close
cách
cách cách cách cách cách

Điều dưỡng trưởng – vai trò quan trọng của nghề thể hiện thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tại vị trí điều dưỡng trưởng, trọng trách chuyên môn nghiệp vụ được đòi hỏi cao hơn rất nhiều. Bởi thế mà điều dưỡng trưởng sẽ luôn phải không ngừng tích lũy, trau đồi chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu cấp thiết của ngành Y tế.

Nội dung bên dưới chính là những chia sẻ quan trọng để một người có được quá trình hành nghề tại vị trí điều dưỡng trưởng khoa tốt nhất.

1. Điều dưỡng trưởng khoa có chức năng và nhiệm vụ gì?

Chức năng, nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng khoa được quy định rõ ràng tại nội dung quyết định số 1895/1997 của Bộ Y tế do Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành vào ngày 19/09/1997. Dựa vào quy định này chúng ta sẽ xác định rõ nhất chức năng, nhiệm vụ trong công tác hành nghề của vị trí điều dưỡng trưởng khoa.

Điều dưỡng trưởng - chức năng và nhiệm vụ quan trọng cần làm
Điều dưỡng trưởng - chức năng và nhiệm vụ quan trọng cần làm

1.1. Chức năng

Có hai cách nhận diện chức năng của vị trí điều dưỡng trưởng đó là chức năng quản lý dựa theo hoạt động và theo quá trình quản lý. Trong đó mỗi cách tiếp cận được đòi hỏi riêng mà bản thân người Điều dưỡng trưởng phải tiếp cận được cả hai cách để tuân thủ thực hiện chức năng một cách tốt nhất.

1.1.1. Quản lý theo quá trình quản lý

Chức năng này được thực hiện qua quá trình quản lý của điều dưỡng trưởng gồm các công tác sau đây:

Thứ nhất, điều dưỡng trưởng sẽ lập kế hoạch công việc thông qua nhiều yếu tố. Chúng bao gồm thực trạng ngành y tế nói chung, tình hình hoạt động của bệnh viện nói chung; điểm mạnh, điểm hạn chế của đơn vị. Từ các thông tin này, điều dưỡng trưởng sẽ lập kế hoạch cụ thể để phát triển cơ sở y tế nơi đang làm việc. Bản kế hoạch được lập phải có thông tin đầy đủ về địa điểm, thời gian, hoạt động, những người tham gia kế hoạch, các chương trình hoạt động cụ thể.

Chức năng của người điều dưỡng trưởng
Chức năng của người điều dưỡng trưởng

Thứ hai, điều dưỡng trưởng cũng có chức năng trong việc kiểm tra tình hình làm việc của các cán bộ nhân viên ở bộ phận điều dưỡng do mình quản lý. Xen vào sự sát sao này, họ cũng không ngừng tìm ra các phương án tốt nhất để thúc đẩy nhân viên có thái độ làm việc tích cực, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định ngành điều dưỡng và trường hợp chểnh mảng, không làm tròn trách nhiệm với công việc.

1.1.2. Quản lý hoạt động

Tiếp theo, chức năng của điều dưỡng trưởng cũng đặt tại nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực đúng theo sự chỉ đạo từ cấp trên. Họ được thực hiện quyền hạn nhận xét đánh giá thái độ, chất lượng làm việc của nhân viên điều dưỡng; được đề xuất khen thưởng và kỷ luật, đề xuất tăng lương và trong tất cả các trách nhiệm thì không thể thiếu sự phân công công việc cho các điều dưỡng, thực hiện tổng hợp báo cáo.

Bên cạnh nhân lực, vật lực cũng nằm trong chức năng quản lý sát sao của điều dưỡng trưởng. Tất cả các tài sản, trang thiết bị cho tới các hạng mục dụng cụ tiêu hao, dự trù vật tư đều do điều dưỡng trưởng phụ trách. Vậy nên mọi hoạt động liên quan đến chúng sẽ do họ đưa ra quyết định điều phối dưới

Ngoài quản lý các công tác thuộc về chuyên môn thì điều dưỡng trưởng cũng đảm đương thực hiện cả chức năng chăm sóc bệnh nhân khi cần, quản lý hoạt động điều tra dịch tễ, quản lý thông tin của các khoa trong bệnh viện.

Điều dưỡng trưởng thực hiện chức năng gì?
Điều dưỡng trưởng thực hiện chức năng gì?

1.2. Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng

Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa theo quy định của sẽ gồm nội dung sau đây:

- Tổ chức hoạt động để có thể chăm sóc người bệnh một cách toàn diện.

- Tiếp nhận y lệnh của trưởng khoa để điều trị, chăm sóc bệnh nhân, xây dựng kế hoạch tổ chức để thực hiện kế hoạch đúng với y lệnh.

- Đôn đốc việc thực hiện kế hoạch công việc của các nhân viên: hộ lý, điều dưỡng đa khoa, hộ sinh, ... Luôn nắm bắt tình trạng bệnh nhân để kịp thời đưa ra phương án xử lý. Quản lý các phòng bệnh và đảm bảo công tác vệ sinh toàn khoa.

Nhiệm vụ quan trọng của điều dưỡng trưởng gồm những gì?
Nhiệm vụ quan trọng của điều dưỡng trưởng gồm những gì?

