close
cách
cách cách cách cách cách

TOP 8 cách quản lý công nhân hiệu quả quản lý nào cũng nên áp dụng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một trong số lực lượng chính và quan trọng, công nhân không xa rời doanh nghiệp. Muốn tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải quản lý công nhân hiệu quả. Vậy theo bạn, cách quản lý công nhân phổ biến nhất hiện nay là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật kiến thức hữu ích này nhé.

1. Doanh nghiệp được lợi gì khi quản lý công nhân hiệu quả?

Quản lý công nhân chính là một trong những nhiệm vụ trong tâm mà doanh nghiệp hướng đến. Dù là thời điểm hay giai đoạn nào thì nhiệm vụ này luôn đóng vai trò cốt lõi, bởi quản lý công nhân tốt thì sản phẩm mới tốt.

Khi áp dụng cách quản lý công nhân phù hợp, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích vô cùng hấp dẫn. Cụ thể như sau:

- Quản lý công nhân tốt giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí thuê nhân công, lao động

- Quản lý công nhân tốt giúp doanh nghiệp sớm gia tăng hiệu quả sản xuất, từ đó gia tăng doanh thu và giảm chi phí

Doanh nghiệp được lợi gì khi quản lý công nhân hiệu quả
Doanh nghiệp được lợi gì khi quản lý công nhân hiệu quả?

Ngoài ra, ở các doanh nghiệp quy mô lớn, lượng công nhân là không nhỏ và chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội ngũ toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy khi ổn định được lực lượng này thì bộ máy tổ chức sẽ được đảm bảo, từ đó nâng cao vai trò của lãnh đạo và các mục tiêu của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả.

Nắm trong tay một số tiền khổng lồ nhưng năng lực quản lý yếu kém sẽ khiến các nhà lãnh đạo sớm bị đào thải. Chính vì vậy, mỗi tổ chức, doanh nghiệp cần trau dồi, học hỏi các kiến thức về quản lý để nâng cao trình độ cũng như năng lực bản thân.

Với nền thị trường và tâm lý con người như hiện nay, việc quản lý công nhân đòi hỏi người lãnh đạo phải thực sự xuất sắc. Nếu chưa có phương án tối ưu nào để sử dụng cho hoạt động sắp tới thì bạn có thể tham khảo 8 cách quản lý công nhân mà vieclam123.vn chia sẻ bên dưới nhé.

2. Top 8 những cách quản lý công nhân dành cho tân lãnh đạo

Với những cách quản lý công nhân mà tôi đưa ra sau đây thì ngay cả những tân quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn có thể áp dụng. Tuy nhiên bạn cần phải bỏ thời gian, công sức để nghiên cứu và tìm hiểu thì mới nhanh chóng phát triển.

2.1. Nắm chắc số lượng công nhân ở từng bộ phận

Nắm chắc số lượng công nhân ở từng bộ phận
Nắm chắc số lượng công nhân ở từng bộ phận

Không giống như những bộ phận khác, công nhân chính là lực lượng có sự biến động về nhân sự nhiều nhất. Cho nên muốn quản lý tốt thì quản lý cần phải nắm rõ quân số công nhân đi làm ở từng bộ phận, từ đó phân công công việc cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều này sẽ hạn chế được việc phân công công việc khối lượng lớn với chuyền sản xuất ít người và những tổ khác thì lại không có việc để làm.

Khi không nắm được quân số công nhân trong tay, các quản lý sẽ rơi vào thế bị động. Một phần là sẽ làm sai lệch kế hoạch, phần khác là sẽ phải đối diện với những chất vấn từ cấp trên. Dù là hoàn cảnh nào thì việc thiếu hiểu biết về quân số công nhân đi làm cũng gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng hàng hóa cần sản xuất.

2.2. Đặt ra chỉ tiêu cho công nhân từng bộ phận

Đặt ra chỉ tiêu cho công nhân từng bộ phận
Đặt ra chỉ tiêu cho công nhân từng bộ phận

Vì sao trong cách quản lý công nhân lại có phương pháp đặt chỉ tiêu làm việc? Rất đơn giản, khi có mục tiêu phấn đấu thì con người ta sẽ chú trọng và dốc toàn lực để đạt được mục tiêu ấy.

