close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Tìm hiểu trọn bộ kỹ năng của nhà quản trị nhất định phải có

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một nhà quản trị bắt buộc phải ở một tầm cao mới để đủ năng lực quản lý mọi vấn đề trong thẩm quyền của mình. Vậy nên việc sở hữu và trau dồi cho bản thân những kỹ năng của nhà quản trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vậy nếu ở trong cương vị người đứng đầu thì bạn đã biết các kỹ năng cần có của nhà quản trị chưa? Cập nhật ngay vấn đề này qua bài viết bên dưới.

1. Vì sao kỹ năng của nhà quản trị lại rất cần thiết ?

Mỗi một vị trí việc làm đều có những đòi hỏi khác nhau về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng. Các mức độ cần đáp ứng cũng có sự phân tầng rõ rệt. Càng ở những vị trí cấp cao hơn thì càng được đòi hỏi phải đáp ứng những kỹ năng nghiệp vụ nhiều và khó hơn. Phải là một người giàu kinh nghiệm, có đủ khả năng gánh vác gánh nặng và trải qua một quá trình rèn giũa đầy nỗ lực mới có thể đảm đương được chức trách quản trị của mình. 

Vai trò quan trọng của kỹ năng quản trị đối với nhà quản trị
Vai trò của những kỹ năng quản trị của nhà quản trị

Nếu như đã đứng ở vị trí mũi thuyền, bạn không có được kỹ năng chèo lái con thuyền đi đúng hướng, không biết cách xử lý mọi tình huống trắc trở xảy ra thì làm sao có thể bảo vệ được toàn bộ những người đi trên cùng hành trình với mình. Cũng tương tự như thế, khi không có được các kỹ năng cơ bản của nhà quản trị, vậy làm sao bạn làm tốt công tác quản trị, dẫn dắt đội ngũ nhân viên và toàn doanh nghiệp vươn lên phía trước. 

Các kỹ năng quản trị rất cần thiết trong CV xin việc nhà quản trị. Chúng sẽ giúp cho bạn thâu tóm toàn bộ quá trình hoạt động của đơn vị mình, phòng ban mình và đưa ra các chính sách, chiến lược phát triển phù hợp, biết cách tận dụng sức mạnh của cá nhân và tập thể cho từng hạng mục và tạo lợi thế phát triển chung. 

Do đó khi làm một nhà quản trị, bạn nhất định không thể thiếu những kỹ năng cơ bản nhất cần có ở cương vị của mình. Nếu như đã đứng ở vai trò của người thuyền trưởng doanh nghiệp mà chưa biết kỹ năng của một người quản trị thì đó là một sự thiếu sót vô cùng lớn, còn nếu như bạn đang trên hành trình phấn đấu để biến giấc mơ trở thành nhà quản trị thì nhất định không thể không biết những kỹ năng nào một nhà quản trị cần, thậm chí bản thân bạn cũng đã phải rèn giũa chúng một cách thuần thục, bài bản mới có cơ hội chính thức trở thành một nhà quản trị thực sự trong tương lai. 

Kỹ năng của nhà quản trị
Những vai trò lớn mà kỹ năng quản trị mang đến cho công tác quản trị

Hãy cập nhật ngay những kỹ năng của nhà quản trị cần thiết nhất trong mẫu hồ sơ xin việc để hành trình phát triển sự nghiệp của bạn được tạo dựng bằng sự chủ động và suôn sẻ.

Tham khảo thêm: Cách viết CV quản lý nhà hàng chuyên nghiệp, hấp dẫn, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

2. Các kỹ năng của nhà quản trị cần có

Từng vị trí, cấp bậc khác nhau sẽ có yêu cầu về kỹ năng trong CV khác nhau đó là điều hiển nhiên được chúng ta phân tích rõ ràng ở trên. Có thể nói, ở cấp cao như người quản trị thì bạn sẽ phải tổng hợp được rất nhiều các kỹ năng đa dạng khác nhau. Mặc dù khi đã đứng vào vị trí này, bạn đã trải qua cả một hành trình dài cho sự rèn luyện. trong bạn đã tích lũy được vô vàn các kỹ năng nghề nghiệp mà chính chúng lại là nền tảng thúc đẩy bạn cứ thế thuận lợi lên các vị trí phát triển cao hơn.

Thế nhưng cho đến khi đứng tại vị trí của một nhà quản trị, vẫn còn rất nhiều kỹ năng mà bạn chưa sở hữu được hoặc chưa sử dụng hiệu quả và cần phải lên kế hoạch chinh phục chúng. Vậy nên trước khi bắt đầu cuộc chiến này, hãy cập nhật đâu là những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị.

