close
cách
cách cách cách cách cách

Bản đồ chiến lược là gì và vai trò của bản đồ chiến lược

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong một tổ chức doanh nghiệp, bản đồ chiến lược có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó giúp người tổ chức doanh nghiệp biết mình làm gì, làm như thế nào, làm ra làm sao. Có thể nói, bản đồ chiến lược là một công cụ vạn năng giúp doanh nghiệp hoạch định tương lai, phát triển tầm nhìn, xây dựng định hướng. Để hiểu hơn bản đồ chiến lược là gì, chúng ta hãy cùng vieclam123.vn đi sâu vào phương pháp này trong bài viết dưới đây!

1. Hiểu thế nào về bản đồ chiến lược?

1.1. Bản đồ chiến lược là cái gì?

Bản đồ chiến lược còn được biết đến là strategy map. Đây là một phương pháp thể hiện một cách khái quát, tổng quan toàn cảnh bức tranh của doanh nghiệp về chiến lược, mục tiêu, xây dựng định hướng. Thay vì sử dụng các con số, phương pháp này sẽ sử dụng hình ảnh, sơ đồ để tăng tính hiệu quả truyền đạt cho lãnh đạo, nhân viên đạt được các mục tiêu đề ra trong tương lai.

Để làm nên một bản đồ chiến lược, doanh nghiệp cần khắc họa được 4 khía cạnh khác nhau như khách hàng, tài chính, vận hành nội bộ và học tập – phát triển. Từ các khía cạnh này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng làm nên bảng dữ liệu có cấu trúc hàng thông qua qua đó có thể xác định được mục tiêu trung hạn, dài hạn. Từ đây cũng là cách để nhân viên và lãnh đạo có thể theo đuổi mục tiêu.

Xem thêm: BSC là gì? Những hiệu quả của hệ thống BSC trong doanh nghiệp

Bản đồ chiến lược là gì
Bản đồ chiến lược là gì?

1.2. Ý nghĩa của bản đồ chiến lược

Bản đồ chiến lược là một công cụ hiệu quả giúp thể hiện một cách trực quan chiến lược của doanh nghiệp. Nó chính là sản phẩm được tạo ra từ ý tưởng chiến lược của nhà lãnh đạo, phản ánh toàn bộ tư duy, mong muốn mà người lãnh đạo doanh nghiệp muốn hướng đến.

Với tác dụng trực quan mà nó mang lại, nó sẽ mang đến sự cụ thể trong việc vận hành, điều chỉnh, xây dựng tổ chức doanh nghiệp. Từ đây, nhân viên và nhà lãnh đạo có thể hiểu rõ từng đường đi, nước bước, định hướng của doanh nghiệp.

Có thể nói, bản đồ chiến lược là một bước đệm để chuyển đổi các tài sản vô hình như văn hóa doanh nghiệp, trí tuệ nhân viên thành các kết quả thực tế như doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, bản đồ chiến lược sẽ thể hiện toàn bộ quá trình từ đầu cho đến khi có kết quả.

Bản đồ chiến lược giúp định hướng doanh nghiệp
Bản đồ chiến lược giúp định hướng doanh nghiệp

2. Bản đồ chiến lược có những vai trò nào?

2.1. Xây dựng mục tiêu

Những cách làm, bước thực thi của các phòng ban có thể tương tự nhau một số khía cạnh nhất định. Do đó, mỗi phòng ban cần tối ưu hóa hoạt động của mình, loại bỏ các yếu tố thừa thãi, không cần thiết. Dùng bản đồ chiến lược, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu này một cách hiệu quả, dễ dàng hiểu rõ tính chất công việc của nhau. Từ đây, doanh nghiệp sẽ vận hành một cách trơn tru, hiệu quả.

Giúp xác định rõ ràng mục tiêu
Giúp xác định rõ ràng mục tiêu

2.2. Chỉ dẫn nhân viên thực thi công việc

Nhân viên chỉ có thể làm tốt được công việc của mình khi đã nắm rõ được mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp. Nhờ bản đồ chiến lược, nhân viên sẽ dễ dàng chuyển đổi mục tiêu trong báo cáo hoạt động thành các hướng dẫn cụ thể. Không chỉ vậy, bản đồ còn giúp nhân viên hiểu rõ được tính chất công việc, giúp họ có tầm nhìn xa để có thể đóng góp cho tổ chức ngày một hoàn thiện hơn.

2.3. Tăng hiệu quả quản lý rủi ro

Từ bản đồ, người quản lý sẽ có cái nhìn một cách trực quan, khái quát, tổng thể toàn bộ chiến lược doanh nghiệp đang thực thi. Nhờ đó, người quản lý sẽ nhìn ra được điểm yếu ở đây, lỗ hổng ở cách thực thi để mau chóng đưa ra các giải pháp khắc phục.

Chúng ta có thể lấy ví dụ như nếu bộ phận chăm sóc khách hàng không hiệu quả, sẽ làm ảnh hưởng tới việc tạo giá trị cho khách hàng. Từ đây, doanh số tổ chức sẽ bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới tài chính doanh nghiệp. Việc phát hiện ra và giải quyết nhanh chóng sẽ làm giảm tối ưu các thiết hại không mong muốn.

