Tiện ích
Cẩm nang
Có thể nói trong cuộc sống của con người, pháp luật luôn hiện hữu trên mọi lĩnh vực, trở thành công cụ để giải quyết các vấn đề liên quan. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và nắm bắt được những đặc điểm và bản chất của pháp luật là gì? Hãy cùng với vieclam123.vn khai thác kỹ hơn vấn đề này giúp bạn thông qua bài biết này nhé.
MỤC LỤC
Không biết từ bao giờ pháp luật đã xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người.
Nó được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Và từ định nghĩa trên có thể thấy rõ được rằng pháp luật được thể hiện trên 4 yếu tố cơ bản.
- Là những quy tắc xử sự chung trong hệ thống mang tính pháp luật do đó mà nó phải được áp dụng cho mọi đối tượng trong phạm vi cả nước, đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng quy định đã đề ra.
- Pháp luật mang tính bắt buộc chung và đảm bảo thực hiện nên các chủ thể đều phải thực hiện và không có quyền lựa chọn thực hiện hay không, bởi đây đều là các quy định áp dụng chung cho cả cộng đồng.
- Được nhà nước ban hành và chấp thuận: nghĩa là trong quá trình hình thành nên pháp luật các tập quán có sẵn qua sự chấp thuận và ban hành theo quy định thì sẽ được nâng lên thành những yếu tố hợp pháp, mang tính pháp luật cao.
- Pháp luật thể hiện ý chí và bản chất của giai cấp thống trị, đảm bảo cho việc thực hiện các quan hệ xã hội luôn được phát triển theo đúng nguyên tắc của giai cấp.
Từ thời kỳ xa xưa, thời kỳ nguyên thủy, con người sống theo bầy đàn và chủ yếu hoạt động theo cơ chế tự quản nên không hề có sự tồn tại của pháp luật. Xã hội đó được gọi là thời kỳ cộng sản nguyên thủy.
Vì vậy trong xã hội đó, để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội ổn định và tạo lập trật tự thì người nguyên thủy sử dụng các quy phạm xã hội là những tập quán và tín điều tôn giáo. Các quy phạm này sẽ mang đặc điểm chung như sau:
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi chung của các thành viên trong xã hội.
- Là khuôn mẫu của hành vi và là các quy tắc xử sự chung cho cả cộng đồng.
- Tất cả đều được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện và tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, mặc dù trong xã hội cộng sản nguyên thủy có tồn tại sự cưỡng chế nhất định nhưng điều này không phải do một bộ máy quyền lực đặc biệt tổ chức mà do cộng đồng thiết lập nên.
Nhìn chung những tập quán và tín điều tôn giáo ấy đều là những quy tắc ứng xử chung được thiết lập phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đồng thời nó cũng phản ánh đúng về điều kiện kinh tế- xã hội của thời kỳ nguyên thủy, phù hợp với tính chất khép kín của tổ chức thị tộc, bộ tộc.
Sau đó khi chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội cũng tồn tại nhiều hơn các giai cấp khác nhau do đó mà các quy phạm xã hội trên không còn phù hợp nữa. Trong thời kỳ của chế độ tư hữu, các giai cấp đối khác xuất hiện nhiều hơn đã phá vỡ trật tự khép kín dẫn đến việc các quy phạm về lợi ích chung cũng bị phá vỡ theo nên cần thiết lập lại một hệ thống các quy tắc mới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và xây dựng sự ổn định trật tự mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Và từ đó, pháp luật được ra đời dưới sự ra đời của nhà nước.
Ở giai đoạn đầu khi mới thành lập trật tự mới, các giai cấp thống trị sẽ tìm cách vận dụng những tập quán có nội dung phù hợp với lợi ích của giai cấp để thực hiện biến đổi chúng thông qua nhà nước và nâng nó lên thành các quy phạm phổ biến.
