Tiện ích
Cẩm nang
Ở mỗi doanh nghiệp, khi muốn tạo ra hiệu quả trong hoạt động cũng như đạt được kết quả kinh doanh tốt thì người đứng đầu cần biết cách phân cấp nhân viên sao cho phù hợp. Dù phân chia như thế nào thì chắc chắn vị trí quản lý cấp trung cũng không thể thiếu. Vậy bạn biết quản lý cấp trung là gì chưa? Đừng bỏ qua vì đó sẽ là một trong những cấp bậc bạn sẽ được trải qua nếu cố gắng phấn đấu sự nghiệp trên con đường thăng tiến.
Quản lý cấp trung là người đứng ở cấp bậc và vị trí trung gian để kết nối giữa người quản lý cấp cao với những nhân sự ở cấp dưới. Quản lý cấp trung thể hiện những vai trò vô cùng quan trọng trong việc nắm thông tin, triển khai chiến lược. Vậy bạn có biết những vị trí nào thường được xếp vào cấp bậc quản lý này hay không? Đó là các vị trí trưởng phòng, phó phòng, tổ trường hoặc giám đốc phân xưởng.
Nhà quản lý cấp trung có nhiều vai trò. Trước tiên, họ sẽ đứng ra trực tiếp tổ chức việc tiến hành, thực thi nhiệm vụ trong thẩm quyền trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, họ triển khai các chính sách, nội dung thông tin của những người cán bộ cấp cao dành cho nhân viên cấp dưới.
Họ được ví là chiếc cầu nối để truyền tải thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới, những điều truyền đạt gồm chiến lược, mục tiêu, các chính sách, … Không chỉ vậy, họ trực tiếp đưa ra các quyết định cần thiết trong phạm vi chức quyền của mình.
Công tác quản lý là một trong những nghiệp vụ chính của người quản lý cấp trung. Họ sẽ quản lý về giờ giấc, đội ngũ và nắm bắt sát sao các công việc do bộ phận mình phụ trách. Vì thế, quản lý cấp trung cần nắm rõ nhất các phương diện của công việc như mục tiêu cần đạt, cách thức triển khai và tiến độ. Không những thế, việc đứng ra chịu toàn bộ trách nhiệm cho công việc cũng là nhiệm vụ nằm trong tầm kiểm soát phụ trách. Hàng ngày, quản lý cấp trung sẽ phân công công việc và quản lý hoạt động, tình hình thực hiện công việc đó của người nhân viên cấp dưới.
Những vai trò được phân bổ cụ thể, rạch ròi và rõ ràng như thế nhằm đảm bảo năng suất lao động và mang về cho bạn những hiệu quả công việc tốt nhất. Không chỉ có những vai trò vừa nêu, người quản lý cấp trung cũng thực hiện công tác lãnh đạo và đóng vai trò của một người khách hàng. Còn nhiều vai trò hơn nữa được gắn với người quản lý cấp trung như nhà cung cấp thông tin, người tư vấn, nhà đồng hành và tham mưu, …
Luôn ứng phó kịp thời với mọi sự thay đổi chính là một kỹ năng cơ bản mà một người có vai trò quản lý cấp trung phải nắm bắt. Vừa giao tiếp khéo léo, vừa ứng phó và kịp thời đáp ứng mọi sự thay đổi là các nhiệm vụ đòi hỏi cao độ khả năng quản lý mọi sự thay đổi của nhà quản lý cấp trung.
Trong kỹ năng này, nhà quản lý cấp trung sẽ phải quan sát, nhận diện những phản ứng của nhân viên đối với quá trình những nhân viên đó thích ứng với môi trường làm việc như thế nào, có bỡ ngỡ hay gặp khó khăn ở đâu. Từ đó, quản lý sẽ hiểu hơn về tâm tư của nhân viên cấp dưới để đưa lời động viên kịp thời, khích lệ tinh thần họ đảm bảo công việc được đáp ứng có hiệu quả. Sự vào cuộc kịp thời của người quản lý cấp trung trong việc dẫn dắt, điều chỉnh tinh thần cho nhân viên sẽ giúp nhân viên chuẩn bị tinh thần tốt nhất để tiếp nhận mọi sự thay đổi của môi trường làm việc.
Người thành công là người giao tiếp giỏi vì vậy kỹ năng này nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng phải có được. Đương nhiên nhà lãnh đạo cấp trung càng phải đáp ứng được điều này.
Trong công việc, họ cần báo cáo kế hoạch với cấp lãnh đạo ở trên và đồng thời tiếp nhận thông tin để truyền tải xuống cấp dưới nắm được và thực hiện đúng yêu cầu. Thông tin được diễn ra theo chuỗi và có hai chiều hoạt động gồm chiều lên và chiều xuống. Vì vậy mà kỹ năng giao tiếp cùng với chỉ số EQ cao chắc chắn sẽ không thể nào thiếu được trong khả năng của nhà quản lý cấp trung.
Một người đã được giao trọng trách làm quản lý cấp trung, vừa kết nối, vừa truyền tải thông tin thì buộc phải có sự minh bạch trong quá trình làm việc, tiếp nhận kết quả từ đội ngũ nhân lực của mình.
Với vai trò quản lý cấp trung, bạn cần có được kỹ năng đánh giá nhiệm vụ để tìm ra các nhiệm vụ nào cần ưu tiên. Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý thời gian cũng không thể thiếu. Quản lý thời gian tốt thì sẽ dẫn đến mức độ phân công công việc hiệu quả, đáp ứng các chỉ số đánh giá đã tính toán được và đặt ra.
Cùng với đó người quản lý cấp trung sẽ được yêu cầu phải tính toán để nâng dần KPI cho nhân viên dưới quyền quản lý. Đưa ra các nhu cầu đào tạo, sự hỗ trợ cần thiết, kịp thời cho nhân viên để cả đội ngũ, ai cũng đáp ứng được chỉ số phát triển, chỉ số hiệu suất công việc.
Đổi mới là một khả năng không thể thiếu đối với nhà quản lý cấp trung. Yếu tố này làm nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau. Nhà quản trị cấp trung giỏi thì sẽ luôn cố gắng tìm kiếm mọi cách thức mới để có thể làm việc và cải tiến công việc. Đồng thời cũng sẽ cố gắng đưa cách thức đó đi vào quá trình thử nghiệm bài bản để đánh giá mức độ phù hợp của cách thức đó. Bạn sẽ dễ dàng tạo ra sự đổi mới nếu như trong bạn đã có kỹ năng đàm phán giỏi và sự tự tin.
Nói chung, việc khám phá quản lý cấp trung là gì không thể bỏ lỡ cho những ai có chí tiến thủ, mong muốn phấn đấu sự nghiệp để bước đến những vị trí cấp cao tại môi trường làm việc của mình. Khi là một nhà quản lý cấp trung giỏi thì cơ hội để bạn thăng tiếp lên vị trí quản lý cấp cao là hoàn toàn có thể. Hãy chuẩn bị cho mình những hành trang tốt nhất từ sớm để nắm bắt trong tay nhiệm vụ này nhé.
Bạn có biết quản trị vận hành là gì? Đât là một hoạt động quan trọng trong mỗi doạnh nghiệp mà người điều hành phải thực hiện thật tốt. Nếu không nắm rõ khái niệm về quản trị vận hành thì chắc chắn bạn sẽ khó thiết lập các quy trình vận hành đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngay sau đây, cùng vieclam123.vn tìm hiểu, khám phá về hoạt động quản trị vận hành nhé.
Chia sẻ