Các kỹ năng của nhà quản trị
Những kỹ năng quan trọng của nhà quản trị

2.1. Kỹ năng chuyên môn của nhà quản trị

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị chính là kỹ năng chuyên môn. Vì sao vậy? 

Trong bất kỳ việc gì, đứng ở bất kể vị trí nào thì bạn phải có kỹ năng về chuyên môn vững vàng mới bắt đầu triển khai công việc được. Dù có là người lanh lẹ, hoạt bát thì không có chuyên môn trong một lĩnh vực cũng chẳng thể làm nên “cơm cháo” gì. Khởi nguồn của mọi sự “nhập cuộc” trong công việc và những thành quả đạt được về sau đó chính là kỹ năng chuyên môn giỏi. 

Đối với một nhà quản trị thì kỹ năng chuyên môn là gì ? Kỹ năng chuyên môn chính là trình độ về mặt chuyên môn nghiệp vụ mà bạn áp dụng cho công việc của mình. Bất kể là ai, nhân viên hay sếp thì cũng đều cần có kỹ năng này nhưng với người giữ vai trò quản trị mà nói, kỹ năng của nhà quản trị này sẽ thể hiện sự hiểu biết sâu rộng và sự thành thạo đối với loại hình quản lý hoạt động, lãnh đạo con người bên cạnh việc làm tốt nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực phụ trách. 

Kỹ năng quan trọng nhất của người làm quản trị
Đâu là kỹ năng quan trọng nhất của người làm quản trị?

Vậy thì đối với nhà quản trị, kỹ năng chuyên môn gắn liền với những phạm trù rộng lớn. Chuyên môn là bề nổi mà chúng ta dễ nhận ra nhất vì nó cụ thể nhất, ví như nói đến bác sĩ, chuyên môn của họ là y thuật; nói đến họa sĩ, chẳng phải chuyên môn nghiệp vụ chính là sáng tạo họa tiết, đường nét hay sao. Còn nói đến nhà quản trị, chuyên môn đương nhiên sẽ là quản trị kèm theo công tác chính trong lĩnh vực nghề nghiệp mà họ được đào tạo nghiệp vụ, 

Nếu như một nhà quản trị không có kỹ năng chuyên môn thì coi như sẽ bị khuyết thiếu điều kiện để trở thành người quản trị.

2.2. Kỹ năng nhân sự

Gọi chung là KỸ NĂNG NHÂN SỰ nhưng thực ra cụ thể đòi hỏi một nhà quản trị phải có kỹ năng quản trị về con người, vừa quản lý tốt nguồn nhân lực vừa tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Nhìn chung, kỹ năng này sẽ làm việc cùng và đào tạo trực tiếp con người, thể hiện qua hành vi đối xử, ứng xử với nhân viên, đồng nghiệp và cấp trên. 

Khi có thể rèn luyện, tích lũy kỹ năng nhân sự cho mình thì một nhà quản trị sẽ có đủ sự nhạy cảm mà nhận diện động cơ, nhu cầu của nguồn lực, qua đó thuận lợi điều hành, sắp xếp nhân sự phù hợp, hài hòa với nhu cầu phát triển của công ty với mong muốn của cá nhân mỗi nhân lực. Nói chung, nhà quản trị cần phải có kỹ năng nhìn thấu tâm tư của nhân sự để quản lý con người trong công ty hiệu quả nhất.

Nhà quản trị có những kỹ năng gì
Người làm quản trị và những kỹ năng quan trọng

2.3. Kỹ năng tư duy

Đương nhiên nhà quản trị phải có một tư duy tốt và lối tư duy tân tiến, phát triển. Nhờ có khả năng tư duy mà chúng ta dễ dàng phân tích tất cả các vấn đề và các mối quan hệ một cách logic nhất. 

Có thể nói, kỹ năng này khó có được nhất và cần phải trải qua những nỗ lực không ngừng nghỉ để sở hữu chúng. Trong một môi trường doanh nghiệp luôn phức tạp với các hệ thống phân tầng cấp bậc và phân chia nhiệm vụ dày đặc, khác biệt nhau, phải có một tư duy logic bạn mới nhìn nhận và sắp xếp các vấn đề một cách rành rọt và logic để điều khiển mọi thứ đi theo luồng rõ ràng nhất.

Xem thêm: Bật mí cách làm CV trưởng phòng nhân sự hấp dẫn, thu hút ánh mắt của nhà tuyển dụng

2.4. Một số kỹ năng của nhà quản trị khác

2.4.1. Kỹ năng quản lý, lãnh đạo

Kỹ năng này bao gồm việc tổ chức, điều hành các công việc trong phòng ban hay toàn thể doanh nghiệp, tùy vào phạm vi phụ trách của người quản trị. Cùng với đó, kỹ năng quản lý còn bao gồm việc thực hiện hoạch định những chiến lược phát triển chung của công ty. 

