Tiện ích
Cẩm nang
Trong kinh tế học, quản trị và quản lý là hai khái niệm rất dễ hiểu nhưng cũng rất dễ gây nhầm lẫn với nhau. Làm sao có thể có sự phân biệt rạch ròi hai khái niệm này? Điều gì khác biệt giữa chúng? Chúng ta hãy cùng nhau đi so sánh quản trị và quản lý trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Quản trị và quản lý là hai khái niệm cùng chỉ đến những người đứng đầu trong một tổ chức doanh nghiệp. Điều này khiến chúng ta dễ bị nhầm lẫn, dễ đánh đồng nghĩa của hai từ lại với nhau. Để hiểu sâu sắc 2 từ này, đầu tiên, chúng ta cần hiểu bản chất của chúng trong các đoạn dưới đây.
Quản trị là một tiến trình thực hiện các hoạt động có sự phối hợp của nhiều người với nhau, nhằm đem tới kết quả, sự thành công cho một tổ chức doanh nghiệp.
Từ đây, chúng ta có thể hiểu, quản trị chính là công việc thành lập các mục tiêu, chính sách, chủ trương của một tổ chức. Để có thể thực hiện các mục tiêu này, nhà quản trị cần phải có sự phối hợp của nhiều người, cùng nhau kết hợp, gắn bó với nhau để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Quản trị chính chính là đại diện cấp cao nhất trong một tổ chức, điều hành tất cả nhân viên trong một tổ chức doanh nghiệp.
Thông thường, người quản trị thường làm các công việc về kinh doanh, điều phối hoạt động của doanh nghiệp. Người làm quản trị cần có khả năng lãnh đạo và khả năng nhìn thấy trước tương lai.
Quản lý là một công việc điều khiển các hoạt động chung của con người. Ta có hiểu, quản lý là một hoạt động thiết lập các hoạt động chung của một tổ chức. Chúng có vai trò phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân, từng con người tạo thành một hoạt động thống nhất của cả một tập thể. Không chỉ vậy, nó còn chi phối điều hòa hoạt động một cách đúng quy luật nhằm đạt được các mục tiêu đã dự định từ trước.
Để có thể phát huy tối đa khả năng của quản lý, quản lý cần có sự quyền uy và tổ chức. Quyền uy chính là khả năng áp đặt lý chí của một cá nhân đối với toàn tập thể nhân viên trong một tổ chức doanh nghiệp. Còn tổ chức chính là sự phân định rạch ròi các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng cá nhân trong một tập thể.
Như vậy, công việc của quản lý chính là thực hiện các hoạt động chiến lược, điều phối các nhân viên đạt được mục tiêu thông qua các điều kiện sẵn có của doanh nghiệp.
Quản lý ngoài được ứng dụng trong một tổ chức doanh nghiệp, nó còn được vận dụng trong điều hành, thực thi quyền lực của Nhà nước nhằm tạo sự ổn định và phát triển xã hội theo các dự định mà Nhà nước đã đề ra.
Hiểu có thể hiểu sâu sắc về quản trị và quản lý, ngoài đưa các khái niệm, bản chất ở trên, chúng tôi sẽ phân biệt 2 từ ngữ này bằng các yếu tố sau:
Nhìn chung, quản trị và quản lý là 2 công việc có khả năng tương hỗ, hỗ trợ nhau trong một tổ chức doanh nghiệp. Cả hai từ này đều nói lên tầm quan trọng của các nhà lãnh đạo, những người đứng đầu của một tập thể. Đồng thời, nó cũng nói lên công việc của các nhà lãnh đạo khi điều phối, vận hành con người trong một công ty hay một tổ chức nào đó.
Tuy rằng, quản trị và quản lý đều có sự giống nhau về mặt vị trí, tuy nhiên, chúng lại có sự khác nhau cơ bản về mặt tính năng và tính chất của từng công việc. Chúng ta có thể phân biệt chúng qua những điểm sau đây:
Tuy rằng, quản trị và quản lý cùng đưa ra tiếng nói có tầm hưởng đến cả một tập thể. Tuy nhiên, phạm vi và mục tiêu trách nhiệm của từng công việc sẽ có sự khác nhau.
Ở yếu tố trách nhiệm, các nhà quản lý sẽ cần là những người có khả năng tổ chức linh hoạt, làm việc một cách hiệu quả để từ đó, sẽ đưa ra các kế hoạch, các dự định đi theo đúng quy đạo, đúng mục tiêu của công viêc. Lúc này, các nhà quản lý cần phải có sự phòng bị, tránh các yếu tố xấu, yếu tố rủi ro gây tổn hại doanh nghiệp.
