close
cách
cách cách cách cách cách

8 năng lực lãnh đạo quản lý gồm những năng lực nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

8 năng lực lãnh đạo quản lý được cập nhật ở bài viết này sẽ trở thành một nền tảng quan trọng, bắt buộc những nhà quản trị không chỉ phải có mà còn phải có cách vận dụng một cách xuất sắc thì mới tạo được thành tựu cho sự nghiệp lãnh đạo của mình. vieclam123.vn sẽ giúp bạn tổng hợp 8 năng lực quản lý lãnh đạo cốt lõi nhất để luôn điều hành công việc tốt.

1. Sự cần thiết của năng lực lãnh đạo cốt lõi đối với nhà quản lý

Năng lực chính là sự tổng hợp các nguồn lực, khả năng trong một người hay trong cả một tổ chức để hướng tới việc hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao. Vì thế nên năng lực trong một người chính là tập hợp những thứ hiện có bên trong một con người về mặt khả năng, tiềm lực. Nói cụ thể tới năng lực quản lý, lãnh đạo là một nền tảng quan trọng để nhà quản trị sử dụng, phát huy mà xây dựng nên một môi trường làm việc hiệu quả.

Năng lực quản lý lãnh đạo luôn phải được trau dồi, phát huy
Năng lực quản lý lãnh đạo luôn phải được trau dồi, phát huy

Năng lực lãnh đạo chính là tổng hợp các nguồn lực cần sở hữu để trở thành nhà lãnh đạo tài giỏi. Năng lực sẽ giúp tăng uy tín, sự tin tưởng cũng như là một lời cam kết mà bạn ngầm đưa tới đội ngũ nhân viên của mình.

Lãnh đạo giỏi là người sẽ truyền được lửa nhiệt huyết, cảm hứng trong công việc cho nhân viên. Bên cạnh đó luôn tạo được nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nhân viên cải thiện năng suất làm việc, nâng cao chất lượng hơn. 

Bạn là người thúc đẩy, người cầm cân nảy mực, mọi sự thành công đạt được trước tiên sẽ do bạn định hướng bằng trí tuệ và sự quyết đoán của mình, sau là sự hợp lực và trí tuệ của đội ngũ nhân viên. Vì vậy, thành công cho doanh nghiệp sẽ được tạo thành từ cả một đội nhóm bao gồm cả lãnh đạo và nhân viên, ai cũng phải xuất sắc và chú trọng, trách nhiệm với công việc. Còn giá trị của người làm quản lý, lãnh đạo thì không những tạo nên từ sự nỗ lực rất nhiều của bản thân họ mà còn đến từ sự thành công của mỗi người nhân viên.

Nhất định nhà quản trị không thể thiết 8 năng lực lãnh đạo, quản lý này
Nhất định nhà quản trị không thể thiết 8 năng lực lãnh đạo, quản lý này

Việc xây dựng sự thành công ấy là cả một hành trình dài mà trên hành trình đó, mỗi bước đi của bạn phải thật bản lĩnh và tỉ mỉ, không ngừng chú trọng việc rèn luyện tri thức, kỹ năng. Có rất nhiều thứ để rèn giũa nhưng trước tiên bạn cần rèn cho mình 8 năng lực lãnh đạo quản lý sau đây để thúc đẩy hành trình bước tới thành công nhanh và bền vững hơn.

2. 8 năng lực quản lý lãnh đạo cốt lõi nhất nhà lãnh đạo cần

2.1. Năng lực giao tiếp

Mọi nhà lãnh đạo đều cần biết lắng nghe, quan sát những việc mà nhân viên cấp dưới nói và làm. Như thế chắc chắn sẽ giúp bạn xử lý thông tin một cách hiệu quả, định hình cách thức giao tiếp hiệu quả. 

Không chỉ đơn thuần là giao tiếp thông thường, bạn cần rèn cho mình có được năng lực giao tiếp. Khi ấy, việc lắng nghe sẽ trở nên thấu đáo, dễ đưa ra các ý kiến khách quan. Bên cạnh đó, lãnh đạo có được năng lực giao tiếp, biết lắng nghe cũng tạo ra được động lực cho nhân viên mạnh dạn chia sẻ các thông tin, ý tưởng của họ, đưa họ bước vào công việc một cách tích cực, chủ động hơn.

