Tiện ích
Cẩm nang
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật đều sẽ có trách nhiệm đi kèm tương đương nhằm bảo vệ và đòi lại công bằng cho người phải chịu thiệt hại, trong Luật Dân sự cũng vậy, việc thực hiện bồi thường thiệt hại của các cá nhân chính là trách nhiệm dân sự mà họ phải gánh. Vậy trách nhiệm dân sự là gì và tại sao cần có những quy định về trách nhiệm này. Theo dõi bài viết để vieclam123.vn giải đáp chi tiết hơn nhé.
Trách nhiệm dân sự là hình thức được áp dụng các biện áp có tính cưỡng chế nhằm yêu cầu người gây ra thiệt hại cho người khác phải chịu những trách nhiệm về hành vi gây tổn thất và phải thực hiện đền bù cho người bị hại. Mức độ đền bù sẽ được thực hiện dựa trên mức độ thiệt hại về tài sản và đều được ghi chú rõ ràng trong hợp đồng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đền bù sẽ được thực hiện bằng miệng nhưng cũng cần có bản ghi âm để làm bằng chứng cơ sở cho cả các bên.
Trách nhiệm dân sự thường dựa vào những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ của các bên vi phạm, các trách nhiệm dân sự được phân chia rõ ràng thành trách nhiệm của các bên liên quan trong hợp đồng quy định hoặc trách nhiệm do sự vi phạm từ các cam kết, thỏa thuận đã ký trước đó. Tùy theo mỗi nghĩa vụ mà các bên vi phạm thì sẽ được quy định thành những trách nhiệm dân sự riêng.
- Nếu nghĩa vụ được tạo nên từ sự cam kết, thỏa thuận giữa đôi bên thì người vi phạm các nghĩa vụ đó được quy là vi phạm trách nhiệm theo hợp đồng.
- Nếu các nghĩa vụ được quy định bởi các quy định về pháp luật nói chung thì người vi phạm vào trách nhiệm thuộc về nghĩa vụ cá nhân thì đó được gọi là vi phạm trách nhiệm ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm dân sự sẽ bao gồm các hành động xin lỗi trực tiếp, thực hiện các nghĩa vụ dân sự bằng cách bồi thường về thiệt hại và tổn thất đã gây ra, có hình thức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm trách nhiệm dân sự.
Theo quy định của Luật Dân sự thì các cá nhân chịu trách nhiệm dân sự khi có những hành vi vi phạm pháp luật thuộc vào những độ tuổi sau đây:
- Người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên phải chịu mọi trách nhiệm về các hành vi gây thiệt hại mà bản thân gây ra đối với người bị bị thiệt hại.
- Người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi nếu gây ra những tổn thất, thiệt hại đối với người khác thì phải đền bù bằng tài sản của mình, nếu số tài sản đó không đủ thì bố mẹ của cá nhân phải đứng ra bồi thường cho phần thiệt hại còn thiếu.
- Người dưới 15 tuổi nếu có những hành vi gây thiệt hại về tài sản thì bố mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất đó bằng chính tài sản của mình.
- Đặc biệt, đối với người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức hay những người mất năng lực hành vi dân sự hay người không thể làm chủ khả năng hành vi của mình khi gây ra những thiệt hại mà có người giám hộ thì người này sẽ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để thực hiện việc bồi thường cho những tổn thất đó. Trong trường hợp tài sản không đủ thì người giám hộ phải sử dụng cả tài sản của mình để bồi thường những phần còn thiếu.
Dù là bất cứ độ tuổi nào, khi đã có những hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác đều phải thực hiện việc đền bù những tổn thất mà người bị thiệt hại phải chịu nhằm đảm bảo quyền lợi xứng đáng cho họ.
Dựa theo định nghĩa đã được đề cập ở trên thì trách nhiệm dân sự được lập ra để áp dụng với người vi phạm luật dân sự nhằm đền bù những thiệt hại, tổn thất về vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại.
