close
cách
cách cách cách cách cách

Bảo hành công trình xây dựng là gì? Được quy định như thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quan tâm nhiều đến vấn đề bảo hành công trình xây dựng chính là cách giúp cho các nhà đầu tư, chủ thầu xây dựng đảm bảo chất lượng công trình là tốt nhất. Vậy nên, song song với quá trình quản lý dự án công trình, theo sát tiến độ thi công thì người chủ thầu cũng phải đảm bảo công trình được bảo hành cẩn thận. Vì thế, trước khi nắm bắt một dự án xây dựng, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn bảo hành công trình xây dựng là gì và những quy định trên phương diện pháp lý về việc bảo hành đối với công trình xây dựng được quy định ra sao.

Đọc bài viết này để tìm thấy nội dung tư vấn bạn đang quan tâm.

1. Bảo hành công trình xây dựng là gì?

Công trình xây dựng cũng chính là một sản phẩm. Quá trình để hoàn thành sản phẩm công trình không gì khác đó chính là tổng hòa của sức lao động, bản vẽ thiết kế, vật liệu, thiết bị lắp đặt, ... mỗi yếu tố góp phần làm nên chất lượng cho ngôi nhà để có giá trị sử dụng lâu dài.

Tìm hiểu khái niệm về bảo hành công trình xây dựng
Tìm hiểu khái niệm về bảo hành công trình xây dựng

Vì các công trình xây dựng đa phần được xây dựng nên đều có thời hạn sử dụng rất lâu, từ vài chục năm do vậy ngay từ khi mới thành hình trong diện mạo mới chỉ là một công trình, yêu cầu bảo hành đã được đặt ra để đảm bảo chất lượng công trình là bền bỉ theo thời gian cũng như đảm bảo sự an toàn, thoải mái cho người sử dụng.

Vì thế, nhất định bạn phải hiểu thật rõ ràng bảo hành công trình xây dựng là gì nếu như bước chân vào mảng xây dựng công trình.

Về khái niệm bảo hành công trình xây dựng, Chính phủ có ban hành Nghị định 06 năm 2021 rất cụ thể, rõ ràng. Theo đó, Khoản 17, Điều 2 của Nghị định giải nghĩa bảo hành công trình xây dựng là gì như sau:

Bảo hành công trình xây dựng là một cách để nhà thầu cam kết về trách nhiệm của mình trong các nhiệm vụ sửa chữa, khắc phục đối với các vấn đề khiếm khuyết, hỏng hóc thuộc về công trình trong quá trình sử dụng, khai thác.

Bảo hành công trình xây dựng nghĩa là gì
Bảo hành công trình xây dựng nghĩa là gì

Do một công trình được tạo nên từ rất nhiều yếu tố, mỗi một trong số đó sẽ có những đơn vị thầu riêng. Vì vậy, ở hạng mục nào do mình cung cấp gặp vấn đề thì nhà thầu đó sẽ phụ trách bảo hành. Chẳng hạn như đơn vị thi công sẽ bảo hành đối với mọi yếu tố được tạo ra từ hoạt động thi công; nhà thầu cung ứng cho công trình các thiết bị thì sẽ có trách nhiệm bảo hành đối với các thiết bị đã cung cấp,

Việc bảo hành công trình đồng nghĩa với việc sửa chữa, khắc phục hoặc cần thiết thì sẽ thay thế đối với mọi yếu tố bị hỏng mà nguyên nhân đến từ cơ sở nào thì mới biết cách để khắc phục.

2. Những quy định về pháp lý đặt ra cho việc bảo hành công trình.

2.1. Yêu cầu cần đạt trong nhiệm vụ bảo hành công trình trong xây dựng

Căn cứ vào Nghị định số 6, Chính phủ ban hành tại Điều 28, các yêu cầu về bảo hành công trình mà chủ đầu tư cần tuân thủ đúng sẽ bao gồm:

Trước tiên, phía đơn vị thầu thi công và nhà thầu cung cấp cá trang thiết bị cho công trình sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc sẽ bảo hành tốt, đúng hạng mục liên quan đến mình thực hiện, cung cấp.

Trong bản hợp đồng hợp tác xây dựng phải được lập đầy đủ điều khoản, trong đó phải có thỏa thuận rõ về quyền lợi, trách nhiệm của tất cả các bên ký kết, nêu thời gian bảo hành, trình bày đầy đủ cả những vật tư, thiết bị phục vụ cho công trình, ...

Quy định quan trọng về việc bảo hành công trình xây dựng
Quy định quan trọng về việc bảo hành công trình xây dựng

Những nhà thầu phụ trách các hạng mục vừa nêu chỉ được thanh toán hoàn trả khoản chi phí bảo hành hay những tài sản đem ra bảo lãnh, bảo đảm, ... khi thời hạn bảo hành được hoàn tất cũng như chủ đầu tư của công trình xác nhận về chất lượng thực hiện bảo hành.

Đối với những công trình có vốn đầu tư Nhà nước hay ngoài nhà nước thì việc bảo hành theo hình thức như thế nào hoàn toàn được quy định bởi ngân hàng.

Dựa trên điều kiện công trình hiện có, người chủ đầu tư xây dựng thỏa thuận rõ ràng về thời hạn bảo hành của các hạng mục do họ phụ trách hoặc bảo hành cho cả gói thầu thi công, bảo hành đối với các hạng mục thuê nguồn lực bên ngoài.  

