close
cách
cách cách cách cách cách

Rằm tháng giêng là ngày gì? Sự thú vị từ nét đẹp văn hóa xưa

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Với người dân Việt Nam thì ngày rằm tháng Giêng là một ngày lễ vô cùng thiêng liêng diễn ra vào đầu năm. Ngày này có ý nghĩa và mang đến giá trị quan trọng vì thế người ta mới có câu ví von để như thế này “cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” để ngụ ý khẳng định sự quan trọng của ngày này. Vậy khi tìm hiểu rằm tháng Giêng là ngày gì càng trở nên đặc biệt và sẽ lật mở cho bạn rất nhiều thông tin hấp dẫn, thú vị.

1. Rằm tháng Giêng là ngày gì?

Rằm Tháng Giêng còn được gọi là ngày Tết Nguyên Tiêu, đây là cách gọi Hán Việt nên có thể dựa vào việc giải nghĩa từng từ trong đó để tìm thấy bản chất rằm tháng Giêng là ngày gì. “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất, “tiêu” lại chỉ ban đêm. Gộp chung ý nghĩa của hai từ Nguyên - Tiêu lại để tạo thành ý nghĩa trọn vẹn nói về đêm rằm đầu tiên của năm. Thông tin này cũng lý giải cho bạn hiểu rõ lý do ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là lễ Thượng Nguyên. Cũng do trong cách gọi tên ngày ý nghĩa này đã phần nào hé lộ thời gian về ngày rằm đầu tiên của một năm nên ngày Tết Nguyên Tiêu sẽ diễn ra vào ngày 15/01 theo lịch âm.

Rằm tháng Giêng là ngày gì
Rằm tháng Giêng là ngày gì?

2. Sự ra đời của ngày Tết Nguyên Tiêu

2.1. Nguồn gốc ra đời 

Rằm tháng Giêng là một trong 4 ngày rằm lớn của năm. Chúng ta nhận ra điều đó trước tiên dựa vào hai yếu tố đặc trưng, thứ nhất dựa vào cách gọi Nguyên Tiêu, tức chỉ ngày rằm khởi đầu một năm mới, đương nhiên thứ gì đại diện cho sự mở màn, khởi phát đều luôn được đánh giá cao về mặt giá trị. Thứ hai, chúng ta căn cứ vào cách gọi tên - Tết Thượng Nguyên. Cái tên này thể hiện rằng đằng sau lễ này còn những ngày lễ khác để tạo thành một bộ những ngày đặc biệt quan trọng. Đúng thế, Cùng với Thượng Nguyên - ngày rằm đầu tiên của năm còn có ngày lễ Trung Nguyên vào ngày rằm tháng 7 và ngày lễ Hạ Nguyên rơi vào ngày rằm tháng 10. Đây là bộ 3 ngày rằm được coi là lễ lớn trong năm ở nước ta. 

Ngày rằm tháng Giêng có nguồn gốc như thế nào
Ngày rằm tháng Giêng có nguồn gốc như thế nào?

Nguồn cội ra đời ngày Tết đặc biệt này vốn gắn liền với nhiều giai thoại khác nhau được lưu truyền trong dân gian. Theo như quan điểm nhận định của vị Tiến sĩ Đinh Đức Tiến (khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) thì ngày các ngày lễ Tết của Việt Nam đều ảnh hưởng và được hình thành từ những tích truyện cổ xưa của người Trung Quốc. Những tích chuyện này khi du nhập vào nước ta, sẽ trải qua quá trình tiếp biến văn hóa và phong tục nên ít nhiều cũng có sự thay đổi.

Trong quá trình giao thoa văn hóa, Phật giáo cũng du nhập vào nước ta nên tạo ra sức ảnh hưởng nhiều đến đặc trưng truyền thống. Ngày Tết Nguyên Tiêu cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng đó. 

2.2. Tích sử gắn liền với sự ra đời của ngày Rằm Tháng Giêng

Như đã nói tới khi tìm hiểu Rằm tháng Giêng là ngày gì, có nhiều câu chuyện gắn liền với sự ra đời của ngày Tết Nguyên Tiêu. Lật giở quá khứ để cảm nhận được sự thiêng liêng, thú vị về nguồn gốc ra đời của lễ này nhé.

Nguồn gốc ngày rằm tháng Giêng
Nguồn gốc ngày rằm tháng Giêng

Tương truyền, từ thời xa xưa, có một con thiên nga bay từ thiên đình xuống hạ giới chẳng may bị người thợ săn bắn chết.  Ngọc Hoàng hay tin đã vô cùng đau buồn, lập ngay ý định trả thù cho nàng. Vì vậy, người đã sai đội quân Thiên đình xuống hạ giới nhằm ngày 15 tháng 1 âm lịch để hỏa thiêu muôn loài, bao gồm cả con người. Nhưng may thay, nhiều vị thần đã không đồng ý với án phạt đó nên đã đánh liều xuống trần gian để giúp đỡ chúng sinh. Kế sách của họ được muôn dân hưởng ứng để tránh tai ương, đó là vào ngày 15 tháng 1 âm lịch, tất cả mọi nhà đều treo đèn lồng, bắn pháo để ở trên cao, Ngọc Hoàng và các quân thần khác nhầm tưởng rằng đó là trận hỏa hoạn lớn. Loài người đã thoát khỏi tai kiếp như thế trong niềm hân hoan.

