Tiện ích
Cẩm nang
Thương lái là gì? Mặc dù đã được nói tới nhiều trong các phương tiện báo đài truyền thông nhưng liệu bạn có từng giật mình tự hỏi thương lái là gì? Để chắc chắn bản thân hiểu được hết những thuật ngữ nghe thấy thường xuyên như từ thương lái thì bạn hãy đọc bài viết này, vieclam123.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về thương lái một cách rõ ràng nhất.
MỤC LỤC
Thương lái có khởi nguồn tạo nghĩa từ chữ “lái”. Từ này ý nói tới người buôn bán một loại hàng hóa nhất định nào đó như lái vườn, lái buôn, lái trâu, … Nhiều năm trở lại đây, từ thương lái đã được sử dụng rộng rãi trong nhân dân nhưng không hề được định nghĩa trong mọi cuốn từ điển chính thống của nước ta.
Tuy vậy, từ cách dùng thực tế, người ta hiểu nôm na thuật ngữ thương lái chính là chỉ những người thu gom hàng hóa nông sản từ nhân dân để buôn bán.
Trước đó, những người thương lái thường được gọi là tư thương, tiểu thương với hàm ý có phần mỉa mai rằng họ chỉ là trung gian của quá trình buôn bán, quy mô buôn bán của họ khá nhỏ. Chỉ cần nhắc đến họ là người ta ngay lập tức hình dung về những con người chuyên dùng thủ đoạn lọc lừa gian dối để ép giá người nông dân với phương thức mua rẻ bán đắt.
Nhưng ở trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của người thương lái đã và đang dần được khẳng định. Vậy họ có đóng góp gì cho nền kinh tế và liệu có còn phải gánh sự điều tiếng của những năm nào hay không? Hãy tìm hiểu thêm nhiều thông tin về thương lái thông qua phần nội dung tiếp theo nhé.
Trong nền kinh tế thị trường, thương lái nắm giữ nhiều vai trò ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tìm hiểu, làm sáng tỏ những vai trò đó ngay sau đây.
Chuỗi giá trị nông sản được biểu thị bằng việc người nông dân sẽ trực tiếp sản xuất, tạo ra sản phẩm. Sau đó họ phân tán các sản phẩm đó đi khắp mọi nơi trên toàn quốc.
Lúc này, vai trò của thương lái bắt đầu xuất hiện thể hiện qua công việc thu gom tất cả hàng hóa và tập hợp chúng lại, đem số hàng hóa đó bán lại cho những nhà buôn. Nhà buôn hoặc những người chế biến sẽ phải đưa sản phẩm vào nhiều công đoạn, có thể là gia công hoặc “chế biến” để biến chúng trở thành những mặt hàng hoàn hảo rồi mới cung cấp đến người tiêu thụ.
Như thế, hoàn toàn có thể khẳng định thương lái chính là một mắt xích trung gian vô cùng quan trọng trong việc kết nối người nông dân với người tiêu dùng.
Sự chuyển mình từ nền kinh tế hàng hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã nhen nhóm cho sự phát triển của thị trường nông sản. Thực trạng này kéo theo sự gia tăng của lực lượng thương lái.
Họ tỏ ra rất nhạy bén với thị trường và thể hiện khả năng tiếp cận khá nhanh. Nhờ những ưu điểm này, thương lái đã rất thành công khi tạo ra nhiều mối quan hệ giao thương thuận lợi, bền chặt với khu vực trong nước, thậm chí họ còn có thể kết nối với cả nước ngoài để tạo mối quan hệ hợp tác. Trong đó, đặc biệt các mối quan hệ hợp tác nước ngoài lâu dài, vững bền đã tạo được với Trung Quốc và Campuchia.
Thương lái vốn có sự nhạy bén, nhanh nhẹn trong làm ăn và luôn biết cách nắm bắt thị trường cũng như thị hiếu tiêu dùng. Thêm vào đó, sự tinh thông am hiểu của họ đối với địa bàn và tinh tế khi nắm bắt tâm lý của người nông dân cho đến các doanh nghiệp cho nên đã giúp thương lái có đóng góp không nhỏ trong việc điều chỉnh hành vi của nông dân để tạo ra các trị mà thị trường cần.