Riêng với các công trình có khiếm khuyết được phát hiện ngay từ trong quá trình thi công, phái nhà thầu sẽ nhanh chóng tiến hành sửa chữa lại để bảo bảo không gây ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất, thi công trên công trình.

2.2. Thời hạn của chế độ bảo hành công trình

Thời han bảo hành một công trình xây dựng là bao lâu
Thời han bảo hành một công trình xây dựng là bao lâu?

Dựa trên nội dung quy định trong khoản 5 và 6 của Điều số 28 do chính phủ ban hành để xác định thời hạn bảo hành của công trình. Mỗi loại công trình có thời hạn bảo hành riêng.

Thứ nhất, nghị định cho biết những công trình phải được bảo hành không nhỏ hơn 24 tháng bao gồm loại công trình đặc biệt và công trình cấp I dùng vốn nhà nước hoặc vốn của Nhà nước không thuộc khoản mục đầu tư.

Thứ hai, loại công trình được bảo hành trong thời gian không nhỏ hơn 12 tháng.

2.3. Bảo hành cho công trình xây dựng cần đóng chi phí như thế nào?

Theo Nghị định số 06, công trình sử dụng vốn nhà nước, nhà nước ngoài tư nhân thì tiền bảo hiểm sẽ chỉ đóng các mức tiền phí bảo hành như sau”

- Đối với công trình cấp I và loại đặc biệt thì chủ thầu cần đóng chi phí là 3%

- Đối với công trình đã xây dựng dạng đặc biệt và công trình cấp 1,

- Đối với công trình xây dựng và nay chỉ cần cấp lại thôi thì đóng 5% giá trị của hợp đồng.

Chi phí bảo hành công trình xây dựng
Chi phí cho việc bảo hành đối với công trình được tính như thế nào?

3. Xác định trách nhiệm của các bên tham gia ký kết về việc bảo hành công trình

3.1. Trách nhiệm của nhà đầu tư đối với vấn đề bảo hành công trình

Vốn là đơn vị trực tiếp cung cấp thiết bị, thi công nên mỗi nhà thầu đều cần đảm bảo chịu trách nhiệm với phần việc như sau:

Tiếp nhận phản ánh, thông tin thông báo của chủ sở hữu/quản lý công trình về vấn đề khiếm khuyết, hư hỏng. Lúc này, người chủ đầu tư sẽ đưa ra yêu cầu cụ thể cho nhà thầu tiến hành bảo hành. Trong quá trình bảo hành, nhà thầu hoàn toàn tự chịu mọi khoản phí bảo hành.

Phần trách nhiệm của nhà đầu tư trong vấn đề bảo hành công trình xây dựng
Phần trách nhiệm của nhà đầu tư trong vấn đề bảo hành công trình xây dựng

Căn cứ vào nguyên tắc bồi thường, các bên chỉ bồi thường cho công trình ở hạng mục hỏng hóc, có vấn đề nếu như thực sự có lỗi, để lại những thiệt hại thực tế. Còn những lỗi xảy ra không phải nguyên nhân đến từ lỗi của nhà thầu thì nhà thầu có quyền từ chối chịu trách nhiệm bảo hành. Trong trường hợp khác, nếu lỗi đã được xác định đúng do nhà thầu nhưng nhà thầu không chịu tiếp nhận thông báo của chủ sở hữu/người quản lý thì nhà người chủ đầu tư có quyền dùng tiền bảo hành vốn trả cho nhà thầu để thuê đơn vị thi công khác thực hiện.

3.2. Trách nhiệm của chủ đầu tư

Người chủ đầu tư cần tuân thủ đúng quy định về bảo hành công trình trong suốt quá trình sử dụng, khai thác công trình. Nếu không, công trình sẽ rất nhanh xuống cấp, có những hư hỏng hàng loạt về thiết bị gây nên nhiều thiệt hại, mất mát cho người sử dụng. Đương nhiên sự thiệt hại này cũng không chừa đối với chính nhà thầu vì phải bỏ chi phí bảo hành thường xuyên.

Chủ đầu tư cần làm gì để bảo hành tốt công trình xây dựng
Chủ đầu tư cần làm gì để bảo hành tốt công trình xây dựng

Người chủ đầu tư có trách nhiệm tiến hành kiểm tra công tác bảo hành sau đó nghiệm thu thật kỹ để tránh bảo hành không kỹ.

Nhìn chung, một công trình không thể trường tồn với thời gian về chất lượng của mọi yếu tố bên trong nó nếu như chúng ta không có chế độ bảo hành tốt cho công trình. Do vậy, tìm hiểu thật kỹ bảo hành công trình xây dựng là gì chính là một cách cần thiết để giúp công trình đạt chất lượng thi công cũng như tiết kiệm chi phí bảo hành.

Cập nhật ngay cách triển khai nội dung mẫu giấy bảo hành công trình

Chi tiết cách viết mẫu giấy bảo hành công trình xây dựng được chia sẻ ở bài viết dưới đây. Đây là giấy tờ quan trọng mà các chủ đầu tư, nhà thầu cần dùng tới để phục vụ cho việc đảm bảo công trình xây dựng đạt được chất lượng theo yêu cầu. Hy vọng, qua bài chia sẻ, mẫu giấy tờ này sẽ được lập đúng cách.

Mẫu giấy bảo hành công trình

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.