close
cách
cách cách cách cách cách

Silicon là gì? Phân loại, đặc tính và ứng dụng của nó trong thực tiễn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Silicon - một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, làm đẹp,... Vậy bạn hiểu Silicon là gì? Có những loại Silicon phổ biến nào và đặc tính của từng loại ra sao?

1. Định nghĩa khái niệm Silicon là gì?

Mặc dù được nghe rất nhiều về tên cũng như nắm rõ công dụng của Silicon thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất Silicon là gì. Muốn biết, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu thật kỹ về nó và những thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Silicon là một số nguyên tố đứng thứ 14 trong bảng tuần hoàn hoá học, nó còn được kí hiệu là Si và hoạt động như một kim loại lẫn phi kim. Được coi là một nguyên tố dồi dào chỉ sau Oxygen, Silicon chiếm tới 25.7% trọng lượng của vỏ Trái đất, thậm chí người ta còn tìm thấy nó ở trên Mặt trời và các sao.

Định nghĩa khái niệm Silicon là gì
Định nghĩa khái niệm Silicon là gì?

Thường thì Silicon rất ít khi tồn tại dưới dạng nguyên chất, thay vào đó nó thường xuất hiện dưới dạng Silica và Oxide có trong cát, đá tinh thể, đá lửa hay thạch anh,... 

Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy nó trong thành phần của các chất như Mica, đất sét, Granite hay Feldspar. Đó là chưa kể ở một số đồ dùng phổ biến như cao su Silicon, nhựa Silicon, dầu Silicon hay mỡ Silicon.

2. Phân loại và đặc tính của Silicon

Hiện tại, có 4 cách phân loại Silicon phổ biến giúp chúng ta nhận biết chất này dễ dàng trong cuộc sống đó là:

- Silicon dạng lỏng: Silicon dạng lỏng hay còn được gọi là dầu Silicon, loại này thường được dùng để làm chất bôi trơn, là thành phần trong mỹ phẩm hoặc chất phụ gia cho sơn.

- Silicon dạng gel: Loại Silicon này thường được dùng trong các phòng thí nghiệm, ứng dụng trong y tế hoặc nấu ăn. Ngoài ra, người ta còn sử dụng loại Silicon dạng gel trong các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực.

- Silicon dạng đàn hồi: Hay còn được gọi là cao su Silicon, nó được dùng như một chất cách điện và ứng dụng trong ngành hàng không cụ thể là hàn các phương tiện. Ở lĩnh vực y ế thì nó được sử dụng để sản xuất một số loại sản phẩm như găng tay, cốc nguyệt san, máy rửa mặt, tẩy da chết hay máy hút sữa,...

- Silicon dạng nhựa: Đây là Silicon được sử dụng trong các vật liệu chống chịu thời tiết, hoặc dùng trong các lớp phủ chịu nhiệt, thậm chí là nó được dùng để trám lỗ thủng nhỏ trên mái nhà,...

Phân loại và đặc tính của Silicon
Phân loại và đặc tính của Silicon

3. Silicon và những ứng dụng trong sản xuất

Như đã nói ở trên, Silicon là chất được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn chưa nắm rõ về những công dụng của chúng vậy đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé.

- Silicon khi ở dạng cát và đất sét: Đây chính xác là thành phần chủ yếu có trong gạch, bê tông hay thuỷ tinh. Chưa hết, khi ở dạng Silicate, nó lại được sử dụng trong quá trình tạo men gốm và đồ sứ. Silicon dạng này cũng được sử dụng để cấu tạo nên thép trong lĩnh vực xây dựng.

- Silicon carbide: Là một chất mài quan trọng được ứng dụng trong các laser ánh sáng. Silicon siêu tinh khiết thì được dùng kết hợp với boron, phosphorus, gallium,... tạo ra chất bán dẫn trong pin Mặt trời hay có trong các máy chỉnh lưu. Ngoài ra, Silicon ở dạng này còn được sử dụng trong công cuộc biến đổi điện năng từ nguồn năng lượng Mặt trời.

Như vậy, rõ ràng Silicon là chất được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là những ngành như ngành hàng không, xây dựng, chế tạo các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, phương tiện vận chuyển hay sản phẩm các sản phẩm gia dụng,...

Ngoài con người, Silicon còn có tác động trực tiếp tới động vật và thực vật. Cụ thể là trường hợp Tảo nước mặn và Tảo nước ngọt đều lấy Silicon từ nước để tạo ra màng tế bào. Một số loài thực vật nhờ có Silicon mà cải thiện độ bền bên trong thành tế bào, từ đó tạo ra tính toàn vẹn cho cấu trúc.

Silicon và những ứng dụng trong sản xuất
Silicon và những ứng dụng trong sản xuất

4. Học cách nhận biết và sử dụng Silicon hiệu quả

Hẳn là thông tin về cách nhận biết hay sử dụng Silicon còn khá mới mẻ với bạn. Vì vậy đừng quên theo dõi những gì mà vieclam123.vn chia sẻ ngay sau đây nhé.

4.1. Cách nhận biết Silicon an toàn

Làm sao để nhận biết được đâu là những sản phẩm Silicon an toàn? Đơn giản thôi, chỉ cần bạn nhớ những đặc tính sau đây:

Thứ nhất, Silicon an toàn là không có mùi lạ: Về phần màu sắc, Silicon có thể được thay đổi tùy theo ý đồ nhà sản xuất thế nhưng nó phải không phát ra mùi lạ. Vì thế nếu như bạn nhìn thấy một đồ dùng được gắn mác là Silicon nhưng lại có mùi thì đó chắc chắn là một sản phẩm không tốt, thậm chí là được làm bằng nhựa hoặc cao su nhé.