Nói cách khác, thương lái luôn biết cách thuyết phục người nông dân sản xuất những sản phẩm nông sản mà thị trường cần được cung cấp ở thời điểm nhất định. Chẳng hạn thương lái đã từng định hướng người nông dân hãy trồng thanh hao trong mùa vụ tới vì thị trường rất cần dùng thanh hao làm nguyên liệu bào chế thuốc.
Thương lái nắm bắt đúng thị trường và hiểu được thị trường đang cần gì và họ sẽ kinh doanh thứ đó. Vậy nên khi đã nhận biết chắc chắn thị trường cần gì thì thương lái sẽ khéo léo, thông minh trong quá trình thương lượng với những người nông dân để thuyết phục họ trồng trọt, canh tác sản phẩm cần. Nếu cần thiết, thương lái có thể sẵn sàng đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất của người dân. Sau đó họ thu mua lại số hàng hóa sau khi nông dân đã thu hoạch.
Từ thực tế trong cách làm việc của thương lái, chúng ta cũng dễ dàng nhìn ra đặc trưng của nghề này đó chính là hoàn toàn dựa trên quy luật cung cầu.
Thông qua tìm hiểu được thương lái là gì và nhận diện những vai trò quan trọng của thương lái, chúng ta có thể công nhận nghề này không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên sự có mặt của họ cũng là nguyên nhân gây ra một số bất lợi cho nền kinh tế hoặc gây ảnh hưởng đối với hoạt động sản xuất của người nông dân.
Cụ thể, những tồn đọng bất cập đến từ nghề thương lái được thể hiện qua các biểu hiện sau:
Thứ nhất, thương lái luôn nghe ngóng tín hiệu từ thị trường để ra quyết định mua hàng cho nên vô tình tạo ra hoàn cảnh “được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá”. Như thế sẽ đem đến rất nhiều khó khăn cho nông dân.
Thứ hai, một số thương lái có xuất thân ban đầu chính là nông dân cho nên điều này quyết định phần lớn tới lối tư duy, phương thức đầu tư chưa được chuyên nghiệp làm cho quá trình giao dịch còn tồn tại nhiều bất cập. Một số khác lại không có sức cạnh tranh dẫn tới sự thua lỗ. Kéo theo nông dân hay cả doanh nghiệp cũng phải gánh chịu rủi ro thua lỗ đó.
Thứ ba, có nhiều thương lái bỏ qua vấn đề về chất lượng của sản phẩm. Biểu hiện bằng cách thu mua ồ ạt nông sản và đưa tới cho nhà sản xuất. Tệ hại hơn nữa là phía nhà sản xuất cũng không hề quan tâm tới vấn đề chất lượng, không có khâu sàng lọc để loại bỏ những nông sản kém chất lượng. Cuối cùng người phải gánh chịu hậu quả từ sản phẩm kém chất lượng không ai khác đó chính là người tiêu dùng.
Thương lái thực chất vừa có lợi lại vừa là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cả người nông dân lẫn nhà sản xuất. Tùy vào phương thức làm ăn của họ và cái tâm với vị trí mà mình đang đảm đương. Làm nghề thương lái quả thực không dễ. Nó giống như người trung gian phân phối sản phẩm đầu nguồn từ người nông dân đến nhà sản xuất. Nhưng họ phải làm việc bằng cả tinh thần trách nhiệm cao và sẵn sàng đứng ra gánh vác những rủi ro mùa vụ hay rủi ro đến từ đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều người trong vai trò này đã "bỏ chạy" khi bất cứ bên nào mà họ đang kết nối gặp rủi ro. Thế nên mới dẫn đến tình trạng "giải cứu" những mùa vụ do bị thương lái "bỏ bom". Vì thực trạng đó nên người nông dân đã không còn tin tưởng hoàn toàn vào các thương lái.
Như thế, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu rõ thương lái là gì? Mong rằng, qua bài viết này, chúng ta sẽ nhìn nhận nghề này đầy đủ để ngay cả khi bản thân chúng ta trở thành một thương lái cũng sẽ có được nguyên tắc làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm. Còn nếu bạn có ý định kết hợp với thương lái cũng sẽ hết sức thận trọng để tránh tiền mất tật mang nhé.
Tìm hiểu thông tin về ngành ngoại thương để nắm bắt tiềm năng và cơ hội phát triển của ngành này qua bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