Ở vai trò quản lý nhân lực và mọi hoạt động diễn ra trong phạm vi quản lý của mình, nếu không có được kỹ năng quản lý thì làm sao bạn có thể tổ chức hoạt động cùng với việc phân bố nguồn lực hợp lý cho công việc để tăng hiệu suất chung? Hơn thế người quản lý còn cần phải biết hoạch định chiến lược phát triển. Hoạch định đối với người lãnh đạo chính là thiết lập tất cả các mục tiêu chiến lược để đưa doanh nghiệp phát triển đúng định hướng, phù hợp với xu thế chung.

Tìm hiểu kỹ năng quan trọng của người làm quản trị
Tìm hiểu những kỹ năng quan trọng nhất của người làm quản trị

2.4.2. Kỹ năng giao tiếp

Một người quản trị giỏi là người phải biết cách giao tiếp với nhân viên và đối tác. Giao tiếp là một trong các kỹ năng mềm trong CV cơ bản nhất cần có khi làm quản trị. Việc giao tiếp ở đây là sự khéo léo để dẫn dắt nhân viên, truyền đạt hiệu quả tư tưởng, kích thích tinh thần cho nhân viên. Đứng đầu một tập thể, đương nhiên bạn không thể không làm tốt điều đó vì nó sẽ là mấu chốt quan trọng tạo nên một tập thể đoàn kết vững mạnh và chung chí hướng, đồng lòng đồng sức.

Đọc thêm: Bạn có biết bộ kỹ năng 4c là gì không ? Nhóm kỹ năng này bao gồm những gì ?

2.4.3. Kỹ năng quản lý thời gian của nhà quản trị

Nếu đã đứng vào vị trí một nhà lãnh đạo thì thời gian của bạn hoàn toàn được hòa chung vào bối cảnh của cả tập thể. Bất kể lúc nào cũng có thể trở thành thời gian cho công việc. Vậy nên nếu như không thể sắp xếp thời gian hợp lý thì bạn rất khó để làm tốt rất nhiều đầu việc và nhiệm vụ phụ trách.

Như vậy, đến đây vieclam123.vn đã cung cấp và chia sẻ cho bạn những kỹ năng của nhà quản trị được cho là cần thiết và quan trọng hơn cả. Bạn hãy cố gắng trau dồi, tích lũy chúng thật chắc chắn để trở thành một nhà quản trị tài ba, luôn vững vàng đứng trên vị trí của mình mà điều khiển doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành tựu.

Tìm hiểu về kỹ năng xây dựng nhóm

Bạn biết gì về kỹ năng xây dựng nhóm? Khi nào kỹ năng này cần được sử dụng? Hãy đọc bài viết dưới đây và tìm hiểu nhiều hơn về kỹ năng xây dựng nhóm để có thể ứng dụng cho công việc trong cuộc sống của bạn.

Kỹ năng xây dựng nhóm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
viết cv bằng tiếng anh lớp 12
Chia sẻ cho các em học sinh mẹo viết CV bằng tiếng Anh lớp 12
Viết CV bằng tiếng Anh lớp 12 như thế nào? Các em học sinh ngồi trên ghế nhà trường dùng CV tiếng Anh để làm gì và những lưu ý khi viết. Xem ngay!

mẫu cv xin việc part time bằng tiếng anh
Hướng dẫn cách viết mẫu cv xin việc part time bằng Tiếng Anh chuẩn
Mẫu cv xin việc part time bằng tiếng anh được viết như thế nào? CV xin việc parttime tiếng anh thì khác gì full time? Hãy đọc bài viết sau để biết bạn nhé!

mẫu cv xin làm cộng tác viên
Tạo ấn tượng nhà tuyển dụng với mẫu CV xin làm cộng tác viên
Mẫu CV cộng tác viên được viết như thế nào? Làm sao để tạo ra được mẫu CV cộng tác viên chuyên nghiệp và ấn tượng khiến nhà tuyển dụng đổ gục? Click ngay!

mẫu CV Topica
Tham khảo cách viết mẫu CV Topica theo hướng dẫn của chuyên gia
Mẫu CV Topica hoàn hảo sẽ giúp bạn nắm bắt tốt cơ hội được nhận vào làm việc tại Topica. Cùng vieclam123.vn tìm ra bí quyết chinh phục mẫu CV này nhé.