Thứ hai, Silicon an toàn chính là những sản phẩm không độn chất làm đầy. Cách nhận biết rất đơn giản, hãy kéo sản phẩm Silicon đó và quan sát xem bên trong có xuất hiện các hạt trắng hay không. Trường hợp có xuất hiện những hạt trắng này, chắc chắn là sản phẩm có sử dụng chất độn và bạn nên tránh xa. Còn lại thì bạn có thể yên tâm vì mình đã tìm được một sản phẩm Silicon an toàn nhé.

Thứ ba, sản phẩm Silicon được đánh giá là an toàn khi chúng có đầy đủ bao bì, nhãn mác và những thông số cụ thể, rõ ràng. Nếu bạn không nhìn thấy các yếu tố này trên sản phẩm mình quan tâm, vậy thì hãy nhanh chóng tìm kiếm một sản phẩm khác để chắc chắn nó là an toàn khi sử dụng nhé.

Thứ tư, những ai mua sản phẩm Silicon cần lưu ý lựa chọn những thương hiệu uy tín trên thị trường. Bởi hiện nay có rất nhiều hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng được tiêu thụ tràn lan. Đừng vì sản phẩm đó có giá thành rẻ mà bỏ qua tính an toàn của nó nhé.

Cách nhận biết Silicon an toàn
Cách nhận biết Silicon an toàn

4.2. Sử dụng keo Silicon sao cho hiệu quả?

Keo Silicon chính là sản phẩm được ứng dụng phổ biến trong đời sống, chắc chắn bạn sẽ chưa biết cách sử dụng loại keo này sao cho hiệu quả. Nếu vậy hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây nhé.

- Bước 1: Hãy chuẩn bị các vật dụng cần thiết như súng bắn keo, găng tay và chất tẩy. Trước khi tiến hành gắn keo vào đồ vật nào đó, hãy kiểm tra và đảm bảo về độ kết dính để đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là những bề mặt bị bẩn hoặc có vết ố vàng.

- Bước 2: Hãy làm sạch bề mặt của dụng cụ cần gắn keo. Đây chính là cách để bạn gia tăng hiệu quả cũng như công dụng của keo dính sau khi dán. Loại bỏ toàn bộ các bụi bẩn bám trên bề mặt, dùng khăn sạch lau lại một lần nữa nhé.

- Bước 3: Tiến hành sử dụng keo Silicon gắn lên đồ vật cần gắn. Súng bắn keo chính là công cụ hỗ trợ bạn trong thao tác này. Theo đó khi sử dụng hãy đảm bảo về khoảng cách giữa 2 vật sao cho vừa đủ để keo kết dính chặt nhất.

- Bước 4: Loại bỏ phần keo Silicon bị thừa ra bên ngoài vết dán. Sử dụng dụng cụ gạt keo thừa bên ngoài vết dán để đạt độ thẩm mỹ cao nhé.

Sử dụng keo Silicon sao cho hiệu quả
Sử dụng keo Silicon sao cho hiệu quả?

5. Lưu ý khi sử dụng những sản phẩm được làm bằng Silicon

Silicon là một chất vốn không an toàn cho con người nếu không sử dụng đúng cách. Vì vậy hãy nhanh chóng theo dõi một số lưu ý sau đây để đạt độ an toàn và hiệu quả cho mục đích của mình nhé.

- Lưu ý 1: Tuyệt đối không để sản phẩm Silicon tiếp xúc với lửa bởi vì điều này rất nguy hiểm.

- Lưu ý 2: Tránh để Silicon hay sản phẩm của Silicon tiếp xúc với những thiết bị hàn thực phẩm, thiết bị khò vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tính năng của nó.

- Lưu ý 3: Tuy có khả năng cách nhiệt hay chịu nhiệt tốt nhưng khi sử dụng các sản phẩm Silicon ở nhiệt độ cao thì bạn vẫn cần phải cẩn thận.

- Lưu ý 4: Hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm Silicon với một số đồ dùng sắc nhọn như dao, kéo,... bởi vì những đồ vật này có thể gây hư hỏng sản phẩm.

- Lưu ý 5: Bạn nên tiến hành cho thực phẩm vào trong khuôn Silicon trước khi đặt chúng vào trong lò để tránh để lại những sự cố như bỏng hoặc những ảnh hưởng khác tới người dùng.

Lưu ý khi sử dụng những sản phẩm được làm bằng Silicon
Lưu ý khi sử dụng những sản phẩm được làm bằng Silicon

Toàn bộ những thông tin về Silicon đã được chia sẻ ở bài viết trên. Hy vọng với những kiến thức này thì bạn sẽ hiểu rõ bản chất Silicon là gì và biết cách sử dụng sản phẩm được chế tạo từ chất này sao cho hợp lý.

Thung lũng Silicon

Bạn đã từng nghe tới “thung lũng Silicon”? Những kiến thức về nguồn gốc lịch sử hình thành và phát triển hay những cái tên nổi tiếng trong thung lũng này chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thú vị. Vậy nên đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.

Thung lũng Silicon

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.