Năng lực giao tiếp cần có ở nhà lãnh đạo
Năng lực giao tiếp cần có ở nhà lãnh đạo

Sự lắng nghe cần ở trong trạng thái cởi mở, trong phương pháp lãnh đạo, người ta còn gọi đó là năng lực “lắng nghe cởi mở” và nhiều chuyên gia cho rằng đây chính là chìa khóa giúp việc quản lý đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một trong những khía cạnh của năng lực giao tiếp còn có việc xử lý thông tin. Lãnh đạo xử lý thông tin tốt là người có khả năng đi sâu vào bất kể vấn đề nào liên quan đến công việc và nhân viên. Bằng cái nhìn tổng thể của người quản lý, vấn đề sẽ được phân tích một cách sâu sắc với các mặt ưu - khuyết điểm của vấn đề, sự vật, đánh giá tốt hậu quả ở phạm vi ngắn, dài hạn trong quyết định. Từ sự sâu sắc bên trong, nhà lãnh đạo sẽ phát triển khả năng giao tiếp, dễ dàng đưa ra các lý lẽ xác đáng đầy thuyết phục và các quyết định hợp lý.

2.2. Năng lực quản lý

Quản lý nhân viên hiệu quả như thế nào - điều mọi nhà lãnh đạo phải biết rõ
Quản lý nhân viên hiệu quả như thế nào - điều mọi nhà lãnh đạo phải biết rõ

Lãnh đạo thành công nếu tạo được lòng tin từ đội ngũ, đồng thời cũng là người luôn đứng ở cương vị thuyền trưởng để xây dựng hướng đi cho nhân viên, giao cho nhân viên nhiệm vụ phù hợp. 

Lòng tin thể hiện một người lãnh đạo được tín nhiệm cũng như khẳng định họ là người có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm cao và hơn hết là có phong thái chuyên nghiệp, đủ to lớn để trở thành chỗ dựa tin cậy cho nhân viên, cũng là tấm gương sáng rõ để nhân viên không chỉ được ngưỡng mộ mà còn noi theo.

Năng lực quản lý thể hiện rõ ràng hơn ở khả năng ủy thác, giao việc, tín nhiệm đến đúng những người phù hợp.

2.3. Năng lực thích ứng tốt

Đây là loại năng lực top 3 trong 8 năng lực lãnh đạo quản lý quan trọng. Nhờ năng lực này mà người lãnh đạo có thể thích nghi với các hoàn cảnh thay đổi khác nhau và dễ dàng tiếp nhận các biến cố nếu có. Sự thích ứng chứng tỏ họ là một người linh hoạt, luôn sáng tạo ở mỗi hoàn cảnh riêng để đem lại lợi ích lớn giúp mục tiêu được hoàn thành. 

Luôn thích ứng nhanh chóng với mọi hoàn cảnh
Luôn thích ứng nhanh chóng với mọi hoàn cảnh

Sự thích ứng tốt luôn đi kèm với sự linh hoạt. Bạn sẽ luôn dễ dàng điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch theo hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời từ đó cũng điều chỉnh được thái độ và phong cách làm việc phù hợp, đa dạng cho nhân viên để nhân viên cũng trở nên linh hoạt, nhạy bén tiếp nhận công tác trong mọi hoàn cảnh.

Tuyệt vời hơn, khi có năng lực này, nhà lãnh đạo càng đủ bản lĩnh để đối phó lại với sự thất bại. Họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi để đạt được mục tiêu lớn. 

2.4. Giải quyết mâu thuẫn, xung đột

Sự mâu thuẫn và xung đột ở trong đội nhóm thì không thể nào tránh được. Điều quan trọng là nhà lãnh đạo phải lường trước về nguy cơ đó, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương án tốt nhất để xử lý các vấn đề phát sinh mâu thuẫn. Và ở hiện tại, họ cũng cần thận trọng đưa ra những cách quản trị để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra xung đột hoặc có cũng sẽ không quá nặng nề. Như thế bạn mới hoàn thành được một nhiệm vụ lớn trong công tác lãnh đạo của mình, đó là duy trì môi trường làm việc đoàn kết, hiệu quả và thật dễ chịu cho nhân viên.

Lãnh đạo cần có cách xử lý mẫu thuẫn trong nội bộ thật khéo léo
Lãnh đạo cần có cách xử lý mẫu thuẫn trong nội bộ thật khéo léo

Mối quan hệ giữa người với người sẽ được tự do hình thành nhưng mối quan hệ trong phạm trù của nhân viên với nhân viên cần phải được nhà quản lý tạo dựng và kết nối. Do đó, lãnh đạo phải luôn đưa ra những quyết định khôn khéo và thể hiện rõ sự công bằng trong nhận xét, khen chê, thưởng phạt. Nếu có bất hòa xảy ra thì chắc chắn hơn bất cứ ai, người lãnh đạo phải là người bình tĩnh nhất để suy xét sự việc và đưa ra được phương án hòa giải cần thiết. Sự công bằng trong khâu hòa giải vô cùng quan trọng. Nó sẽ không để lại sự bất mãn và tự kiêu trong mỗi người nhân viên.