Còn đối với nhà quản trị, họ cần phải có tầm nhìn, khả năng nhìn trước tương lai, đồng thời họ luôn phải thúc đẩy, tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên để từ đó có thể tìm ra chiến lược, lập kế hoạch một cách phù hợp nhất.
Từ đây, ta có thể thấy nhà quản trị chính là những người định hướng, tạo mục tiêu cho một tổ chức doanh nghiệp. Còn nhà quản lý chính là những người thực thi, thực hiện các kế hoạch, dự định mà nhà quản trị đã đưa ra. Như vậy, hai khái niệm này đã có sự khác nhau cơ bản về chức năng công việc.
Cùng là một yếu tố đối tượng trong một tổ chức hay doanh nghiệp, nhưng quản trị và quản lý lại có quan điểm hoàn toàn khác nhau.
Đối với nhà quản trị, đối tượng chính là yếu tố con người, lấy con người làm trung tâm của một tổ chức. Còn đối với nhà quản lý, công việc mới chính là đối tượng cần phải quan tâm. Với họ, một doanh nghiệp chỉ tốt khi công việc suôn sẻ.
Mặc dù, quản trị và quản lý có quan điểm khác nhau về đối tượng. Tuy nhiên, cả hai quan điểm này, cả con người và công việc đều là hai mặt vô cùng quan trọng trong một tổ chức doanh nghiệp.
Dù rằng, quản trị và quản lý đều nói đến lãnh đạo cấp cao trong một tổ chức doanh nghiệp. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của hai công việc lại có sự khác nhau căn bản.
Đối với nhà quản trị, tất cả các quyết định của họ đều phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của một tập thể. Khi đưa ra bất kỳ các quyết định, nhà quản trị cần phải đưa ra ý kiến và có sự chấp thuận của cả một tập thể hay hội đồng nào đó, thì quyết định đó mới được thông qua.
Còn đối với nhà quản lý, mọi sự ảnh hưởng của họ đều tập trung vào chính người quản lý. Khác với nhà quản trị, nhà quản lý có thể có toàn quyền cho mọi quyết định của mình. Tuy nhiên, nếu có sự thật bại xảy ra, họ cũng sẽ là người chịu toàn bộ trách nhiệm cho quyết định.
Như vậy, ở yếu tố này ta có thể thấy được, trách nhiệm của người quản lý sẽ nặng nề và nhiều hơn so với người quản trị một chút. Nhưng nhìn chung, cả hai đều có trách nhiệm to lớn đối với một tổ chức doanh nghiệp.
Xét ở yếu tố này, ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa người quản lý và người quản trị trong một tổ chức. Ở yếu tố cấp bậc này, nhà quản lý sẽ là những người hoạt động cấp trung của công ty. Họ chính là người thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả.
Còn đối với nhà trị, họ sẽ là người ở cấp bậc cao nhất trong một tổ chức doanh nghiệp. Họ chính là người lập ra các kế hoạch, các chiến lược để các nhà quản lý có thể thực hiện.
Từ đoạn thông tin trên, ta đã thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa người quản lý và nhà quản trị. Đồng thời, có sự phân cấp thứ bậc khác nhau của hai công việc này. Vậy để có thể trở thành nhà quản trị, người quản lý cần có các kỹ năng gì?
Đầu tiên, họ cần có tầm nhìn chiến lược. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, chỉ khi bạn có tầm nhìn hiệu quả, bạn mới lập ra được các chiến lược, các kế hoạch được thực hiện trong tương lai.
Thứ hai là con người. Để có thể trở thành nhà quản trị, bạn cần phải biết thu phục lòng người, thu hút mọi người đến với mình. Để làm được điều đó, bạn cần thấu hiểu và bao dung với tất cả mọi người xung quanh.
Cuối cùng là khả năng định hướng chiến lược. Nhà quản tri giỏi chính là người biết lập ra chiến lược, các dự án có thể thực hiện được trong tương lai. Các chiến lược này đòi hỏi phải sát với thực tế, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp.
Như vậy, qua bài so sánh quản trị và quản lý, chúng ta đã hiểu và có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm dễ gây nhầm lần này. Ở các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục khai thác các chủ đề khác nhau dựa trên những câu hỏi mà các bạn quan tâm.
Quản trị vận hành có vai trò cực kỳ quan trọng đối với một tổ chức doanh nghiệp. Vậy quản trị vận hành là gì? Chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