Tiện ích
Cẩm nang
Những ai đã từ đọc qua nguyên lý của Mác - Lênin thì chắc hẳn không còn xa lạ với khái niệm thặng dư. Không chỉ là một trong những kiến thức quan trọng trong lĩnh vực kinh tế được giảng dạy rất nhiều trên giảng đường mà nó còn được ứng dụng phổ biến trong đời sống. Vậy để trả lời cho câu hỏi: “thặng dư là gì?” bạn hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu những kiến thức bổ ích ngay sau đây.
MỤC LỤC
Thặng dư được được giải thích một cách dễ hiểu là số tiền dôi ra khi lấy giá trị mà hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu trừ đi chi phí sản xuất mà chủ sở hữu phải bỏ ra để sản xuất hàng hóa đó.
Hiểu theo cách khoa học hơn thì thặng dư là khái niệm mà được sử dụng để thể hiện số lượng tài sản hoặc tài nguyên vượt quá được sử dụng hiệu quả. Các khoản thặng dự được đề cập đến có thể là các hạng mục khác nhau như lợi nhuận, thu nhập, vốn hay hàng hóa.
Xét khái niệm này trên một ngữ cảnh khác là hàng tồn kho, thì thặng dư lại có ý nghĩa là những món hàng vẫn còn tồn trên kệ và không được mua. Mặt khác, xét trên ngữ cảnh ngân sách, thì thặng dư sẽ xảy ra khi mà thu nhập cao hơn chi phí phải trả. Thặng dư ngân sách cũng đề cập được đến chính phủ khi mà doanh thu thuế vẫn còn sau tất cả các chương trình tài trợ mà chính phủ đã mở ra.
Trong kinh tế học, thặng dư được thể hiện và tính bằng công thức T - H - T. Lý giải theo một cách đơn giản thì ban đầu tư bản sẽ có một số tiền, sau đó họ dùng số tiền đó để tạo ra hàng hóa (chẳng hạn như việc thuê nhân công để sản xuất ra hàng hóa), sau đó hàng hóa được bán đi và lượng tiền mà tư bản thu được sẽ cao hơn số vốn ban đầu.
Xét cho cùng mục đích lớn nhất của tư bản khi bóc lột sức lao động đó của công nhân đó là hòng đem lại lợi nhuận lớn nhất cho mình. Việc họ bóc lột sức lao động của người lao động tỷ lệ thuận với giá trị thặng dư được tạo ra. Chính điều đó đã giải thích cho việc tại sao những người nghèo vẫn luôn nghèo trong khi những người giàu cứ giàu mãi.
Lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế ta có thể thấy, thặng dư không phải lúc nào cũng được mong muốn là sẽ xảy ra.
Điều này thường xảy ra nhiều nhất trong trường hợp của thặng dư hàng hóa. Đấy là khi mà số lượng hàng hóa được sản xuất ra vượt quá số cầu trong thực tế khiến cho số lượng hàng tồn quá nhiều. Đặc biệt đối với các ngành công nghiệp thực phẩm khi thặng dư hàng hóa xảy ra sẽ đem lại cho nhà sản xuất những tổn thất khá lớn vì lượng thực phẩm cung quá nhiều so với cầu thực tế trên thị trường đi cùng với đó là tính của hoàng hóa thực phẩm sẽ không thể bảo quản được trong một thời gian dài và dẫn đến nhà sản xuất phải chịu thua lỗ.
Có hai loại thặng dư kinh tế thường được đề cập đến đó là thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về nó trong phần thông tin ngay sau đây.
Thặng dư tiêu dùng được hiểu là thang đo lợi ích của khách hàng trong hoạt động tiêu dùng hàng ngày. Thặng dư tiêu dùng xảy ra khi chi phí thực tế mà người tiêu dùng phải bỏ ra để chi trả cho hàng hóa thấp hơn mức giá mà họ sẵn sàng trả. Một ví dụ cụ thể như sau: Một người đi mua xe ô tô và người đó định ra trong đầu một mức gía cao nhất mà người đó sẽ không trả quá. Và khi giá của chiếc xe ưng ý thấp hơn với số tiền người đó đã chuẩn bị để mua xe thì lúc này thặng dư tiêu dùng sẽ xảy ra khi người mua hàng đạt được lợi nhuận.