2.5. Quản lý công việc tốt

Quản lý công việc là năng lực cốt lõi của nhà lãnh đạo. Cách quản lý công việc có sự khác biệt tùy theo thời đại và giai đoạn. Hiện nay, việc quản lý không còn triển khai thủ công nữa mà cần ứng dụng công nghệ kèm theo việc khôn ngoan tận dụng nguồn lực từ bên ngoài. Những nhà lãnh đạo không được trì hoãn bất cứ nhiệm vụ nào, phải xác định được đâu là mục tiêu ưu tiên. 

2.6. Kịp thời hành động

Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết chọn đúng thời điểm cho hành động được tiến hành. Không chỉ vậy, họ còn phải quyết đoán mới đưa ra được quyết định chắc chắn một cách kịp thời. Muốn đưa nhóm nhân viên do mình quản lý thu hái được nhiều thành tích vượt trội thì lãnh đạo hơn ai hết phải là người hành động đầu tiên, biết cách hành động sao cho dẫn dắt tốt mỗi cá nhân đi theo từng phương án đã được bản thân tính toán vô cùng tỉ mỉ. kỹ càng.

Luôn kịp thời hành động
Luôn kịp thời hành động

Trong quá trình gánh team cũng như đứng đầu sóng ngọn gió, bản thân người gặp khó khăn lớn nhất cũng chính là lãnh đạo. Thành quả chỉ được tạo ra khi lãnh đạo luôn vững vàng, đủ tài trí để vượt qua những trở ngại đó. Dần dần, mỗi bước đi của bạn sẽ đặt ra những đòi hỏi cao hơn cho nhân viên, thúc đẩy nhân viên phát triển ở một tầm cao khác.

2.7. Tạo động lực và thúc đẩy để người khác phát triển

Lãnh đạo không chỉ chú trọng trau dồi, tích lũy cho riêng mình mà còn tạo ra động lực để người khác, gần nhất chính là nhân viên của họ cũng gặt hái được sự thành công đó. Dưỡng tài, bồi chí hiệu quả cho nhân viên cũng là sự thành công của nhà lãnh đạo, và càng đòi hỏi kỹ năng đào tạo, huấn luyện phải thật tốt. 

Trong nguyên tắc bồi dưỡng nhân viên, người lãnh đạo cần có khả năng công nhận sự nỗ lực, công nhận những kết quả tốt mà nhân viên đã tạo ra. Như vậy, nhân viên sẽ luôn muốn cố gắng thật nhiều để không phụ sự tin tưởng, niềm vui vì thành tích của bạn trong mắt nhà lãnh đạo.

Thúc đẩy người khác hành động tích cực trong công việc
Thúc đẩy người khác hành động tích cực trong công việc

2.8. Tự làm chủ chính mình

Lãnh đạo không chỉ làm chủ nhân viên mà còn phải biết cách làm chủ chính mình trước khi làm chủ một ai đó. Khi ấy, bạn luôn có xu hướng tìm kiếm những cải tiến, đồng thời đưa ra cam kết đanh thép buộc cá nhân phải tuân thủ, thực hiện đúng. 

Lãnh đạo có thể mắc sai lầm, điều đó khó tránh khỏi, nhất là khi vừa mới được thăng tiến nên có ít kinh nghiệm. Nhưng quan trọng hơn, bản thân phải tự chủ được với những sai lầm đó để rút ra được những bài học quý giá cho chính sai lầm của mình. Bên cạnh đó, bạn phải biết chấp nhận cả những áp lực lớn ở mọi khía cạnh vì đứng ở vị trí của người cầm quyền không bao giờ dễ dàng cả.

Nhìn chung, 8 năng lực lãnh đạo quản lý nêu trên đây chứa đựng nhiều cơ hội để bạn nhanh chóng có được bản lĩnh cần có đối với trọng trách quản lý, điều hành. Làm lãnh đạo luôn không dễ dàng, và để thành công trên con đường này, chắc chắn rồi bạn phải mạnh mẽ hơn ai hết, phải quyết đoán và không ngừng trau dồi từ kiến thức đến kỹ năng.

Cập nhật cách quản lý công nhân

Cập nhật ngay top những cách quản lý công nhân hiệu quả tại bài viết bên dưới. Qua đây, các quản đốc, trưởng ca hay đến nhà quản lý cũng dễ dàng điều phối tốt mọi công việc tại công xưởng.

Cách quản lý công nhân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.