3. Bản đồ chiến lược sẽ cần các yếu tố nào?

3.1. Tài chính

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tìm kiếm các giải pháp, cách thức tối ưu để gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều này, có 2 nhóm chiến lược chính cần thực hiện là tập trung vào năng suất và tăng trưởng doanh thu.

Chiến lược tăng trưởng doanh thu chủ yếu là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, giữ chân và thu hút họ nhằm mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi. Còn với năng suất, doanh nghiệp sẽ tập trung làm giảm chi phí đầu vào nhưng vẫn cho ra chất lượng hàng hóa không đổi.

3.2. Khách hàng

Yếu tố cốt lõi của bản đồ chiến lược là định vị khách hàng. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp sẽ cần chú ý các nguyên tắc sau:

- Tập trung sản phẩm: các nhà kinh doanh sẽ liên tục đầu tư vào sản phẩm, nghiên cứu, thiết kế với mục tiêu dẫn đầu ngành hàng đó. Để làm điều này, công nghệ tân tiến, gia tăng vòng đời sản phẩm là yếu tố cần thiết.

- Vận hành doanh nghiệp tối ưu: mục tiêu chính của nguyên tắc này là đảm bảo cung cấp khách hàng với sản phẩm dịch vụ có giá cả tương đối thấp. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp tính gọn nhằm tối ưu hóa hoạt động của mình, giúp giảm thiểu chi phí, nâng cao quy trình hoạt động.

- Mối quan hệ bền vững với khách hàng: ở nguyên tắc này, khách hàng chính là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Chiến lược chính của nguyên tắc này là phục vụ, cung cấp sản phẩm dịch vụ theo hướng cá nhân hóa để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.

Bản đồ chiến lược giúp tạo mối quan hệ với khách hàng
Bản đồ chiến lược giúp tạo mối quan hệ với khách hàng

3.3. Quy trình nội bộ

Quy trình nội bộ là một công cụ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu tài chính và khách hàng. Phần lớn mọi doanh nghiệp sẽ cần hoạch định, cải tiến quy trình, cùng với với vận hành liên quan đến khách hàng và đổi mới xã hội. Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao giá trị khách hàng, vận hành hiệu quả hoạt động, tạo mối quan hệ các bên liên quan.

3.4. Học tập và phát triển

Nguồn lao động có trình độ và chuyên môn cao là yếu tố quan trọng giúp tạo sự thành công của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần có quy trình đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả để người nhân viên có thể phát triển, rèn luyện thông qua văn hóa nội bộ, nâng cao tư duy quản lý – lãnh đạo,…

4. Các bước tạo nên bản đồ chiến lược cho doanh nghiệp

4.1. Thiết lập sứ mệnh, tầm nhìn doanh nghiệp

Sứ mệnh là một tuyên bố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Đây chính là cách để doanh nghiệp có thể tập trung hoạt động nội bộ, thực hiện mục đích kinh doanh. Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp sẽ biết được các mục tiêu cần hướng tới xây dựng vững chắc trong tương lai.

Sứ mệnh, tầm nhìn là bước đầu tiên trước khi lập bản đồ
Sứ mệnh, tầm nhìn là bước đầu tiên trước khi lập bản đồ

4.2. Môi trường xung quanh

Trước khi thực hiện bất kỳ chiến lược gì, việc hiểu rõ lĩnh vực, bối cảnh, môi trường xung quanh là việc làm cần thiết. Điều này sẽ giúp bản đồ chiến lược xác định rõ những vấn đề cần thực hiện ưu tiên trong toàn bộ tiến trình. Khi phân tích môi trường, chúng ta cần tập trung vào đối thủ, nhà cung cấp, người đầu tư.

4.3. Tạo dựng chiến lược phát triển

Để có thể thực hiện được sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, doanh nghiệp cần xác định được chiến lược phát triển. Chúng ta cần đảm bảo chiến lược đầy đủ các hoạt động cần thực hiện để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

4.4. Thực thi chiến lược

Sau khi đã tạo dựng xong chiến lược phát triển, doanh nghiệp sẽ cần bắt tay vào thực hiện để đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn. Doanh nghiệp kết nối được các mục tiêu với nhau thông qua mũi tên để thể hiện góc nhìn.

4.5. Tạo lập bản đồ chiến lược

Sau khi đã đầy đủ các yếu tố, công việc cuối cùng cần thực hiện là tạo lập bản đồ chiến lược. Bản đồ chiến lược cần thể hiện toàn bộ giá trị doanh nghiệp đối với quy trình hoạt động. Đây chính là cách để gia tăng mức độ hài lòng khách hàng, đạt được mục tiêu đề ra.

Tạo lập bản đồ chiến lược
Tạo lập bản đồ chiến lược

Như vậy, bài viết bản đồ chiến lược là gì đã giúp chúng ta hiểu vai trò và tầm quan trọng của bản đồ trong việc xây dựng định hướng, quản lý – vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru hiệu quả. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi, vieclam123.vn sẽ câu trả lời cho bạn.

Tư vấn chiến lược là gì? Khám phá các nhiệm vụ của tư vấn chiến lược

Tư vấn chiến lược là gì? Tư vấn chiến lược có các mục tiêu như thế nào? Cùng khám phá mục tiêu chiến lược trong bài viết dưới đây!

Tư vấn chiến lược là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.