close
cách
cách cách cách cách cách

Tìm hiểu Unit Test là gì? Những điều cần biết khi sử dụng Unit Test

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Unit Test là một trong những cái tên quen thuộc trong các dự án phát triển phần mềm, không chỉ vậy Unit Test còn mang đến các lợi ích cho quá trình hoàn thiện ứng dụng và là quy trình không thể thiếu trong việc đưa phần mềm của bạn vào hoạt động thực tế. Như vậy, Unit Test là gì và đặc điểm, tính chất như thế nào, mời bạn cùng tham khảo bài đọc nhé.

1. Tổng quan về Unit Test

1.1. Khái niệm

Unit Test được hiểu là kiểm tra Unit. Vai trò của Unit Test chính là một công cụ quan trọng trong việc kiểm thử các tính năng, đặc tính riêng lẻ của một phần mềm nào đó. Thông thường, Unit Test sẽ được sử dụng khi chương trình phần mềm bất kỳ đang hoạt động và phát triển.

Suy cho cùng, mục đích cuối cùng của Unit Test chính là khoanh vùng và thực hiện công việc kiểm tra tính chính xác của vùng Code đó.

Tổng quan về Unit Test
Tổng quan về Unit Test

Công việc của Unit Test chủ yếu tập trung vào các đơn vị nhỏ trong chương trình chẳng hạn như việc ghi nhận, kiểm tra và phân tích các kết quả từ các vùng được cô lập. Sau đó thu về các báo cáo về kết quả hoạt động trong từng bộ phận.

Nhờ có Unit Test mà ngày nay, người dùng có thể dễ dàng rà soát một cách nhanh chóng về những nguyên nhân trong các lỗi vận hành, đồng thời đưa ra những phương án sửa chữa thích hợp nhất.

Các đoạn Code trong Unit Test hoạt động thông qua hình thức chuyển tiếp các câu hỏi liên quan đến những bộ phận. Do đó mà các giải đáp được trả về bao gồm những kết quả mong muốn và các lỗi ngoại lệ mong muốn. 

Unit Test hoạt động liên tục thông qua các thông điệp được gửi tới các bộ phận định kỳ, chính vì vậy mà nó được xem là kỹ thuật kiểm nghiệm tự động. Để tiến hành quy trình kiểm thử phần mềm thì Unit Test là bước đầu tiên và đóng vai trò rất quan trọng. Với các quy trình kiểm thử với quy mô lớn thì thông tin dẫn dắt cũng đóng vai trò quan trọng như thế.

1.2. Giải nghĩa các thuật ngữ liên quan đến Unit Test

Khi sử dụng thường xuyên Unit Test, người dùng sẽ phải thường xuyên gặp phải những thuật ngữ như sau:

1.2.1. Assertion

Mặc dù Unit Test hoạt động tại một đơn vị với quy mô khá nhỏ, tuy nhiên Unit Test bao gồm nhiều bước được hướng dẫn lần lượt nên được gọi tắt là Assertion. 

Do vậy mà mỗi Unit Test sẽ bao gồm nhiều Assertion khác nhau hoặc thậm chí có thể bị trùng lặp tuỳ thuộc vào mục đích và cách thức sử dụng của Unit Test đó. Chẳng hạn như việc truy vấn tính chính xác của phần mềm, kiểm tra thông tin đầu vào và xác định thứ tự nguồn dữ liệu một cách đúng đắn.

1.2.2. Test Point

Test Point chỉ thường được chứa duy nhất một Assertion và được dùng để gọi một Unit Test nhỏ nhất. Đúng hoặc sai là thông điệp mà Test Point gửi đi và nhận phản hồi, điều này thường được sử dụng cho việc kiểm tra sự đúng sai trong một mã Code chi tiết nào đó.

Test Point
Test Point

Từ đó, người dùng sẽ được sở hữu Test Case có tập hợp nhiều Test Point và dùng cho việc kiểm tra quy trình nhất định. Tuy nhiên nếu có quá nhiều Test Case làm cùng một lúc thì chắc chắn sẽ là Test Suite, thường được dùng cho việc bao phủ Module hoặc hệ thống con bất kỳ. 

1.2.3. Regression Testing

Regression Testing hay còn có tên gọi khác đó là Automated Testing. Cụ thể, khi người dùng thực hiện Unit Test thường xuyên và lặp lại liên tục để sửa chữa với các lỗi tương tự nhau thì sẽ được gọi là Regression Testing.

1.2.4. Production Code

Production Code dùng để xác định các mã Code chính của sản phẩm phần mềm khi bàn giao cho khách hàng sử dụng. 

1.2.5. Unit Testing Code

Unit Testing Code được hiểu là phần mã phụ được sử dụng thường xuyên cho việc kiểm tra các mã chính, tuy nhiên phần này sẽ không bàn giao cho khách hàng sử dụng.

2. Vòng đời của Unit Test phát triển như thế nào?

Vòng đời của Unit Test nào đó cũng sẽ đều phải trải qua 3 giai đoạn bao gồm: Fail (trạng thái lỗi), Ignore (tạm ngừng thực hiện) và Pass (trạng thái làm việc). 