Song song với đó, nhà nước sẽ cho ban hành các văn bản pháp luật để xây dựng nên hệ thống pháp luật mới và hoàn chỉnh, làm cơ sở để thực hiện sự hoàn thiện và phát triển bộ máy nhà nước, hạn chế những quan hệ xã hội mới phát sinh mà không được điều chỉnh, gây ra rối loạn trật tự xã hội.
- Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: từ việc nhìn nhận các điều kiện kinh tế, quan hệ kinh tế vừa là nguyên nhân quyết định sự ra đời của pháp luật nhưng cũng vừa quyết định nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật; được thể hiện rõ nhất thông qua:
+ Cơ sở kinh tế: sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế tất yếu sẽ làm thay đổi hệ thống pháp luật, bởi pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển của kinh tế.
+ Hệ thống kinh tế có sự quyết định mạnh mẽ hệ thống pháp luật.
+ Chế độ kinh tế quyết định tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống pháp luật.
- Pháp luật cũng có sự tác động ngược trở lại với kinh tế: mang trong mình tính độc lập tương đối cao nên pháp luật có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Chính trị là lĩnh vực biểu thị mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các vùng miền và các quốc gia với nhau, cho nên sẽ có những sự tác động qua lại đối với pháp luật:
- Nền chính trị của giai cấp cầm quyền, giai cấp thống trị sẽ quy định nội dung và bản chất của pháp luật.
- Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, do đó mà nó sẽ là công cụ chuyển hóa ý chí thành các quy tắc có tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi người.
- Là thể chế hóa các nội dung của quy phạm xã hội thành quy phạm pháp luật.
- Luôn có sự tương tác và hỗ trợ giữa các quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội để điều chỉnh các quan hệ xã hội
Pháp luật sẽ có các mối liên hệ chặt chẽ với quy phạm đạo đức của giai cấp cầm quyền vì giai cấp này có một ưu thế độc quyền là nắm giữ quyền lực trong tay. nên sẽ có quyền thể hiện các quan điểm, quan niệm về đạo đức của giai cấp mình.
Nó sẽ trở thành những quy phạm thể hiện những quy tắc chung của giai cấp.
Dựa vào khái niệm cũng như các mối quan hệ của pháp luật có thể thấy rằng pháp luật có vai trò cực kỳ quan trọng.
- Pháp luật sẽ là công cụ hữu hiệu để quản lý tối ưu tất cả các vấn đề trong xã hội. Nó sẽ đóng vai trò điều tiết và định hướng sự phát triển các các quan hệ xã hội.
- Là cơ sở để bảo đảm sự an toàn và giải quyết các tranh chấp trong xã hội.
- Là công cụ giáo dục, phương tiện để đảm bảo cho quyền lợi của con người, thực hiện dân chủ- công bằng- văn minh.
- Trong kinh tế: pháp luật sẽ tạo dựng nên nên cơ sở pháp lý để các chủ thể kinh thế hoạt động kinh doanh theo đúng khuôn khổ được pháp luật cho phép. Nó sẽ đam đảm bảo quyền lợi của các chủ thể kinh tế và giải quyết những vấn đề phát trinh trong nền kinh tế thị trường.
- Với chính trị: là phương tiện để quy định về việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức thực hiện theo đúng hành vi của mình, tạo dựng cơ sở để chống lại những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức hay cá nhân.
Pháp luật sẽ có vai trò thiết yếu trong cuộc sống của con người, là công cụ để thiết lập nên hệ thống các quy tắc chung buộc mọi người phải tuân theo nhằm đảm bảo các nguyên tắc và để phục vụ cho việc phát triển của đất nước. Với việc tìm hiểu pháp luật là gì, vieclam123.vn hy vọng rằng bạn có nắm cho mình được những nội dung cơ bản về pháp luật. Đồng thời hãy tuân thủ và vận dụng pháp luật đúng thời điểm nhé.
Pháp luật ra đời sẽ được đưa vào áp dụng thực tế nhằm thúc đẩy sự phát triển và ổn định của xã hội. Vậy áp dụng pháp luật là gì? Có những hình thức áp dụng pháp luật nào được ban hành. Theo dõi ngay bài viết để tìm hiểu kỹ hơn nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