Tiện ích
Cẩm nang
Khi thực hiện các hoạt động gia công cơ khí cũng như xuyên suốt quá trình tạo ra các sản phẩm cơ khí thì bản vẽ cơ khí đóng một vai trò rất quan trọng. Các bản vẽ cơ khí sẽ giúp ích cho các nhân viên có thể căn chỉnh, thực hiện các hoạt động chế tác của mình sao cho đúng chuẩn với những yêu cầu, thông số kỹ thuật. Quan trọng là vậy những không phải ai cũng nắm được hết những thông tin, nội dung về bản vẽ cơ khí và thường xuyên đặt ra những thắc mắc như bản vẽ cơ khí là gì? Bài viết ngày hôm nay sẽ cùng bạn tìm ra lời giải cho câu hỏi trên.
MỤC LỤC
Bản vẽ cơ khí hay nhiều người đã từng nghe qua nó với cái tên bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ cơ khí được coi là một sản phẩm được làm ra và ứng dụng ngay trong ngành kĩ thuật. Các bản vẽ cơ khí được dân trong nghề coi như một cách thức truyền tải, ngôn ngữ để họ thể hiện ra các thông số kỹ thuật, kích thước, chiều dài, rộng,...của một vật thể hay các sản phẩm cơ khí.
Bản vẽ cơ khí không đơn giản chỉ là một bản vẽ mà nó còn được đánh giá là một sản phẩm được tạo ra sau một thời gian dài dành cho nghiên cứu, phác thảo, đo đạc và đánh giá cực kỳ cẩn thận và kỹ lưỡng của các kỹ sư trước khi bắt tay vào thực hiện sản xuất, gia công một sản phẩm cơ khí nào đó. Hay nói cách khác, nó được coi là một sản phẩm của trí tuệ.
Khi nhìn vào một bản vẽ cơ khí, ta sẽ nhanh chóng nhận ra các điểm trong cấu tạo của nó. Về cơ bản, một bản vẽ cơ khí sẽ bao gồm các mục như hình biểu diễn, kích thước được biểu diễn thông qua các số liệu, những yêu cầu, chỉ tiêu được quy định cho cả hệ thống hoặc một chi tiết nhỏ. Bản vẽ cơ khí sẽ yêu cầu các đặc điểm trên được trình bày, vẽ ra tuân theo một quy tắc và tỉ lệ nhất định, thống nhất, không sai lệch nhau. Nhờ vào các bản vẽ cơ khí mà các kỹ sư, người chế tác có thể nhìn vào đó và biết ngay được hình dạng, kích thước cũng như màu sắc của chi tiết, sản phẩm đó.
Hiện nay, người ta thường dùng 2 cách để thể hiện một bản vẽ cơ khí đó là 2D và 3D. Trước đây, khi khoa học kỹ thuật, công nghệ chưa được áp dụng nhiều như hiện nay thì các bản vẽ cơ khí 2D được đánh giá rất cao và sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, với sự phát triển, bùng nổ đầy mạnh mẽ của khoa học và kĩ thuật như hiện nay thì các bản vẽ 3D với không gia đa chiều, rõ nét đang dần thay thế các bản vẽ bằng 2D.
Bản vẽ cơ khí được biết đến với 4 loại chính.
Loại đầu tiên chính là bản vẽ chi tiết. Trong các hoạt động cơ khí thì bản vẽ chi tiết là một trong hai bản vẽ được đánh giá là quan trọng nhất bên cạnh bản vẽ lắp ráp. Nhận định này cũng cực kì dễ hiểu khi mà ta đối chiếu bản vẽ chi tiết vào quy trình thực hiện, tạo ra các sản phẩm cơ khí. Lấy ví dụ, nếu muốn tạo ra được một cỗ máy, người thợ cơ khí sẽ phải thực hiện lắp ráp và hoàn thành được cỗ máy đó nhờ vào rất nhiều các chi tiết nhỏ khác nhau. Các chi tiết dù là nhỏ nhất cũng sẽ được thể hiện trên bản vẽ chi tiết với những yêu cầu khắt khe về kích thước, hình dạng cũng như đáp ứng đủ các yêu cầu về thông số kỹ thuật. Bản vẽ chi tiết khi được phác thảo ra cũng sẽ phải khớp với bản vẽ tổng thể để các quá trình thực hiện, gia công cơ khí sau này sẽ được triển khai một cách liền mạch, ăn khớp lẫn nhau.
Loại bản vẽ cơ khí thứ hai được đề cập đến chính là bản vẽ lắp ráp. Khi nhìn vào một bản vẽ lắp ráp, người kĩ sư sẽ nhận ra được hình dạng, kết cấu của một nhóm bộ phận trong cả một sản phẩm hoặc toàn bộ các bộ phận của sản phẩm. Bên cạnh đó, bản vẽ lắp ráp cũng cung cấp cái nhìn toàn diện, liên kết, tương quan giữa từng chi tiết của sản phẩm. Khi thực hiện các công việc thiết kế, lắp ráp hay hướng dẫn sử dụng sản phẩm, người ta sẽ thường dùng bản vẽ dạng này.