Thông thường, cả 3 giai đoạn này sẽ được hoạt động thay phiên nhau khi một Unit Test bất kỳ chạy tự động. Như vậy, để Unit Test mang lại hiệu quả thì chắc chắn nó phải có khả năng vận hành tự nhiên cũng như thực hiện lặp lại nhiều lần liên tục.

Vòng đời của Unit Test
Vòng đời của Unit Test

Bên cạnh đó, các Unit Test cũng được yêu cầu phải kiểm thử độc lập các vùng với nhau tránh trường hợp lãng phí thời gian và tài nguyên. Ngày nay, khá nhiều quản lý dự án (PM) đã hỗ trợ cho quy trình mà Unit Test hoạt động bằng cách trực quan. 

Các loại giao diện thường thấy sẽ được đánh dấu màu sắc, đặc điểm này sẽ giúp lập trình viên dễ dàng theo dõi các tình hình hoạt động của Unit Test một cách dễ dàng và nhanh chóng.

3. Tìm hiểu về quy trình hoạt động của Unit Test như thế nào?

Tuỳ thuộc vào từng loại phần mềm mà quy trình hoạt động của Unit Test sẽ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, mẫu quy trình chuẩn sẽ bao gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Bước đầu tiên, mỗi người dùng cần tổng hợp và thu thập các dữ liệu quan trọng. Các dữ liệu có thể bao gồm xây dựng các câu truy vấn, xác định vùng hoặc khởi tạo đối tượng.

Bước 2: Bước tiếp theo chính là thi hành và khởi động các cách thức cần kiểm tra.

Quy trình hoạt động của Unit Test
Quy trình hoạt động của Unit Test

Bước 3: Dựa vào hình thức và cách thức đang làm việc của Unit Test mà mỗi người dùng sẽ cần phải rà soát kỹ càng về hiệu quả hoạt động của các phương thức mà Unit Test đang áp dụng.

Bước 4: Bước cuối cùng là sau khi kết thúc việc kiểm tra thì người dùng có thể dọn dẹp lại các dữ liệu, tài nguyên.

4. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của Unit Test

4.1. Ưu điểm

- Sẵn sàng tạo ra các môi trường lý tưởng cho từng hoạt động kiểm tra của Unit Test

- Ưu điểm của Unit Test chính là tạo khả năng khoanh vùng các đơn vị nhỏ để dễ dàng tìm ra các lỗi Code đang tồn tại. Đồng thời thăm dò mức khả quan trong phương án thực thi. 

- Unit Test được đánh giá rất nhạy bén trong cảm ứng về sự thay đổi đột ngột. Cụ thể, khi Unit Test nhận được các tín hiệu không khả quan về một khu vực nào đó chắc chắn nó sẽ nhanh chóng tạo một lớp màng bảo vệ cho các khu vực khác.

Ưu điểm của Unit Test
Ưu điểm của Unit Test

- Unit Test có thể dễ dàng tìm ra các lỗi nhỏ nhất trong môi trường có phạm vi hẹp

- Unit Test cung cấp những đánh giá, phân tích về bộ phận đang hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả như dự kiến hoặc các thủ tục chạy quá thời gian cho phép.

- Unit Test còn là một công cụ hữu ích cho việc đánh giá về chất lượng trong chương trình phần mềm và năng lực của người thực hiện chương trình có tốt hay không.

4.2. Nhược điểm

Mặc dù cho đến nay Unit Test được sử dụng khá rộng rãi tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể, Unit Test vốn là một chương trình cho nên cần được tạo nên bởi các mã Code. Điều này là thứ mà không phải lập trình viên nào cũng xây dựng thông qua Unit Case.

Theo đánh giá, việc lập trình Unit Test còn khó hơn việc xây dựng phát triển phần mềm. Do vậy mà người dùng cần phải là một lập trình viên với kinh nghiệm xương máu mới có thể tạo nên các Unit Test mang lại hiệu quả tốt.

Nhược điểm của Unit Test
Nhược điểm của Unit Test

Việc xây dựng Unit Test sẽ mất khá nhiều thời gian bởi các hệ thống Unit Case được thiết kế vô cùng đồ sộ và phức tạp dẫn đến có nguyên một đồng đội hỗ trợ vận hành. Khi đó, nhiệm vụ của Unit Test chính là phát hiện lỗi sai, mặc dù đôi khi chính Unit Test cũng mắc lỗi mà người lập trình sẽ là người phát hiện ra sai lầm của Unit Test.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Unit Test, hy vọng những kiến thức, dữ liệu mà chúng tôi đã cung cấp trong bài đọc này sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi các bài viết của chúng tôi thường xuyên để cập nhật các bài đọc mới nhất bạn nhé.

Tìm hiểu về các câu hỏi phỏng vấn Web Developer hay nhất

Ngoài những thông tin về Unit Test, bạn đọc có thể tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Web Developer dưới đây.

Câu hỏi phỏng vấn Web Developer

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.