Tiện ích
Cẩm nang
Trong việc sử dụng giấy tờ, văn bản hành chính có thuật ngữ bản chụp, tuy nhiên thuật ngữ này lại chưa được đưa ra định nghĩa rõ ràng trong hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Vì thế việc hiểu bản chụp là gì vẫn còn khá mơ hồ đối với nhiều người. Nhất là khi thuật ngữ này lại rất thường bị nhầm lẫn với từ bản sao. Để tránh nhầm lẫn xảy ra thì chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết, cụ thể hơn các vấn đề liên quan đến bản chụp nhé.
MỤC LỤC
Trong thực tế, pháp luật chưa đưa ra bất cứ nội dung quy định nào cụ thể về khái niệm bản chụp dẫn đến mỗi người có thể hiểu bản chụp là gì theo cách hiểu riêng. Tuy vậy, chúng ta cũng có thể đi tìm ý nghĩa đúng nhất của bản chụp phù hợp với mục đích sử dụng vốn có thông qua Điều khoản số 2 của Nghị định 23 do Chính phủ ban hành, khi đưa ra quy định cho bản sao nhưng cũng có nhắc đến bản chụp với nội dung sau đây:
Thứ nhất bản sao sẽ được cấp từ sổ gốc, do đó bản sao mang nội dung chính xác và đầy đủ đúng như bản gốc. Thứ hai, bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản do đánh máy, mang nội dung đủ, chính xác theo đúng nội dung ở bản gốc thể hiện.
Vì thế, bản sao sẽ chính xác y như bản gốc, còn bản chụp thì nên hiểu đúng nghĩa nhất chính là bản thu được thông qua việc chụp lại bản gốc thông qua thiết bị như máy ảnh, điện thoại, ... Đồng thời bản chụp cũng có thể in ra nhằm đáp ứng một số mục đích.
Rõ ràng khi đi tìm kiếm thông tin xoay quanh nội dung vấn đề cần làm sáng tỏ bản chụp là gì thì quả thực chúng ta thấy có sự khó phân định giữa hai thuật ngữ bản sao với bản chụp. Nhiều người vì thế mà bị nhầm lẫn giữa bản sao và bản chụp cũng là một điều hết sức dễ hiểu. Tuy nhiên, ngay từ ở nội dung trên, chúng ta đã khẳng định rất rõ ràng bản sao và bản chụp là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt thể cho hai yếu tố khác nhau với hoàn cảnh, mục đích sử dụng khác nhau. Để tránh bị nhầm lẫn giữa bản sao với bản chụp thì bạn hãy để ý cách phân biệt mà vieclam123.vn chuẩn bị chỉ ra ngay sau đây.
Bản chụp có thể lưu lại ngay trong thiết bị hoặc in ra thành giấy tờ. trong khi đó, bản sao bắt buộc phải dùng phương thức in ấn để in trên giấy dựa vào bản chụp. Bản sao thể hiện đầy đủ, chính xác nội dung từ bản chụp và sau đó cần phải được công chứng tại cơ quan thẩm quyền mới có giá trị hiệu lực.
Bản chụp, bản sao cũng khác nhau trên phương diện pháp lý. Trong đó bản chụp sẽ không mang giá trị pháp lý thế nhưng khi cần thiết người ta vẫn có thể dùng bản chụp và được chấp nhận thay thế cho bản gốc.
Còn bản sao sẽ mang giá trị pháp lý rõ ràng, nằm trong quy định của pháp luật tại Điều 03 thuộc Nghị định 23 do Chính phủ ban hành. Giá trị pháp lý của bản sao hình thành nên từ sổ gốc, nhưng để có giá trị sử dụng thì bản sao lại cần phải có chữ ký và được chứng thực.
Câu trả lời là có. Đơn giản nhất là bản chụp, không quy định ai mới được cấp bản chụp vì bản này bất kể ai cũng có thể tạo ra khi có thiết bị chụp. Còn bản sao, người cấp chính là cơ quan thẩm quyền, phải được xác nhận con dấu, chữ ký từ các cơ quan này thì bản sao mới thể hiện giá trị hiệu lực của nó.
Cùng là giấy tờ lấy nội dung, hình thức chính xác từ giấy tờ gốc nhưng bản sao và bản chụp lại có phạm trù và cách thức sử dụng khác nhau. Tuy vậy vẫn để lại nhiều băn khoăn cho mọi người về các phương thức sử dụng của chúng, nhất là với một loại giấy tờ có cách dùng khá tự do như bản chụp.
Trong khi bản sao bắt buộc phải in trên giấy để xin dấu xác nhận thì bản chụp liệu có cần làm như thế?
Việc công chứng giấy tờ lúc nào cũng có thể trở thành thắc mắc của nhiều người, đơn giản là vì thủ tục hành chính tại Việt Nam luôn đưa ra những ràng buộc về con dấu, sự xác nhận của giấy tờ thông qua cơ quan chức năng, qua đó nhằm kiểm soát tốt các quy trình của xã hội. Chính vì điều này mà sự băn khoăn liệu có phải công chứng cho bản chụp – cũng là một yếu tố có thể dùng ở các giao dịch nhất định.
Để giải quyết nội dung này, bạn hãy dựa vào Nghị định 23, điều 18 về quy định đối với văn bản, giấy tờ. Cụ thể nội dung cần nắm bắt bao gồm:
Khi cần xin công chứng cho bản sao thì bạn cần mang theo giấy tờ gồm: bản chính, văn bản giao dịch (cá nhân tự soạn thảo hoặc dùng theo mẫu có sẵn). Người cần chứng thực sự đưa giấy tờ tùy thân cho cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục thủ tục chứng thực.
Quy định chỉ đến đây mà không có nhắc bất cứ điều gì tới bản chụp. Điều này cũng có nghĩa là bản chụp sẽ không được chứng thực, cũng không cần phải chứng thực. Đơn giản là vì thông qua khái niệm bản chụp là gì đã xác định được bản chụp được dùng để đối chiếu hay phục vụ các mục đích đời sống hàng ngay thay vì phục vụ trên môi trường pháp lý.
Về việc ứng dụng bản chụp vào các công tác hành chính, bạn không cần phải dành quá nhiều suy nghĩ, sự quan tâm đối với vấn đề này bởi vì khả năng ứng dụng của bản chụp là rất ít. Đa số các thủ tục hành chính sẽ đòi hỏi bản sao. Còn bản chụp chỉ dùng ở các điều kiện, hoàn cảnh cần thiết nhất, khi phải đối chiếu với giấy tờ gốc mà thủ tục không cần bản sao. Việc đưa bản chụp vào giao dịch nào đó cũng như một phương thức bổ sung thêm mà thôi, hoàn toàn không bắt buộc.
Như vậy, qua bài viết này, bản chụp là gì đã được làm sáng tỏ. Tuy có phần giống với bản sao nhưng giá trị sử dụng của hai loại giấy tờ này hoàn toàn khác biệt. Vì thế bạn nên phân biệt rõ va sử dụng đúng cách đối với từng loại nhé.
Sơ yếu lý lịch có cần dán ảnh không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra bởi vì trong hướng dẫn về thủ tục hành chính chưa thực sự có một nội dung nào quy định cụ thể về việc dán ảnh trên bản sơ yếu lý lịch. Để đảm bảo tạo chuẩn bị được một bản sơ yếu lý lịch đầy đủ và phù hợp thì bạn nên nhìn nhận có cơ sở logic, hợp lý nhất. Qua bài viết dưới đây, có nên dán ảnh vào sơ yếu lý lịch hay không sẽ được làm sáng tỏ.
MỤC LỤC
Chia sẻ