close
cách
cách cách cách cách cách

Răng nanh có chức năng gì? Răng nanh đóng vai trò như thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một trong những yếu tố góp phần tạo nên nụ cười duyên của con người chính là răng nanh. Vậy răng nanh có chức năng gì? Tại sao một vật nhỏ bé như thế lại quan trọng đến vậy? Chúng ta hãy đọc bài viết sau để trả lời câu hỏi nhé!

1. Răng nanh là gì?

Trong những năm gần đây, răng nanh đang được rất nhiều người ưa chuộng và quan tâm bởi tính thẩm mỹ và tác dụng của nó trong việc làm đẹp. Vậy có thể hiểu răng nanh là gì?

Răng năng được đặt tên giống với răng của loài chó. Tuy nhiên, răng nanh của chó thường dài, nhọn và sắc hơn của con người. Về tổng qua, vị trí răng và cấu tạo thì hoàn toàn giống nhau.

Xét về vị trí, răng nanh của con người thuộc nhóm răng phía trước, có vị trí thứ 3 khi tính từ răng cửa hướng vào trong. Do đó, trong y học, răng nanh còn được biết đến với cái răng số 3. Thông thường, mỗi người trưởng thành sẽ sở hữu 4 chiếc răng nanh, được chia đều cho hàm trên và hàm dưới.

Có thể nói, răng có đặc điểm khác biệt hoàn toàn so với răng khác. Khi so với các răng khác, răng nanh nổi bật, dài và sắc nhọn nhất trong một khung hàm. Cũng vì điều đó, nó đã trở thành một yếu tố tạo nên sự duyên dáng, cá tính riêng của  mỗi người.

Răng nanh là gì
Răng nanh là gì?

2. Đặc điểm của răng nanh như thế nào?

Những chiếc răng nanh sẽ xuất hiện lần đầu tiên vào vào độ tuổi 16 đến 20 tháng tuổi, chúng sẽ mọc ở vị trí răng hàm trên đầu tiên, sau đó đến răng hàm dưới. Còn đối với răng vĩnh viễn của người trưởng thành, răng nanh sẽ mọc ở vị trí ngược lại. Cụ thể, theo chu kỳ, răng hàm dưới sẽ mọc vào năm 9 tuổi, còn răng hàm trên sẽ mọc vào năm 11, 12 tuổi. Cũng bởi vì cách mọc như này, răng nanh đã có cấu tạo và hình dáng khác biệt so với các “anh em” răng của mình. Chúng ta sẽ cùng nhau đọc nội dung sau:

2.1. Cấu tạo của răng nanh

Cũng giống như những chiếc răng khác, răng nanh được hình thành có cấu trúc tự nhiên. Đầu tiên, ta có thể thấy men răng của răng nanh được bao phủ bởi một chất cứng nhất trong cơ thể. Chúng được cấu tạo chính từ 96% vô cơ, 1% hữu cơ và 3 % nước. Điều này đã khiến chúng có một lớp bảo vệ cực kỳ cứng rắn, có thể dễ dàng xé bất kỳ miếng thịt nào.

Tiếp ngay sau đó là lớp ngà răng. Lớp ngà răng được các nhà khoa học đánh giá khá xốp, có màu hơi vàng và cũng có tỷ chất răng lớn nhất. Không được mạnh mẽ như men răng, ngà răng có cấu tạo 10% nước, 20% hữu cơ và 70% vô cơ. Cũng cấu tạo như vậy, ngà răng mới có thể tạo sự sống tủy của răng.

Cuối cùng, cũng chính là cội nguồn sống của răng là tủy răng. Tủy răng chứa các mạch máu, mô liên kết và sợi thần kinh của răng. Cũng vì điều này, nỗi đau chính của răng được bắt nguồn ở đây.

Răng nanh đẹp sẽ có cung hàm đẹp
Răng nanh đẹp sẽ có cung hàm đẹp

2.2. Hình dáng của răng nanh

Xét về hình dáng bên ngoài, răng nanh khác hoàn toàn so với những chiếc răng khác. Chúng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các nhóm răng trước và nhóm răng trong. Cũng vì vậy, răng nanh có sự giao thoa giữa các vị trí nhất định. Do vậy, răng nanh chính là sự kết hợp giữa hình dáng răng cửu và răng cối nhỏ.

Theo nghiên cứu, răng nanh sẽ dày hơn so với răng cửu như lại mỏng hơn so với răng cối. Có thể nói, chức năng nhai của răng nanh không bằng răng cửa và không có rãnh như răng cối, nhưng răng nanh lại độ nhọn của răng cối và dài mảnh như rìa răng cửa.

Như vậy, qua hình dáng và cấu tạo, răng nanh có độ vững chắc nhất so với các răng khác của hàm răng. Đồng thời, chúng cũng khỏe hơn các răng khác vì được cố định trong ổ xương răng.

Hình dáng của răng nanh
Hình dáng của răng nanh

3. Chức năng

Cũng giống như các con thú, răng nanh không thể thiếu trong hàm răng của con người. Răng nanh được sử dụng như một công cụ dùng để cắn xé thức ăn. Đồng thời, chúng cũng dùng để phá bỏ các lớp bảo vệ của rau củ quả.

Răng nanh rất đặc biệt, chúng có khả năng chịu đựng đối với các lực ăn mạnh trong quá trình nhai. Nó đóng góp vai trò chính trong cơ cấu giảm chấn động mạnh. Từ đó, răng năng sẽ có khả năng giảm bớt các nguy hại tiềm tang đối với răng con người.

