close
cách
cách cách cách cách cách

Tổng hợp 10 nguyên lý cơ bản của kinh tế học mà bạn cần biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kinh tế là một yếu tố quan trọng làm nên sự phát triển của một quốc gia hay thậm chí sự thịnh vượng của toàn thế giới. Việc phát triển kinh tế là rất quan trọng, luôn được quan tâm hàng đầu. Trong đó, những người làm trong lĩnh vực này luôn cần nắm vững 10 nguyên lý cơ bản của kinh tế học để vận dụng hiệu quả. Cụ thể, 10 nguyên lý này có nội dung như thế nào thì mời bạn đọc tiếp phần bài viết sau đây của vieclam123.vn nhé.

1. Con người luôn luôn phải đối mặt với sự đánh đổi

Do thế giới xung quanh chúng ta luôn khan hiếm nguồn nhân lực nên chúng ta buộc phải đánh đổi một thứ nào đó để có được thứ ta mong muốn. Hay nói cách khác để thoả mãn nhu cầu của bản thân bạn buộc lòng phải từ bỏ một thứ khác có giá trị tương đương như vậy.

Con người luôn phải đánh đổi mọi thứ
Con người luôn phải đánh đổi mọi thứ

Một vài ví dụ để bạn dễ hình dung: chẳng hạn, bạn đánh đổi một giờ đi chơi để có được kiến thức trong những giờ học. Hay bạn muốn mua thêm 1 cân thịt thì cần từ bỏ mua 2 cân cá. Hoặc bác nông dân sản xuất ra 2 tấn khoai thì sẽ đánh đổi không sản xuất 2 tấn lúa, v.v…

Và cuộc sống của chúng ta cứ xoay vòng, quẩn quanh như vậy. Chúng ta luôn luôn phải đối mặt với sự đánh đổi để có được những thứ tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của con người.

Xem thêm: Kinh tế học là gì? Tất tần tật thông tin về kinh tế học

2. Chi phí của một món đồ chính là những gì ta phải từ bỏ để có được nó

Nguyên lý này đang nhấn mạnh rằng, bạn sẽ mất đi cơ hội có được thứ khác khi đưa ra một quyết định kinh tế nào đó. Nói cách khác, chi phí thực sự mà bạn bỏ ra để đầu tư hoặc mua một món đồ nào đó không đơn giản là dùng tiền bạc, vật chất mà đó còn là chi phí cơ hội.

Sau khi hiểu được nguyên lý này, chúng ta rút ra được rằng, khi tính toán chi phí cho một đường lối quyết định nào đó thì chúng ta cần bao hàm hết tất cả các loại chi phí kể cả việc chấp nhận đường lối đó. Bình thường, mọi người thường quên mất chi phí cơ hội trong mỗi quyết định mua bán, trao đổi.

Chi phí thực tế bao gồm cả chi phí cơ hội
Chi phí thực tế bao gồm cả chi phí cơ hội

3. Những con người duy lý sẽ suy nghĩ tại điểm cận biên

Điểm cận biên chính là điểm nằm sát với đường cầu của con người, cũng là điểm gần với những thay đổi kế hoạch ban đầu. Hay đơn giản hơn, điểm cận biên chính là những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động của mỗi người.

Những người có cách suy nghĩ ở điểm này thường sẽ xác định chính xác các chi phí phát sinh và lợi ích thu được từ một quyết định kinh tế nào đó. Qua đó, họ tìm cách để tối ưu phúc lợi kinh tế đối với bản thân họ bằng cách cho chi phí cận biên bằng ích lợi cận biên. Do tư duy hợp lý và có cái nhìn sâu xa nên những người này được xếp vào những người duy lý trong xã hội.

4. Con người thường phản ứng với các kích thích

Nguyên lý này muốn nói rằng một khi môi trường kinh tế thay đổi hoặc có những tác động ảnh hưởng đến thị trường thì con người bắt đầu có thay đổi theo. Cụ thể, họ sẽ coi đó là những tín hiệu kích thích và thay đổi hành vi của mình.

Ví dụ: Giá thịt lợn hiện giờ đang là 15.000đ/lạng. Do dịch bệnh ở động vật nhiều, nên thịt lợn trở nên khan hiếm và tăng giá lên 20.000đ/lạng. Thấy vậy, người tiêu dùng liền cắt giảm lượng thịt cần mua cho mỗi bữa ăn và thay thế bằng những thực phẩm khác để phù hợp với giá tiền ban đầu hơn. Người này có thể chuyển qua mua cá hoặc trứng với giá ban đầu hoặc rẻ hơn.

Con người sẽ phản ứng với các kích thích
Con người sẽ phản ứng với các kích thích

5. Thương mại giúp cho mọi người đều nhận được lợi ích

Các nhà nghiên cứu học đã chứng minh được rằng việc thương mại hoá sẽ giúp mọi người có cơ hội trao đổi các mặt hàng với nhau, tạo điều kiện cho sản xuất, giao thương phát triển. Những người buôn bán thì có lãi, có lợi nhuận cao. Ngoài ra, nhiều người kiếm việc làm nhanh hơn khi tham gia thương mại.