Chỉ tiêu trong công việc có thể gắn liền với lợi ích cụ thể hoặc là không tùy thuộc vào từng doanh nghiệp với chính sách phát triển khác nhau.

Chỉ cần là có chỉ tiêu, công nhân sẽ biết cách tạo ra nghị lực để phấn đấu, đồng thời cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như vai trò của mình với công việc.

Khi mỗi công nhân hoàn thành đúng trách nhiệm cũng như chỉ tiêu của mình thì toàn phân xưởng hay toàn doanh nghiệp đều đạt kế hoạch một cách xuất sắc. Đây chính là cách để hoàn thiện chất lượng làm việc cho toàn doanh nghiệp nói chung.

2.3. Kiểm soát thời gian và chất lượng của từng công nhân

Kiểm soát thời gian và chất lượng của từng công nhân
Kiểm soát thời gian và chất lượng của từng công nhân

Muốn nâng cao năng suất công việc, ngoài quản lý số lượng công nhân, doanh nghiệp cần chú trọng vào quá trình quản lý về mặt thời gian cũng như chất lượng sản phẩm ứng với từng người.

Trước tình hình xã hội hiện nay, việc quản lý thời gian và chất lượng sản phẩm của công nhân là điều vô cùng cần thiết. Đây là hành động giúp doanh nghiệp hạn chế được lãng phí về sức lực, thời gian từ đó giảm tổn thất đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi đưa ra phương pháp quản lý thời gian làm việc, công nhân sẽ cố gắng hoàn thành định mức công việc theo kế hoạch, thậm chí có thể vượt định mức quy định để có được thu nhập tốt hơn. Đây chính là giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đạt được để gia tăng lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động.

2.4. Phân tầng và sắp xếp đội ngũ công nhân hiệu quả

Một trong những cách quản lý công nhân hiệu quả chính là phân loại và sắp xếp đội ngũ công nhân một cách linh hoạt.

Có nghĩa là quản lý sẽ nắm rõ năng lực của từng công nhân, sau đó sắp xếp người có năng lực kém làm việc cùng những người có năng lực hoặc kinh nghiệm tốt hơn. Trong quá trình làm việc, họ có thể học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển.

Phân tầng và sắp xếp đội ngũ công nhân hiệu quả
Phân tầng và sắp xếp đội ngũ công nhân hiệu quả

Việc sắp xếp những công nhân có năng lực và kinh nghiệm khác nhau cũng là cách để họ học hỏi những thế mạnh của nhau, từ đó cùng nhau cố gắng và cho kết quả công việc tối ưu.

2.5. Đưa ra chính sách về thưởng phạt rõ ràng, công bằng

Doanh nghiệp có thể đưa ra rất nhiều quy tắc hay quy định hà khắc và yêu cầu công nhân thực hiện tuy nhiên bù lại cần phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng.

Chế độ thưởng phạt chính là nguồn động lực to lớn để cho tầng lớp công nhân trong nhà máy, xí nghiệp chủ động phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Theo đó, để động viên tinh thần làm việc của công nhân, doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều chính sách khen thưởng đúng người đúng việc, đó là những người luôn hoàn thành tốt công việc theo KPI, người có nhiều ý tưởng sáng tạo và đề xuất hay đem lại lợi ích cho công ty,...

Đưa ra chính sách về thưởng phạt rõ ràng, công bằng
Đưa ra chính sách về thưởng phạt rõ ràng, công bằng

Ngoài chính sách thưởng, doanh nghiệp hay quản lý cần đưa ra quy chế phạt rõ ràng. Những người làm tốt đương nhiên xứng đáng được thưởng, còn những người thiếu trách nhiệm trong công việc, tinh thần không hợp tác hay thường làm lỗi sản phẩm,... thì phải bị xử phạt nghiêm minh.

Ngoài yếu tố thưởng phạt rõ ràng, quản lý cũng phải lưu ý tới việc đối xử công bằng với mọi công nhân trong nhà máy, xí nghiệp. Đây chính là yếu tố cốt lõi để gắn chặt tình đoàn kết của đội ngũ công nhân, khi tất cả cùng đồng lòng thì hiệu quả công việc tăng là chuyện đương nhiên.

Quản lý cũng nên biết rằng mọi sự thiên vị về khen thưởng nào cũng đều là nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn nội bộ, những mâu thuẫn này sẽ là nền tảng của những cuộc xung đột không đáng có.

