close
cách
cách cách cách cách cách

Bản mô tả công việc của nhân viên QC – những kỹ năng của nhân viên QC

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp, nhân viên QC có vai trò vô cùng quan trọng. Họ chính là người quyết định sự thành sự của một sản phẩm. Rút cục, nhân viên QC cần làm những gì? Hãy tìm hiểu bản mô tả công việc của nhân viên QC trong bài viết dưới đây!

1. Sơ lược về nhân viên QC

QC là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh quality control, còn được hiểu là kiểm soát chất lượng. Nhân viên QC đóng một vai trò không thể thiếu của quá trình kiểm tra chất lượng. Nhân viên QC sẽ cần phải kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng của một sản phẩm trước khi tiến hành quá trình đóng gói, đem sản phẩm phân bố rộng rãi ra khắp thị trường. Công việc của nhân viên QC sẽ cần kiểm tra đan xét với quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Như vậy, họ sẽ cần kiểm tra không chỉ đầu ra, mà còn cả đầu vào của sản phẩm để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu chất lượng của sản phẩm. Mục tiêu chính của họ chính là chinh phục niềm tin, tạo sự hài lòng đối với khách hàng. Do đó, họ liên tục cần tối ưu sản phẩm, tạo sự tốt nhất cả về chất lượng, hình thức và giá cả của sản phẩm.

Có thể nói, nhân viên QC là người đóng vai trò quyết định, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng của một sản phẩm, đúng yêu cầu, để có thể đạt tới sự hài lòng đối với khách hàng.

Sơ lược nhân viên QC
Sơ lược nhân viên QC

2. Bản mô tả công việc

2.1. Những công việc của từng vị trí nhân viên QC

Để đảm bảo quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra thuận lợi và hoàn thiện, mỗi một công đoạn của quá trình sản xuất sẽ cần có vị trí nhân viên QC khác nhau, để từ đó có thể kịp thời xử lý, sửa chữa sản phẩm kịp thời nhất có thể. Thông thường, một nhân viên QC sẽ bao gồm 3 vị trí như sau:

2.1.1. Nhân viên kiểm tra đầu vào (IQC)

IQC được viết tắt trong từ tiếng anh chính là Input Quality Control, có thể hiểu là nhân viên kiểm tra, kiểm soát chất lượng đầu vào của một sản phẩm.

Để làm được vị trí này, đầu tiên, công việc của nhân viên IQC sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng các nguyên vật liệu đầu vào. Họ sẽ cần xem xét, đánh giá các nguyên vật liệu có đạt được các tiêu chí đánh giá, chỉ tiêu kỹ thuật mà yêu cầu một sản phẩm cần phải có.

Không những vậy, họ cần liên tục cập nhật đầy đủ các thông tin của nguyên vật liệu đầu vào để nhanh chóng có thể báo cáo kịp thời lên cấp trên. Đồng thời trong suốt quá trình sản xuất, họ sẽ liên tục theo dõi tình hình sử dụng, chất lượng ổn định của từng nguyên vật liệu, kiểm soát kỹ lưỡng có đạt các tiêu chuẩn cần có của một nguyên liệu.

Nếu nguyên vật liệu có vấn đề, họ cần kịp thời thông báo cho nhà cung cấp để kịp thời xử lý, đồng thời kết hợp với nhà cung cấp để có thể cải tiến, nâng cao chất lượng của nguyên vật liệu.

Trong quá trình làm việc có những vấn đề phát sinh hay có những ý tưởng mới, họ sẽ trực tiếp đề xuất sáng kiến với cấp trên để có thể giúp công việc được hoàn thiện một cách tốt nhất.

2.1.2. Nhân viêm kiểm tra trong quà trình sản xuất (PQC)

Nhân viên PQC, còn được biết đến là Prosess Quality Control, đây là một nhân viên kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất nhằm đảm bảo các sản phẩm trong suốt quá trình đạt được hiệu suất sản phẩm, đồng thời đạt được chất lượng của các sản phẩm cung ứng ra bên ngoài thị trường.

Để có thể làm công việc này một cách hoàn chỉnh, đầu tiên họ sẽ cần phối hợp bộ phận QA thực hiện việc triển khai sản phẩm, đồng thời sẽ kịp thời điều chỉnh trong suốt quá trình sản xuất xảy ra các phát sinh.

Không những vậy, họ còn phải liên tục kiểm tra chất lượng công việc của các nhân viên nhằm đảm bảo sản phẩm sẽ luôn đạt được các tiêu chí, mục tiêu mà một doanh nghiệp đã đề ra trước đó.

Trong một quá trình sản xuất, sẽ luôn phát sinh các vấn đề như công nhân, nguyên vật liệu hay trục trặc kỹ thuật, nhân viên PQC cần nhanh chóng phát hiện, đưa ra các giải pháp, các phương án để có thể kịp thời xử lý. Họ sẽ cần thông báo các bộ phận liên quan để cùng nhau phối hợp, tìm hướng giải quyết, nhằm giảm tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, họ cũng chính là người trực tiếp giải quyết các vấn đề khiếu nại phát sinh, phản hồi của khách hàng để kịp thời xử lý, cải tiến và phát triển sản phẩm. Trong suốt quá quá trình làm việc, họ cũng cần liên tục đóng góp ý tưởng, đưa ra các phương án để phát triển các sản phẩm, các sản phẩm đột phá của doanh nghiệp.