Bên cạnh đó, thương mại còn giúp cho những nhà sản xuất có thể tập trung chuyên môn hoá vào những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, có lợi thế so sánh. Từ đó, tổng sản lượng các bên tham gia tăng rồi có thể chia nhau những phần sản phẩm tăng thêm.

6. Thị trường là phương thức tốt nhất để tổ chức các hoạt động kinh tế

Nguyên lý này được dựa trên lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith. Khi nhận biết được nguyên lý này chúng ta có thể tránh được một số cạm bẫy trong kinh tế hiện nay. Đa số mọi người nghĩ rằng, nền kinh tế hoạt động tốt sẽ bị điều chỉnh bởi những tổ chức, chi tiết hoặc lòng tham, đố kỵ, ích kỷ. 

Nhưng không, mọi người đang tự do chạy theo lợi ích riêng của mình, bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình như giá thị trường và phục vụ cho xã hội nhiều hơn. Họ không hề làm theo những chủ trương của mình trước đó. Thị trường thao túng tất cả các hoạt động kinh tế hiện nay.

Thị trường là nơi tốt nhất tổ chức kinh tế
Thị trường là nơi tốt nhất tổ chức kinh tế

7. Đôi lúc chính phủ có thể thay đổi được kết cục của thị trường

Mặc dù thị trường là phương thức tốt nhất để tổ chức các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, chính phủ cũng là một yếu tố quan trọng có thể can thiệp vào cán cân kinh tế. Chính phủ sẽ có những chính sách, kế hoạch điều chỉnh kinh tế sao cho công bằng và hiệu quả nhất đối với tình hình chung. Nhưng chính phủ không phải lúc nào cũng can thiệp đúng đắn với các hoạt động kinh tế nên có khi không thay đổi được gì.

8. Mức sống của người dân phụ thuộc vào năng lực sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ của từng nước

Một đất nước có năng lực sản xuất và khả năng cung ứng hàng hoá cao có nghĩa là mức sống của người dân đang ở mức tốt, cần được phát huy. Tại sao có thể đánh giá được như vậy? Bởi lẽ, họ có thể tự sản xuất và chăm lo đầy đủ cơm áo gạo tiền cho tất cả người dân. Không những vậy, họ còn dư thừa các sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài.

Việc có đầy đủ năng lực sản xuất cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những người lao động, tăng thu nhập cho họ cũng là tăng mức sống của người dân. Đất nước có năng lực sản xuất thì sẽ nâng cao chỉ số thu nhập bình quân, có điều kiện phát triển thêm các lĩnh vực khác để ngày càng nâng cao cuộc sống dân sinh.

Mức sống người dân phụ thuộc vào năng lực sản xuất
Mức sống người dân phụ thuộc vào năng lực sản xuất

9. Lạm phát vẫn xảy ra khi chính phủ in quá nhiều tiền

Khi chính phủ sản xuất quá nhiều tiền sẽ dẫn đến tiền mặt được lưu thông nhiều. Thị trường tiền mặt nhiều đồng nghĩa với việc con người ta sẽ sử dụng đồng tiền phung phí không màng giá cả. Từ đó, tạo cơ hội cho giá cả ngày càng tăng, làm giảm giá trị đồng tiền và ngày càng trở nên khủng hoảng do lạm phát quá cao.

10. Chúng ta bắt buộc đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp

Nguyên lý cuối cùng mà không phải ai cũng hiểu rõ về nó, chính là chúng ta cần đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp như một lẽ đương nhiên. Chỉ khi lạm phát thì những người muốn tìm việc làm mới dễ thở hơn vì không lo thất nghiệp. Và ngược lại nếu muốn giảm tình trạng lạm phát thì cần đánh đổi một ít thất nghiệp cho người dân.

Nguyên lý này được thể hiện rất rõ trên đường Phillips. Dựa vào đường này chúng ta có thể nhìn thấy một sự thật phũ phàng đó là chúng ta phải đưa ra một quyết định không vẹn toàn khi giảm sản lượng hoặc trở nên suy thoái. Đây cũng là vấn đề nhức nhối đối với chính phủ mỗi quốc gia hiện nay, buộc họ phải đánh đổi những vẫn phải cân bằng để đảm bảo cuộc sống cho người dân.

Bắt buộc đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp
Bắt buộc đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp

Như vậy, tất cả 10 nguyên lý cơ bản của kinh tế học đã được vieclam123.vn trình bày tường tận chi tiết tới bạn. Admin mong rằng bạn sẽ lấy đó làm cơ sở quan trọng để tìm thêm nhiều phương pháp đổi mới, phát triển kinh tế nước nhà ngay từ bây giờ nhé.

Bật mí các nguyên tắc Kaizen giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp

Người Nhật họ có những nguyên tắc làm việc vô cùng nghiêm chỉnh và chuyên nghiệp trong khi giao tiếp, đàm phán. Sau đây, vieclam123.vn sẽ tổng hợp cho bạn bộ nguyên tắc Kaizen của người Nhật giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp với người khác để làm tốt công việc được giao nhé.

Nguyên tắc Kaizen là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.