Thặng dư sản xuất được hiểu là mức giá chênh lệch giữa doanh thu mà người bán thu được khi bán một số lượng món hàng so với tổng chi phí qua các quá trình mà người đó đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa đó. Thặng dư sản xuất được chúng ta bắt gặp hầu như mọi lúc trong cuộc sống và nó xảy ra khi mà hàng hóa trên thị trường bán được với giá cao hơn mức giá thấp nhất mà người bán sẵn sàng bán. Lấy một ví dụ cụ thể như là khi người người sản xuất bán ra ra một món hàng quý hiếm và định ra mức giá thấp nhất mà họ hài lòng khi bán được nó. Thặng dư sản xuất xảy ra khi có nhiều người cùng muốn mua mặt hàng đó và cuộc đấu thầu diễn ra khi những mức mức giá cao hơn liên tục được đẩy lên. Và cuối cùng, món hàng sẽ được bán với mức giá cao nhất mà những người mua đã đưa ra. Khi đó người sản xuất đã thu được một mức lợi nhuận khá lớn.
Dựa theo lý thuyết cũng như trong thực tế ta có thể dễ dàng thấy rằng, thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng sẽ luôn loại trừ lẫn nhau. Nếu cái này xảy ra, thì cái kia sẽ không tồn tại và ngược lại.
Thặng dư sẽ chỉ xảy ra khi mối liên hệ giữa cung và cầu bị rạn nứt và mất cân bằng với nhau, hoặc khi mà một khách hàng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn khi mua một sản phẩn hàng hóa so với những khách hàng khác.
Theo lý thuyết mà nói thì thặng dư sẽ không bao giờ xảy ra khi tất cả mọi người đều thống nhất chi trả ở một mức giá chung cho một loại hàng hóa cụ thể. Thế nhưng trong thực tế điều đó là không thể xảy ra vì mọi người đều có nhu cầu khác nhau khi tiêu thụ hàng hóa và điều đó ảnh hưởng đến giá bán của từng cửa hàng, từng khu vực. Cạnh tranh trên thị trường là điều luôn luôn xảy ra và sự thay đổi về nhu cầu người mua, đối tượng hàng hóa cũng như giá bán một loại hàng hóa của một nhà sản xuất cũng vậy. Từ chính những điều đó ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, thặng dư luôn luôn tồn tại song song với cuộc sống, trong giao dịch, buôn bán cũng như trong nhưng hoạt động thường ngày của con người.
Thặng dư chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau như là thời gian lao động, năng suất lao động, cường độ lao động, công nghệ sản xuất, thiết bị sản xuất,...Dựa vào tình hình phát triển kinh tế như hiện nay thì thay vì tăng cường tần suất lao động chân tay thì hiện nay người ta đầu tư nhiều hơn vào máy móc và các thiết bị hiện đại, không chỉ con người đỡ vất vả hơn mà hiệu suất tạo ra từ máy móc cũng cao hơn rất nhiều.
Giá trị thặng dư vốn dĩ tồn tại dựa trên sự bóc lột sức lao động của con người thế nhưng thay vì chứng kiến những bức tranh thảm cảnh vì đói nghèo như ngày xưa thì giờ đây, xã hội hiện đại cho ra đời hàng loạt máy móc là một sự “cứu cánh” giúp cuộc sống con người được cải thiện và tốt hơn rất nhiều mặc dù giá trị thặng dư vẫn tồn tại song hành cùng mọi hoạt động trong đời sống.
Có hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư đó là tuyệt đối và tương đối.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được hiểu là phương pháp thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng việc hạ thấp đi giá trị lao động từ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong khi cường độ cũng như điều kiện lao động không hề thay đổi.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp thực hiện bằng cách kép dài thời gian lao động thặng dư trong khi giá trị sức lao động, năng suất lao động cũng như thời gian lao động tất yếu đều không thay đổi.
Bài viết vừa rồi là những chia sẻ về đáp án cho câu hỏi: Thặng dư là gì? Cũng như một vài kiến thức cơ bản liên quan. Hi vọng những thông tin vừa rồi sẽ là những chia sẻ có ích cho bạn trong học tập cũng nư trong cuộc sống nhé!
Trong ngành sản xuất công nghiệp, nhiều người vẫn luôn cho rằng inox và các sản phẩm làm từ nhôm, sắt là một. Thế nhưng trên thực tế, inox là một hợp chất hoàn toàn khác. Vậy inox là gì? Inox có dẫn điện không? Để giải đáp các câu hỏi về inox, cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