Công việc nhân viên PQC
Nhân viên PQC kiểm tra trong quá trình sản xuất

2.1.3. Nhân viên kiểm tra đầu ra sản phẩm (OQC)

OQC chính là từ viết tắt Output Quality Control, nhân viên OQC sẽ chính là những người kiểm tra sản chất lượng đầu ra của một quy trình sản xuất. Những nhân viên này có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm ở khâu cuối cùng, xác nhận sản phẩm đã đạt các chỉ tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra trước đó.

Đây là một bộ phận có trách nhiệm vô cùng nặng nề, họ chính là những người quyết định sản phẩm có được chính thức được phân phối ra thị trường hay không.

Để làm được công việc một cách trọn vẹn, đầu tiên họ sẽ lập ra các tiêu chuẩn đánh giá một sản phẩm ISO mà doanh nghiệp đang áp dụng hiện hành. Từ những tiêu chí đánh giá đó, họ sẽ trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm xác nhận sản phẩm đã đạt tiêu chí có thể tung ra thị trường.

Trong suốt quá trình sản xuất, những sản phẩm lỗi kỹ thuật, gặp nhiều sai sót, họ sẽ cần chuyển cho bộ phận kỹ thuật PQC để nhanh chóng kịp thời xử lý. Cũng giống như nhân viên PQC, họ cũng sẽ là người trực tiếp giải quyết các đơn khiếu nại từ chính khách hàng của mình.

Nhân viên OQC kiểm tra đầu ra sản phẩm
Nhân viên OQC kiểm tra đầu ra sản phẩm

2.2. Vai trò của nhân viên QC

2.2.1. Bộ lọc của quy trình sản xuất

Nhiệm vụ hàng đầu của nhân viên QC chính là phân tích, lựa chọn các nguyên liệu từ khâu đầu vào của một quy trình sản xuất. Sau đó, họ sẽ chính là người chọn lọc, tìm ra những điểm còn sai xót của các công nhân để nhanh chóng, kịp thời và khắc phục sửa chữa. Ở bước cuối cùng, họ cũng chính là người chọn lọc các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Nhân viên QC là bộ lọc quy trình sản xuất
Nhân viên QC là bộ lọc quy trình sản xuất

2.2.2. Người thấu hiểu

Để có thể chọn lọc, phân tích và đánh giá sản phẩm, họ cần là những người thấu hiểu sản phẩm, hiểu rõ những điểm mạnh và yếu của từng sản phẩm để kịp thời đưa ra đánh giá. Từ sự thấu hiểu này, họ sẽ là người làm việc với khách hàng, đàm phán với đối tác, đưa ra các ý tưởng đối với sản phẩm.

3. Yêu cầu đối với công việc của nhân viên QC

Để có thể trở thành một nhân viên QC chất lượng, các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu khắc khe đối với từng ứng viên của mình. Đầu tiên bạn cần có bằng cử nhân, bằng kỹ sư của các ngành liên quan như kỹ sư phần mềm, kỹ sư cơ khí,…Không những vậy, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giám sát, kiểm tra, quản lý, kỹ năng phán đoán để từ đó có thể chỉn chu, tỉ mỉ trong từng khâu của công việc.

Ngoài những kỹ năng mềm, bạn cũng cần có các kiến thức chuyên môn, sử dụng thành thạo các công cụ hay phần mềm phục vụ công việc kiểm tra chất lượng. Đồng thời, bạn cũng cần trau dồi cho bản thân có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm thực tế, để từ đó có thể nhanh chóng xử lý bình tĩnh, kịp thời các tình huống công việc có thể bất ngờ xảy ra.

Nhân viên QC cần có bằng cử nhân
Nhân viên QC cần có bằng cử nhân

4. Mức lương đãi ngộ đối với nhân viên QC

Tùy thuộc kinh nghiệm và trình độ chuyên môn khác nhau, nhân viên QC sẽ có mức lương khá đa dạng, dao động từ 8 – 15 triệu đồng. Mức lương trung bình của một nhân viên QC sẽ vào khoảng 10 triệu đồng. Đối với các ứng viên từng có kinh nghiệm đi làm lâu năm, đồng thời có khả năng giao tiếp tốt ngoại ngữ, mức lương sẽ có thể lên đến 20 triệu đồng.

Hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp hay xưởng sản xuất đều cần đến bộ phận QC. Do đó, nhân viên QC luôn gây sốt thị trường tuyển dụng trong suốt những năm vừa qua. Do vậy, chỉ cần bạn yêu thích và đam mê lĩnh vực này, nhất định bạn sẽ có khả năng phát triển trong tương lai.

Nhân viên QC có mức lương cực kỳ cao
Nhân viên QC có mức lương cực kỳ cao

Trên đây chính là toàn bộ bài viết chia sẻ về bản mô tả công việc của nhân viên QC. Khi đọc đến đây, mong rằng các bạn đã có những quyết định của riêng mình để từ đó có thể phát triển trong tương lai. Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với bạn về các ngành nghề khác nhau trong các bài đăng tiếp theo.

Chia sẻ đến bạn mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp QC chuẩn và ấn tượng

Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những mục quan trọng đối với các ứng viên khi ứng tuyển vào nghề nghiệp QC. Vậy mục đó sẽ viết như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau!

Mục tiêu nghề nghiệp QC

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.