- Lập kế hoạch phân chia các công việc của từng cá nhân.

Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho bộ phận nhân viên điều dưỡng để đảm bảo công tác chuyên môn.  

- Phụ trách phần trang thiết bị vật tư của khoa, bao gồm việc sửa chữa, bảo dưỡng. Theo dõi các báo cáo của thành viên trong khoa, tổng hợp những báo cáo này để gửi lên cấp trên.

Các công tác khác của người điều dưỡng trường cũng sẽ thực hiện thường xuyên có thể kể tới như kiểm tra các giấy tờ sổ sách liên quan như phiếu chăm sóc bệnh nhân, việc ghi chép sổ của các nhân viên điều dưỡng, thực hiện công tác hành chính và báo cáo thống kê theo từng ngày.

Với rất nhiều nhiệm vụ, chức năng trên cho thấy điều dưỡng trưởng là vị trí quan trọng. Việc tuyển chọn người đứng vào vị trí này cũng cần nghiêm ngặt mới có thể đảm bảo mọi công việc được thực hiện hoàn chỉnh, hiệu quả. Bản thân người được lựa chọn cho vị trí này cũng cần tích cực trau đồi kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ mới làm tốt công việc đúng chuẩn yêu cầu trên.

Vậy làm sao để hoàn thành điều đó?

Công việc, nhiệm vụ mà điều dưỡng trưởng đảm đương
Công việc, nhiệm vụ mà điều dưỡng trưởng đảm đương

2. Làm thế nào để trở thành một Điều dưỡng trưởng thành công?

Trách nhiệm, chức năng có thể đem đến cho điều dưỡng trưởng quyền lực, sự chỉ đạo bộ phận nhân viên cấp dưới song cũng qua việc tìm hiểu về nhiệm vụ, chức năng của nghề cho thấy rõ sự áp lực lớn. Để vượt qua áp lực, quan trọng là hoàn thành tốt mọi trọng tách thì công việc đặt ra cho điều dưỡng trưởng phải giỏi về năng lực, ý thức cao về tinh thần trách nhiệm.

Những đòi hỏi trên sẽ được đáp ứng nếu như bạn có một quá trình rèn luyện kiến thức kỹ năng thật nghiêm túc ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Tại thực tế hoạt động ở các bệnh viện thì điều dưỡng viên chính là bộ phận đông quân số hàng đầu. Việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ngày một nâng cao, đặt ra thách thức nặng nề hơn cho bộ phận điều dưỡng, đặc biệt là điều dưỡng trưởng bởi ở vị trí đứng đầu bộ phận này, thực hiện nhiệm vụ quản lý, người điều dưỡng trường phải đứng ra chỉ đạo, xây dựng các kế hoạch hoạt động cho tất cả các nhân viên điều dưỡng thuộc sự quản lý, đồng thời đảm bảo các công tác hành chính khác diễn ra ổn thỏa.

Mẹo để hành nghề điều dưỡng trưởng thành công
Mẹo để hành nghề điều dưỡng trưởng thành công

Vì thế bản thân bạn nếu đang hoặc sẽ nắm giữ vị trí này hãy tích cực rèn giũa để nắm bắt những kỹ năng sau đây:

- Xây dựng quy trình kỹ thuật đáp ứng theo kỹ thuật chẩn đoán, điều trị mới mà bác sĩ yêu cầu

-  Tạo ra được không khí học tập không ngừng để các thành viên trong bộ phận điều dưỡng tích cực bồi dưỡng tình yêu nghề bên cạnh việc trau dồi chuyên môn, thực hành.

- Biết cách chăm sóc người bệnh đúng quy trình để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.

- Giao tiếp đúng mực của ngành, tận tâm chăm sóc người bệnh, tận lực cống hiến cho ngành nghề.

- Biết cách lắng nghe và thấu hiểu những mong muốn của bệnh nhân thông qua những chia sẻ về cả điều hài lòng và không hài lòng.

- Chọn ra những nhân lực tiềm năng trong bộ phận điều dưỡng để giao công việc quan trọng, đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc được thực thi hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng cho hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật của nhân viên điều dưỡng. Việc nghiên cứu sáng tạo cần được xuất phát từ chính nhu cầu của thực tiễn để đem lại chất lượng chăm sóc người bệnh hiệu quả nhất.

Nhìn chung, với điều dưỡng trưởng, trọng trách cần gánh vác là rất lớn. Để công việc được thuận lợi và luôn chất lượng đáp ứng yêu cầu của ngành Y tế thì bản thân điều dưỡng trưởng phải không ngừng trau dồi năng lực bản thân, tích cực phối hợp với mọi bộ phận trong bệnh viện, cơ sở y tế để đồng lòng gửi đến người bệnh dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tận tình nhất.

Tìm hiểu về nghề điều dưỡng đa khoa

Đọc bài viết dưới đây để làm sáng tỏ điều dưỡng đa khoa là gì. Như thế bạn sẽ dễ dàng xây dựng cho bản thân một “phác đồ” sự nghiệp chuẩn để rồi dễ dàng bước chân vào nghề.

Điều dưỡng đa khoa là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.