close
cách
cách cách cách cách cách

Bác sĩ dự phòng là gì? Tìm hiểu về những người gác cổng thầm lặng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bác sĩ y học dự phòng đảm nhận những công việc liên quan đến việc phòng tránh dịch bệnh, can thiệp kịp thời để tránh cho bệnh dịch tiến triển tồi tệ hơn, phát hiện bệnh sớm để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất hoặc giảm tỷ lệ mắc mới. Công việc của những người bác sĩ dự phòng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe toàn dân. Vậy bác sĩ dự phòng là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những người “gác cổng” thầm lặng qua bài viết sau đây nhé!

1. Bác sĩ dự phòng là gì? Công việc của bác sĩ dự phòng

1.1. Bác sĩ dự phòng là gì?

Bác sĩ dự phòng là những người làm việc trong ngành y học dự phòng. Công việc chủ yếu của bác sĩ dự phòng liên quan đến sức khỏe cộng đồng và sức khỏe toàn dân, cũng như các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bác sĩ dự phòng làm việc trong ngành y học dự phòng
Bác sĩ dự phòng làm việc trong ngành y học dự phòng

Có 3 nhóm chức danh đối với bác sĩ dự phòng đó là: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I), Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) và Bác sĩ y học dự phòng (hạng III).

Khác với công việc của bác sĩ đa khoa hay bác sĩ nội trú… công việc của bác sĩ dự phòng liên quan đến rất nhiều người. Bệnh nhân của họ không phải là một hay  một vài người mà là cả một cộng đồng.

1.2. Công việc của bác sĩ dự phòng

1.2.1. Công việc hàng ngày của bác sĩ dự phòng

Công việc hàng ngày của bác sĩ dự phòng cũng bận rộn không thua kém gì bác sĩ đa khoa hay bác sĩ nội khoa… Họ thường xuyên phải thu thập thông tin và tiến hành rất nhiều nghiên cứu để đưa ra kế hoạch kiểm soát tốt dịch bệnh, phòng chống hoặc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Họ cũng thường xuyên xây dựng kịch bản và triển khai các chiến dịch tuyên truyền để người dân hiểu rõ tầm quan trọng của sức khỏe và các phương pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe hàng ngày.

Công việc của bác sĩ dự phòng liên quan đến việc kiểm soát dịch bệnh
Công việc của bác sĩ dự phòng liên quan đến việc kiểm soát dịch bệnh

Ngoài ra, bác sĩ dự phòng cũng đảm nhiệm thêm cả phương diện an toàn thực phẩm và dinh dưỡng toàn dân. Họ cũng nghiên cứu sức khỏe của người dân dưới sự tác động của thời tiết và thiên tai nếu có.

Bên cạnh đó, bác sĩ dự phòng cũng có vai trò vô cùng thiết yếu trong nghiên cứu, phát hiện và xây dựng các chiến dịch phòng chống, kiểm soát và tiêu diệt dịch bệnh. Họ cũng thường xuyên truyền thông và tư vấn các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe và lối sống lành mạnh.

1.2.2. Bác sĩ dự phòng làm việc tại đâu?

Dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, lối sống, các vấn đề về di truyền, dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh, các chương trình y tế cộng đồng, giáo dục sức khỏe… đều nằm trong phạm vi nhiệm vụ và trách nhiệm của bác sĩ dự phòng.

Bác sĩ dự phòng có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, chẳng hạn như trạm y tế hay trung tâm y tế, các bệnh viện lớn nhỏ, các bệnh viện trực thuộc bộ Y tế (chẳng hạn như Bệnh viện Pasteur, Viện sốt rét ký sinh trùng…) hoặc trung tâm  kiểm soát bệnh tật.

Bác sĩ dự phòng có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước
Bác sĩ dự phòng có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước

Ngoài ra, bác sĩ dự phòng cũng có thể làm việc tại các đơn vị hoặc cơ sở y tế tư nhân khác như bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân, một số doanh nghiệp hoặc làm việc cho các công ty bảo hiểm… Nhiều bác sĩ dự phòng cũng đang công tác trong các tổ chức phi chính phủ (NGO) hay các tổ chức quốc tế có liên quan đến y tế hoặc không.

2. Mức thu nhập của bác sĩ dự phòng

Như đã đề cập đến trước đó, hiện nay ở nước ta đang áp dụng chế độ 3 nhóm chức danh cho bác sĩ dự phòng, bao gồm: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I), Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) và Bác sĩ y học dự phòng (hạng III). Mức thu nhập của bác sĩ dự phòng cũng chịu ảnh hưởng của chức danh.

- Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I có lương được chia thành 6 bậc. Bậc thấp nhất có hệ số lương là 6.200 tương đương với lương cơ bản 9238.000 VNĐ/ tháng. Trong khi đó hệ số lương ở bậc 6 là 8.000 tương đương với mức lương cơ bản là 11.920.000 VNĐ.

Hiện đang áp dụng 3 nhóm chức danh cho bác sĩ dự phòng
Hiện đang áp dụng 3 nhóm chức danh cho bác sĩ dự phòng

- Bác sĩ y học dự phòng chính hạng II có 8 bậc lương. Hệ số lương ở bậc 1 là 4.400 tương đương với thu nhập cơ bản là 6.556.000 VNĐ/ tháng. Nếu lên được bậc 8 thì hệ số lương tăng lên đến 6.780 tương đương với 10.102.000 VNĐ/ tháng.

- Bác sĩ y học dự phòng hạng III có 9 bậc lương. Bậc thấp nhất có hệ số lương chỉ là 2.340 tương đương với mức thu nhập cơ bản là 3.487.000 VNĐ/ tháng. Trong khi đó bậc 9 có hệ số lương là 4.980 tương đương với mức thu nhập cơ bản là 7.420.000 VNĐ/ tháng.

Như vậy, có thể thấy rằng mức lương của công việc bán sĩ dự phòng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

3. Bác sĩ dự phòng thi khối nào và học trường nào?

Để theo đuổi con đường sự nghiệp của một bác sĩ dự phòng, bạn cần tốt nghiệp từ một trường đại học y. Hiện nay có nhiều trường đào tạo bác sĩ dự phòng. Sau đây là danh sách một số trường đại học y có ngành đào tạo y học dự phòng và tổ hợp xét tuyển của từng trường. Nếu bạn cũng đang có ý định theo học ngành y học dự phòng thì đừng bỏ những thông tin sau đây nhé!

Hiện nay có nhiều trường đào tạo bác sĩ dự phòng
Hiện nay có nhiều trường đào tạo bác sĩ dự phòng

- Trường Đại học Y Hà Nội: Ngành Y học dự phòng tại trường Đại học Y Hà Nội chỉ xét tuyển duy nhất khối B00 (Toán, Hóa, Sinh) với mức điểm chuẩn tương đối cao.

- Trường Đại học Y Thái Bình cũng tuyển sinh ngành Y học dự phòng với tổ hợp xét tuyển B00 (Toán, Hóa, Sinh)m tuy nhiên điểm chuẩn thường thấp hơn một chút so với trường Đại học Y Hà Nội.

- Trường Đại học Y Dược Huế xét tuyển tổ hợp Toán, Hóa, Sinh cho ngành Y học dự phòng.

- Trường Đại học Y Dược TP HCM cũng tuyển sinh ngành Y học dự phòng và xét tuyển theo tổ hợp B00 (Toán, Hóa, Sinh) với điểm chuẩn cao tương đương trong Đại học Y Hà Nội.

- Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cũng tuyển sinh ngành Y học dự phòng với tổ hợp xét tuyển B00 (Toán, Hóa, Sinh).

- Trường Đại học Y Hải Phòng xét tuyển khối B00 (Toán, Hóa, Sinh) để tuyển sinh cho ngành Y học dự phòng, trong đó có áp dụng một số tiêu chí phục.

Tương tự như các ngành khác, thời gian đào tạo đối với sinh viên ngành Y học dự phòng tại các trường đại học y tối thiểu cũng là 6 năm.

Thời gian đào tạo bác sĩ dự phòng ít nhất là 6 năm
Thời gian đào tạo bác sĩ dự phòng ít nhất là 6 năm

Tin rằng qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, bạn đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi “Bác sĩ dự phòng là gì?” và hiểu hơn về công việc của bác sĩ dự phòng. Bác sĩ dự phòng là một công việc có cơ hội nghề nghiệp và triển vọng rất tốt. Nếu có dự định theo đuổi công việc này hoặc yêu thích công việc này thì hãy mạnh dạn theo đuổi ước mơ của mình nhé!

Điều dưỡng trưởng

Tìm hiểu về chức năng và nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng, cũng như con đường để trở thành một điều dưỡng trưởng được chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!

Điều dưỡng trưởng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.