Một câu chuyện truyền thuyết khác kể lại rằng dưới thời của vị vua trị vì Trung Hoa là Hán Vũ Đế, có một cô gái sinh sống ở trong cung đã có ý định tự vẫn vào ngày 15 tháng 1 vì không được về nhà thăm cha mẹ. Cô gái ấy tên là Yuanxiao. Nhưng vì cảm động bởi tấm lòng hiếu thảo mà cô dành cho cha mẹ mình, vị sủng thần của nhà vua là Dongfang Shuo đã rất trăn trở, ông suy nghĩ mãi và cuối cùng cũng tìm ra kế sách vẹn toàn để giúp Yuanxiao. Ông đã đánh liều mà tâu sai sự thật với Hán Vũ Đế rằng vào ngày 15 tháng 1, trên Thiên Đình sẽ cho Hỏa Thần thiêu đốt Kinh thành. Vì thế, nhà nhà cần phải treo đèn lồng sáng rực trước cửa nhà cũng như treo khắp các con đường vào đúng ngày 15. Với lệnh vua ban, nhà nhà tấp nập, hối hả treo đèn lồng, ngày này bỗng trở nên rộn ràng, tấp nập đông vui như ngày hội. Thừa thời cơ, cô gái trẻ thuận lợi bỏ trốn về nhà thăm cha mẹ mà không ai hay biết.

Ngày Tết Nguyên Tiêu - rằm tháng Giêng ra đời gắn với nhiều truyền thuyết
Ngày Tết Nguyên Tiêu - rằm tháng Giêng ra đời gắn với nhiều truyền thuyết

Nêu trên là hai câu truyện truyền thuyết cho nên nó chứa đựng yếu tố hoang đường kỳ ảo là điều rất rõ. Ở góc độ khoa học lý giải, nhiều vị học giả Trung Quốc cho rằng những lễ hội treo đèn lồng, hay chính thống là lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ truyền thống dùng lửa để nhằm mục đích kỷ niệm ngày lễ, ngày hội đồng thời cũng xua tan vận xui xẻo của người dân Trung Quốc.

Cho đến thời kỳ đạo Phật du nhập ở thời nhà Hán, lễ hội Đèn lồng đã chứa đựng cả màu sắc tôn giáo. Đối với những người theo đạo Phật, họ sẽ kỷ niệm ngày này để tưởng nhớ Đức Phật. Còn người theo Đạo giáo, họ sẽ kỷ niệm ngày sinh nhật của Hỏa thần vào ngày 15/1 âm. 

Không chỉ thắp, treo đèn lồng, người dân Trung Quốc còn làm ra những chiếc bánh Yuanxiao, loại bánh này rất giống với bánh trôi của người Việt. Nhiều nơi gọi hội đèn lồng với cái tên gắn với người con gái xưa, đó là lễ hội bánh Yuanxiao. 

Lễ cúng ngày rằm tháng giêng
Lễ cúng ngày rằm tháng giêng

Với người dân đất nước Trung Quốc thì ngày rằm tháng giêng là ngày lễ vô cùng quan trọng trọng và là một phần của lễ tết Nguyên Đán. Vì sao lại như vậy trong khi ngày lễ Tết Nguyên Đán diễn ra trong những ngày đầu tháng, tết Nguyên Tiêu phải đến giữa tháng. Lý do là vì theo văn hóa, con người nghỉ Tết và chơi Tết thoải mái đến tận ngày rằm. Và ngày này cũng sẽ kết thúc một kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán.

3. Ý nghĩa của ngày rằm tháng giêng

Ngày 15/1 âm lịch hàng năm được coi là tết muộn do nó được diễn ra sau Tết cổ truyền. Có tích kể lại rằng, ngày tết Nguyên tiêu chính là ngày Vía Phật. Toàn bộ sự may mắn trong năm mới đều hội tụ trong ngày này, Tích khác lại kể xa xưa, có một vị vua nọ cứ tới ngày rằm tháng Giêng thì sẽ cho quân đi mời những vị trạng nguyên vào triều hầu để dự yến tiệc và thảo chuyện, giao lưu. Nhiều nơi thì quan niệm ngày này với vị trí là ngày rằm đầu tiên của năm mới nên sẽ cần phải lễ bái tổ tiên để xin tài lộc, khởi phát cho một năm mới suôn sẻ, may mắn.

Vào ngày này, nhiều người dân nước ta sẽ đi lễ chùa, lễ Phật ở các đình đền miếu mạo để mong cầu tốt lành, sự bình an cho gia đình và bản thân. Các thành viên trong gia đình cũng nhằm dịp này để quây quần cùng nhau chuẩn bị mâm cơm cúng, thắp nén nhang để tưởng nhớ tới công đức của đấng sinh thành, nguồn cội.

Cúng rằm tháng Giêng
Cúng rằm tháng Giêng

Dựa vào phong tục và điều kiện kinh tế, mỗi nơi sẽ chuẩn bị mâm cúng khác nhau hay thực hiện các nghi thức khác nhau. Tuy nhiên tất cả cùng chung một ý nghĩa đó là thể hiện tấm lòng thành kính của họ dâng lên Thánh Phật, tổ tiên, ông bà.

Lối phong tục truyền thống xưa, cứ tới đêm rằm Nguyên Tiêu, con người lại kết hoa, treo đèn, ngâm và bình thi ca cùng với việc tiến hành nghi lễ cúng ngày rằm. Hiện nay, dù phong tục này không còn được thực hiện nhiều hoạt động như trước song nó vẫn ở đó với vai trò là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc. Người xưa đã nói cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng cũng cho thấy ngày này quan trọng, chắc hẳn không kém gì ngày Tết Nguyên Đán. 

Bán gì sau tết để doanh thu tốt?

Những người kinh doanh tự do đều rất chú trọng lựa chọn sản phẩm kinh doanh sau tết.để dễ bán và cho lợi nhuận cao. Đọc bài chia sẻ này, bạn sẽ có được lời khuyên bổ ích về những sản phẩm nên kinh doanh sau tết.

Sau tết nên bán gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.