Kế đến là bản vẽ dạng tháo rời. Khi bắt tay vào thực hiện hoạt động lắp ráp, người ta sẽ cần sử dụng đến bản vẽ tháo rời. Trên các bản vẽ tháo rời, các chi tiết để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được biểu diễn dưới dạng tháo rời thông qua các hình ảnh với không gian ba chiều rõ nét, nhờ vào đó, người thực hiện hoạt động lắp ráp có thể dựa theo bản vẽ này để lắp ráp các chi tiết bất kì lúc nào. Trong các trường hợp cần phải trình bày, giới thiệu và giải thích cho những đối tượng không có kiến thức chuyên môn về cơ khí, người ta sẽ thường sử dụng bản vẽ này.
Loại bản vẽ cuối cùng là bản vẽ sơ đồ. Bản vẽ sơ đồ sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện nhất về toàn bộ hệ thống thông qua một sơ đồ cụ thể với những kí hiệu riêng được quy ước nhằm mục đích giải thích các nguyên lý hoạt động của mạch điện, sơ đồ cấu trúc hoạt động, vận hành, hệ thống điều khiển cơ động,...
Có thể nói, bản vẽ cơ khí đóng một vai trò cực kì quan trọng trong cả quy trình sản xuất, gia công cơ khí. Để thực hiện và chế tác được một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh, người ta sẽ phải triển khai các hoạt động theo một quy trình cụ thể với nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó, mỗi một công đoạn, bộ phận riêng lẻ của các thành phần trong sản phẩm lại yêu cầu, đòi hỏi các yếu tố kỹ thuật, thông số riêng. Vì vậy, để cả quy trình được diễn ra trôi chảy, thuận lợi và không có sai sót, người ta sẽ sử dụng các bản vẽ cơ khí như một công cụ để soi chiếu, giám sát và kiểm tra. Các bản vẽ cơ khí sẽ đảm bảo các sản phẩm đến tay người sử dụng đạt được chất lượng, độ chính xác cao nhất cũng như đẩy nhanh các tiến độ, quy trình sản xuất. Nhờ có các bản vẽ cơ khí mà các công đoạn đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm về sau được tối ưu hóa và thực hiện nhanh chóng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các bản vẽ cơ khí không những giúp ích cho đơn vị sản xuất, gia công mà còn hỗ trợ người dùng sử dụng sản phẩm được hiệu quả và đạt được mức độ an toàn cao nhất.
Một bản vẽ cơ khí khi được triển khai sẽ phải đối chiếu, so sánh với rất nhiều các yêu cầu sau đây.
Bản vẽ cơ khí chuẩn sẽ phải đảm bảo được các yêu cầu về mặt hình dáng, kích thước, nguyên vật liệu sử dụng khi chế tác. Tất cả các yếu tố này sẽ được đối chiếu và kiểm tra với dung sai hay còn gọi là sai số.
Yêu cầu quan trọng nữa mà một bản vẽ cơ khí cần phải đạt được chính là phải đảm bảo rằng các thông số kĩ thuật, chức năng, cấu tạo, màu sắc, cách thức hoạt động, vận hàng, lắp ráp của sản phẩm cơ khí sẽ dễ dàng đọc và hình dung ra được bởi người nhìn. Đây được coi là yêu cầu tối thiểu nhất mà một bản vẽ cơ khí cần phải có được.
Bên cạnh các yêu cầu quan trọng trên, các bản vẽ cơ khí cũng cần phải đáp ứng và tuân theo các tiêu chuẩn như sau.
Trước hết, một bản vẽ kỹ thuật cần phải trải qua quá trình tính toán cẩn thận, chi tiết để đảm bảo được tính chính xác cao.
Mọi thông số trên bản vẽ phải được thể hiện chi tiết, tỉ mỉ cũng như đồng nhất. Cần phải có những chỉ tiêu thống nhất được đưa ra trước khi muốn thành lập bất cứ chi tiết, thông số nào trên bản vẽ.
Những bản vẽ cơ khí thường phải được thực hiện bởi những kỹ sư phụ trách với kinh nghiệm lâu năm. Tính chính xác được đề cao nhưng cũng cần phải có sự sáng tạo và kiến thức am hiểu sâu rộng về ngành.
Trên đây là toàn bộ bài viết nhằm chia sẻ, giải đáp cho bạn đọc các thắc mắc về bản vẽ cơ khí là gì? Bài đăng cũng giới thiệu đến bạn một số các yêu cầu và tiêu chí khi thực hiện bản vẽ cơ khí. Hy vọng các nội dung trên sẽ hữu ích. Chúc độc giả có một ngày làm việc thật vui vẻ, năng suất và hiệu quả.
Thế nào là kế hoạch nhân sự? Vai trò và các bước lập kế hoạch nhân sự được thể hiện ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