close
cách
cách cách cách cách cách

Siết răng khi niềng là gì? Tips giảm đau hiệu quả khi siết niềng răng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Người ta nói cái răng cái tóc là góc con người, răng tóc có đẹp thì người cũng đẹp theo. Và hiện giờ người ta ngày càng chăm sóc hàm răng của mình nhiều hơn, nhất là những người có răng mọc không đúng chỗ, khấp khểnh hoặc hai hàm răng bị lệch nhau. Niềng răng chính là giải pháp cho những lỗi răng này và buộc phải siết răng khi niềng. Vậy siết răng khi niềng là gì? Nếu đau thì cần làm gì để bớt đau? Bài viết sau đây vieclam123.vn sẽ chia sẻ kinh nghiệm siết niềng răng cho bạn nhé.

1. Siết răng khi niềng là gì?

Siết răng khi niềng là một hành động dùng dây cung tác dụng lực lên những nút cài của niềng giúp siết chặt, di chuyển những chiếc răng mọc sai, mọc lệch về đúng vị trí theo khung xương hàm. Mục đích của việc siết răng là để răng đều hơn, thẳng hàng với nhau và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn với một nụ cười đẹp.

Siết răng khi niềng là gì?
Siết răng khi niềng là gì?

Siết răng thường được thực hiện định kỳ và có thể lâu dài tuỳ vào mức độ răng mọc sai để điều chỉnh. Bạn nên thường xuyên đi khám định kỳ trong lúc niềng răng và tuân thủ những lời khuyên từ bác sĩ để hàm răng được điều chỉnh chính xác.

2. Phương pháp thực hiện siết răng khi niềng

2.1. Siết răng khi niềng theo định kỳ

Hiện nay, các chuyên gia nha khoa đã có nhiều hình thức niềng răng khác nhau bệnh nhân lựa chọn. Trong đó, chủ yếu là niềng răng có mắc cài hoặc niềng răng không có mắc cài.

2.1.1. Niềng răng không mắc cài

Đối với niềng răng không có mắc cài sẽ được thiết kế khung riêng đối với từng đối tượng, thường là tình trạng răng bị nhẹ và có thể tự vệ sinh, thay rửa, tháo rời hoặc điều chỉnh ở nhà. Niềng răng không có mắc cài sẽ được thiết kế riêng biệt cho từng bộ răng và được đánh số thứ tự tương đương với lực mà vị trí niềng tác động lên răng. 

Niềng răng không có mắc cài sẽ tiện lợi hơn và người bệnh cũng không cần nhọc công đến gặp bác sĩ thường xuyên. Bạn chỉ cần điều trị răng theo phác đồ mà bác sĩ đã vạch ra cho bạn. Chỉ khi có vấn đề nghiêm trọng mới cần đến khám và nghe lời tư vấn của bác sĩ.

Niềng răng không có mắc cài
Niềng răng không có mắc cài

2.1.2. Niềng răng có mắc cài

Còn đối với niềng răng có mắc cài là những trường hợp răng bị lệch nặng, khó kéo về vị trí cần thiết nên cần có những biện pháp mạnh hơn, siết răng chặt hơn. Do đó, đòi hỏi những kỹ thuật nâng cao của bác sĩ thì mới có thể làm được. Và bạn cần đến gặp bác sĩ thường xuyên để được siết răng. 

Thông thường cứ 3-6 tuần bạn đến gặp bác sĩ một lần, nếu muốn quá trình niềng răng diễn ra nhanh hơn thì 1-2 tuần đến cũng được. Lưu ý không tự ý điều chỉnh ở nhà để tránh ảnh hưởng xấu tới kết quả niềng răng mong muốn.

2.2. Quy trình siết răng khi niềng

Để có thể siết răng cho người niềng răng bác sĩ sẽ thực hiện lần lượt theo từng bước sau:

- Đầu tiên, bác sĩ sẽ tháo gỡ những dây đàn hồi đang là giá đỡ của dây vòm. Dây đàn hồi này có thể tháo lắp dễ dàng do chỉ là một dây chun nhỏ

- Tiếp theo, nhẹ nhàng tháo dây khung chính ra khỏi hàm răng. Đây cũng là bộ niềng cố định vòm hàm.

Bác sĩ thực hiện siết răng khi niềng
Bác sĩ thực hiện siết răng khi niềng

- Sau khi kiểm tra tình trạng răng xô về vị trí mong muốn thì bác sĩ tiếp tục thực hiện các thao tác siết răng tương tự khi mới bắt đầu niềng: đó là kéo dây cung lò xo, siết chặt dây kéo và tăng thêm lực tác dụng vào mắc cài. Động tác này có thể khiến bạn bị đau nhức hàm và có cảm giác không quen kéo dài khoảng 3-5 ngày. Nếu kéo dài lâu gây tổn thương lợi và má thì cần đến gặp ngay bác sĩ để khám chữa.

- Cuối cùng, lắp lại những gì đã tháo ở các bước trên theo chiều ngược lại và đảm bảo đúng vị trí để không làm sai lệch kết quả niềng răng.

