnh thêm trở nặng. Bên cạnh đó, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm thường xuyên và giữ ấm cho cơ thể nhé! Nếu phát hiện bệnh trở nặng, hãy đến bác sĩ thăm khám lập tức bạn nhé!
Tình trạng cong vẹo cột sống ngày càng diễn ra phổ biến, vì vậy để phòng chống tình trạng này, bạn cần phải biết được cách chống vẹo cột sống. Vậy để chống vẹo cột sống cần phải làm gì? Truy cập đường link dưới đây để tìm hiểu ngay!
MỤC LỤC
Chia sẻ