Răng nanh có tính chất vô cùng ổn định. Với chân răng dài và khỏe nhất trong hàm răng, chúng được giữ chắc nhất trong ổ răng, đồng thời chúng cũng là những chiếc răng mất muộn nhất trong cả hàm. Răng nanh có xu hướng mọc theo độ nhô hướng ra ngoài, do đó chúng có khả năng tự làm sạch và được bảo vệ tốt nhất.

Những năm gần đây, với sự nhu cầu làm đẹp, răng nanh đang rất được chú trọng khi nó quyết định tới vẻ đẹp của con người.  Nguyên nhân chính là do chúng có một vị trí rất quan trọng, nằm ở bốn góc của hàm răng. Điều này đã giúp răng nanh trở thành trụ đỡ, nâng đỡ cả cung răng và khuôn mặt của con người. Cũng chính vì vậy, khi răng nanh mất, khuôn mặt sẽ nên phẳng và khó phục hồi như lúc đầu.

Chức năng của răng nanh
Chức năng của răng nanh

4. Khi nào nhổ răng nanh?

Như bạn đã biết, răng nanh có một vai trò rất quan trọng trong việc nhai và tạo sự hài hòa trên cả khuôn mặt của con người. Việc nhổ đi răng nanh sẽ có những nguy hại khó lường, làm mất đi tính thẩm mỹ, khó khăn trong việc ăn uống hằng ngày.

Tuy nhiên, trong những trường hợp bất khả kháng, việc nhỏ răng là cần thiết để bảo vệ toàn bộ các răng khác trên cung hàm răng của con người. Bạn chỉ nên nhổ răng khi gặp các vấn đề nghiêm trọng sau:

Đầu tiên, răng nanh gặp tình trạng sâu và viêm tủy vô cùng nghiêm trọng. Khi răng bị sâu, việc ăn uống sẽ gặp vô cùng khó khăn. Do răng nanh có tính chất hướng ra bên ngoài, việc nhổ răng là cần thiết để có thể bảo vệ các răng bên cạnh cũng như sức khỏe của con người.

Trong những trường hợp không may, răng nanh bị vỡ mẻ, tổn thương nghiêm trọng do bị tai nạn hay cắn phải vật cứng. Bạn cũng nên tiến hành nhổ bỏ nếu tình trạng quá nghiệm trọng, ảnh hưởng tới tủy bên trong. Tuy nhiên, việc mẻ răng hoàn toàn có thể phục hồi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên đúng đắn.

Không những vậy, khi răng nanh mọc vị trí không đẹp, mọc lệch, mọc chìa quá nhiều ra bên ngoài, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể căn chỉnh, tạo một vẻ đẹp hoàn mỹ của cung hàm răng.

Chỉ nên nhổ răng nanh khi bị viêm tủy
Chỉ nên nhổ răng nanh khi bị viêm tủy

5. Những cách làm đẹp răng

Trong quá trình lớn lên và phát triển của con người, việc tổn thương, bị tổn hại là điều thương xuyên xảy ra. Răng nanh có thể dễ dàng bị sứt mẻ hay xấu, đẹp do bẩm sinh. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện vẻ đẹp răng nanh của mình bằng những phương pháp sau:

5.1. Phương pháp tự nhiên

Để có thể khiến răng nanh của bản thân trở nên đẹp, gây chú ý cho người khác, bạn hoàn toàn có thể cải thiện răng nanh bằng cách làm như sau.

Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị những vật liệu tương đồng với cấu trúc răng như móng tay giả, sáp nha khoa, ống hút,… Sau đó, bạn hãy tiến hành cắt các vật liệu trên thành hình răng nanh. Sau khi cắt xong, bạn hãy ướm lên răng nanh và chỉnh sửa sao cho đúng với hình thù mà bạn mong muốn với chiếc răng của mình. Sau đó dùng keo dán chuyên khoa để gắn mảnh vừa cắt lên răng, đợi vài phút để keo khô là có thể tạo tính thẩm mỹ.

Đây là cách làm này vẫn được các bạn trẻ sử dụng để làm đẹp trong các bữa tiệc, trong các lễ hội hóa trang, được rất nhiều đoàn làm phim hay dùng. Nhược điểm chính cách làm này là tức thời, thời hạn sử dụng không cao. Không những thế, vật liệu có thể gây kích ứng, gây vi khuẩn phát triển nếu để thời gian lâu.

5.2. Bọc răng sứ hình răng nanh

Đây là một phương pháp vô cùng tiết kiệm, có tính hiệu quả tương đối cao, đang được rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng. Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ mài răng sứ tạo cùi rồi sau đó tiến hành gắn răng sư lên trên. Đây là một phương pháp khiến chúng ta nhanh chóng có những chiếc đẹp nhưng không để lại hậu quả về sau. Tuy nhiên, khi bọc răng sứ, bạn cần chú ý trong quá trình ăn uống, tránh các thức ăn cứng để bảo vệ tốt nhất.

Bọc răng sứ hình răng nanh
Bọc răng sứ hình răng nanh

Qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu hơn về răng nanh có chức năng gì và tầm quan trọng của răng nanh đối với cấu tạo hàm răng, cũng như khuôn mặt của con người. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích trong bài viết sau, bạn hãy chia sẻ và đồng hành với chúng tôi trong các bài viết tiếp theo!

Răng khểnh có ý nghĩa gì? Liệu người có răng khểnh có tốt không?

Đã từ lâu, theo quan niệm của ông bà ta, răng khểnh sẽ mang nhiều điều may mắn. Vậy răng khểnh sẽ có những ý nghĩa như thế nào? Chúng ta hãy theo doi ở bài viết sau!

Răng khểnh có ý nghĩa gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.