3. Tips giảm đau hiệu quả khi siết niềng năng

Siết răng khi niềng, việc bị đau nhức hay những cảm giác khó chịu bủa vây là điều không tránh khỏi. Vậy thì chúng ta cần có một vài giải pháp giảm đau hiệu quả như sau:

3.1. Dùng đá chườm lạnh

Chườm đá là cách hữu hiệu đối với những vết thương bị sưng đau, tê tái trên cơ thể thường xuyên được áp dụng. Đối với đau do siết niềng răng cũng vậy. Bạn hãy lấy một cái túi vải nhỏ và bỏ một vài viên đá vào. 

Sau đó, chườm túi đá này lên vùng bị sưng đau để xoa dịu vết thương. Bạn có thể dùng đá chườm nhiều lần trong ngày nếu cảm thấy đau ê ẩm không dứt, bất cứ lúc nào cảm thấy đau thì hãy mang đá ra chườm.

Dùng đá chườm lạnh vào vết đau
Dùng đá chườm lạnh vào vết đau

3.2. Dùng nước ấm chườm nóng

Nếu sợ bị lạnh hoặc bị mất cảm giác vì đá quá lạnh thì bạn có thể đổi qua phương pháp chườm nóng. Dùng một cái chai thuỷ tinh hoặc bình đựng nước để rót nước ấm vào đó, lưu ý là nước ấm để không bị bỏng nhé. Sau khi cảm thấy nhiệt độ an toàn nhưng đừng để nó bị nguội thì chườm lên xung quanh vùng đang cảm thấy bị đau.

Chườm nóng cũng xoa dịu cơn đau của bạn tương tự chườm lạnh. Không những thế, chườm nóng còn giúp bạn có được cảm giác thoải mái, dễ chịu, thư giãn và mau lành vết thương hơn. Nếu không có bình đựng có thể lấy khăn sạch nhúng nước ấm và đắp lên vùng bị đau cũng được nhé.

3.3. Dùng nước muối súc miệng

Sau khi siết răng bạn còn có thể dùng nước muối súc miệng hàng ngày để giảm những cơn đau ê buốt khi răng bị áp lực từ dây cung. Nước muối vừa có khả năng loại bỏ những vi khuẩn trong răng miệng, vừa có tác dụng giảm đau sưng với những vết thương do siết răng.

Đều đặn mỗi ngày hãy bỏ một vài hạt muối trắng vào nước ấm hoặc sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng cho răng miệng sạch sẽ và bớt đau. Một ngày nên súc miệng từ 2-3 lần vào các thời điểm lúc mới ngủ dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ nhé.

Thành quả sau niềng răng
Thành quả sau niềng răng

3.4. Nên ăn thức ăn mềm hoặc dễ nhai

Vốn dĩ khi niềng răng đã khó khăn hơn trong việc ăn uống để tránh thức ăn mắc vào niềng hoặc răng đang bị cố định khó nhai. Thì đến khi siết răng lần nữa ắt hẳn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì vẫn bị đau buốt.

Hãy lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai hoặc thậm chí không cần nhai để đỡ đau và đỡ làm tổn thương thêm cho các vết thương trên. Bạn có thể dùng các loại đồ ăn mềm, xốp hoặc dạng lỏng như cháo, sữa, hoa quả mềm như chuối, nho, v.v…

3.5. Mát-xa nướu răng của bạn

Tình trạng bị đau khi siết răng cũng một phần do bộ phận lợi và nướu răng chưa kịp thời thích ứng với vị trí răng mới. Vì thế, bạn có thể mát-xa điều chỉnh nướu sao cho dần dần quen với việc răng đã xô về vị trí mới tốt hơn bằng cách dùng hai ngón tay xoa nhẹ nhàng lên nướu nhé. 

Trước khi sử dụng tay mát xa thì nên rửa và vệ sinh tay sạch sẽ tránh để vi khuẩn có cơ hội thâm nhập và phá hoại những thành quả niềng răng của chúng ta hoặc đi vào cơ thể và gây bệnh. Và hãy nhớ mát xa nhẹ nhàng chứ đừng nắn bóp mạnh khiến nướu bị tổn thương và vết thương siết răng nặng hơn.

Mát xa răng nướu nhẹ nhàng
Mát xa răng nướu nhẹ nhàng

Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung mà vieclam123.vn cùng bạn tìm hiểu chi tiết về siết răng khi niềng là gì. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã đưa ra một số lời khuyên bổ ích giúp bạn giảm đau sau khi thực hiện siết răng định kỳ. Hy vọng bạn áp dụng làm theo thành công và có kết quả niềng răng như mong muốn.

Tìm hiểu khi nào trẻ em có thể thay răng sữa

Con người chúng ta đều trải qua nhiều giai đoạn thay răng. Răng từ thuở lọt lòng sẽ là những dấu mốc đầu tiên của cuộc đời. Răng này được gọi là răng sữa, rất mong manh và cần phải thay khi đến một độ tuổi nào đó. Ngay sau đây, hãy để vieclam123.vn giúp bạn nắm rõ hơn về răng sữa là gì nhé.

Răng sữa là răng gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.