Và khi hiểu theo nghĩa này thì trách nhiệm dân sự chỉ được lập ra khi và chỉ khi xuất hiện những hành vi vi phạm về luật dân sự. Do đó mà trách nhiệm dân sự sẽ mang những đặc điểm sau:
- Trách nhiệm dân sự phải dựa theo căn cứ phát sinh là những hành vi vi phạm luật dân sự: không thực hiện đúng theo nghĩa vụ, không thực hiện đầy đủ hoặc là những việc phải làm nhưng không làm.
- Trách nhiệm dân sự được coi là hậu quả pháp lý tức là những hậu quả mà người vi phạm trách nhiệm phải có nghĩa vụ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trách nhiệm này được áp dụng đối với những hành vi phạm pháp luật hay những cá nhân cá hành vi vi phạm về luật dân sự.
- Chủ thể thực hiện trách nhiệm dân sự phải là chủ thể có quan hệ với dân sự, nghĩa là người trực tiếp gây ra hành vi vi phạm sẽ trực tiếp là người gánh chịu hậu quả đối với bên bị thiệt hại. Trừ những trường hợp đối tượng chưa đủ tuổi sẽ có bố mẹ hoặc người giám hộ đứng ra chịu trách nhiệm- đây đều là những người đại diện theo đúng pháp luật của người chưa thành niên.
- Trách nhiệm dân sự được lập ra nhằm bù đắp những tổn thất, bồi thường thiệt hại về tài sản và tinh thần cho bên bị thiệt hại, đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng đối với bên bị hại. Đồng thời có lời xin lỗi trực tiếp gửi đến họ.
Trên thực tế sẽ có một số trường hợp đặc biệt mà người thuộc về bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự. Điều này được quy định rõ ràng trong khoản 32 Điều 351 Bộ luật Dân sự có ghi rằng:
- Do những sự kiện bất khả kháng mà nghĩa vụ sẽ không được thực hiện. Những sự việc bất khả kháng ở đây sẽ được hiểu là những điều kiện, yếu tố khách quan không thể lường trước được và cũng không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp để thực hiện sửa đổi. Cụ thể đó sẽ là những tác động trực tiếp từ môi trường, các vấn đề về khí hậu, thiên tai…mà con người không thể dự đoán từ trước.
- Chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là do bên có quyền mắc lỗi. Điều này thường sẽ thấy rõ nhất trong các mối quan hệ sản xuất. Khi một bên thực hiện việc cung cấp nguyên liệu không đúng thời hạn sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất đúng hạn khiến cho công việc bị trì trệ. Lúc này bên cung cấp nguyên liệu sẽ phải là người chịu trách nhiệm cho hành vi của mình chứ không phải là bên thực hiện công tác sản xuất. Việc này sẽ thể hiện được tính công bằng và sự minh bạch trong việc vi phạm và trách nhiệm dân sự giữa người bị thiệt hại và người vi phạm.
Như vậy trách nhiệm dân sự là phần bắt buộc phải thực hiện đối với mỗi cá nhân khi có những sai phạm trong pháp luật dân sự. Các vi phạm này sẽ được xử lý theo đúng quy định của pháp luật và tùy vào từng mức độ vi phạm và tuổi tác thì sẽ có những mức quy định khác nhau nhằm đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong luật dân sự.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm dân sự là gì, qua đó vieclam123.vn mong rằng bạn đã nắm được những hiểu biết nhất định cho vấn đề này. Nếu có thắc mắc gì cần sự trợ giúp thì hãy để lại trong phần bình luận và thường xuyên truy cập để biết thêm nhiều thông tin nữa nhé.
Các hành vi trực tiếp gây thiệt hại đến tài sản, tinh thần của người bị hại được coi là hành vi phạm về luật dân sự. Vậy bản chất của vi phạm dân sự là gì và được quy định như thế nào trong pháp luật. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết tại bài viết dưới đây nhé.
Chia sẻ