Mặc dù quy định đặt ra là phải áp dụng, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt với những lý do vô cùng chính đáng thì quản lý cũng nên xem xét và cân nhắc để công nhân không bị bất mãn.

Ví dụ: Thay vì trừ lương vì công nhân đi muộn vài phút thì quản lý có thể đưa ra cách xử lý thông minh hơn là yêu cầu công nhân đó ở lại làm thêm để bù vào giờ đi muộn.

Với cách hành xử này, công nhân đi muộn vừa bảo toàn được tiền lương đồng thời cũng vui vẻ chấp nhận hình phạt. Điều quan trọng hơn cả chính là sự tôn trọng đối với quản lý của mình vì sự thấu hiểu này.

 2.6. Mâu thuẫn công nhân cần phải xử lý triệt để

Mâu thuẫn công nhân cần phải xử lý triệt để
Mâu thuẫn công nhân cần phải xử lý triệt để

Bất cứ môi trường tập thể nào cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn, đặc biệt là tầng lớp công nhân. Mỗi người sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau, đôi khi vì công việc nên họ sẽ phát sinh những mâu thuẫn hay xích mích.

Những mâu thuẫn này không tự biến mất sau vài ngày, có thể nó sẽ được ghim lại trong lòng mỗi người và từ đó gây ra những cản trở trong công việc của nhau.

Là người quản lý, nếu không biết cách xử lý những mâu thuẫn này một cách triệt để thì hiệu quả công việc khó mà đạt được như ý muốn. Theo đó, bạn có thể hỏi rõ tình hình, sau đó phân tích dựa trên sự khách quan và công bằng nhất, đưa ra phương pháp giảng hòa hiệu quả để cả 2 nhanh chóng nguôi ngoai cơn giận của mình.

2.7. Cho công nhân thấy doanh nghiệp là niềm tự hào của họ

Cho công nhân thấy doanh nghiệp là niềm tự hào của họ
Cho công nhân thấy doanh nghiệp là niềm tự hào của họ

Sự liên kết trong tầng lớp công nhân sẽ trở nên chặt chẽ và bền vững nếu như họ cảm thấy tự hào về doanh nghiệp của mình.

Khi niềm tự hào này xuất phát từ trong tâm, tất cả sẽ dốc lòng vì công việc và luôn muốn phấn đấu để tổ chức này trở lên lớn mạnh hơn. Ngược lại, nếu mỗi người đều cảm thấy công việc chỉ là một nhiệm vụ mà họ buộc phải thực hiện vì mục đích mưu sinh thì chắc chắn họ không thể nào làm bằng cả tâm huyết. Như vậy chất lượng sản phẩm cũng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.

2.8. Thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội ý nghĩa

Ngoài chăm lo chu đáo cho đời sống công nhân làm việc tại công ty, doanh nghiệp có thể thường xuyên tổ chức những hoạt động xã hội có ý nghĩa như ủng hộ áo ấm cho học sinh nghèo miền núi, nấu ăn từ thiện cho người già neo đơn hoặc trẻ mồ côi, ủng hộ vào quỹ học sinh nghèo vượt khó tại những vùng đặc biệt khó khăn,...

Khi đó, công nhân nhìn vào sẽ thấy doanh nghiệp của mình thật đáng tự hào, họ sẽ trở nên yêu quý nơi làm việc và đóng góp sức lực một cách hiệu quả hơn.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội ý nghĩa
Thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội ý nghĩa

Mặc dù các cách quản lý công nhân theo chia sẻ trên đây có thể rõ ràng thế nhưng muốn trở thành quản lý tốt thì đòi hỏi người làm phải hội tụ đủ các yếu tố về đức và tài. Chúc cho các quản lý tương lai sớm hoàn thành mục tiêu của mình để thăng tiến trong sự nghiệp.

Kỹ năng của nhà quản trị

Nhà quản trị chính là người nằm trong ban lãnh đạo của một tổ chức hay doanh nghiệp. Vậy bạn có biết muốn trở thành người lãnh đạo tài ba thì cần phải đảm bảo những kỹ năng gì? Ở bài viết sau đây, vieclam123.vn sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý về một số kỹ năng của nhà quản trị cần phải có, cùng theo dõi nhé.

Kỹ năng của nhà quản trị

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.