close
cách
cách cách cách cách cách

Ngày mùng 7 Tết là ngày gì? Khám phá ý nghĩa sau ngày lễ này

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đầu năm mới, kể từ  3 ngày Tết Nguyên Đán trở đi đều có những ngày lễ quan trọng. Mỗi ngày sẽ chứa đựng ý nghĩa riêng, trong đó, gần nhất là ngày mừng 7 tết. Vậy ngày mùng 7 Tết là ngày gì? vieclam123.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể ý nghĩa, giá trị về ngày này ngay tại bài chia sẻ dưới đây.

1. Ngày mùng 7 Tết là ngày gì?

Ngày mùng 7 Tết chính là ngày cuối cùng trong cả chuỗi hoạt động của Tết Nguyên Đán. Người ta gọi đây là ngày Khai hạ, tức hạ cây nêu xuống để chính thức ghi nhận việc kết thúc cả dịp Tết Nguyên Đán để bắt đầu cho mọi hoạt động làm ăn tiếp sau của năm mới.

Ngày mùng 7 tết là ngày gì
Ngày mùng 7 tết là ngày gì?

Đến ngày nay, dưới sự ảnh hưởng của nhịp sống hiện đại, lễ Khai hạ đã không còn được tiến hành phổ biến nữa song trong tâm thức mỗi người vẫn coi lễ này là một phong tục quan trọng, gắn liền với lễ Tết Nguyên Đán. 

2. Tìm hiểu về ngày 7 tháng Giêng - lễ Khai Hạ

2.1. Tục dựng cây nêu và ý nghĩa xoay quanh nó

Theo phong tục từ xưa, ngày Tết sẽ được cắm cây nêu. Nêu được dựng bắt đầu từ ngày 23 Chạp  hoặc muộn nhất cũng phải hoàn tất trong ngày 30 Tết. Trên cây nêu có treo kèm các món đồ trang trí tùy theo phong tục, quan niệm của từng nơi. 

Cây nêu mang ý nghĩa tiễn đưa mọi điều không may, điều xui rủi từ trong năm cũ đi khỏi gia đình để nghênh đón vận may của những ngày đầu tiên trong năm mới.

Tục dựng cây nêu vào ngày tết - hạ cây nêu mùng 7
Tục dựng cây nêu vào ngày tết - hạ cây nêu mùng 7

Với ý nghĩa quan trọng đó, việc hạ nêu cũng là chuyện trọng đại. Người dân ta có cả một ngày lễ để thực hiện nghi thức hạ nêu, diễn ra vào chiều ngày 7 tháng Giêng. Hạ nêu xuống cũng là để kết thúc dịp Tết, bắt đầu cho các công việc lâu dài trong năm. Mỗi người đều phải sẵn sàng tâm lý, hành động để trở lại lao động theo nhịp sống thường nhật.

Tục xưa, cây nêu là cách gọi biểu trưng, không có một loài cây tên nêu. Cách gọi này chỉ chung những cây được cắm lên để gia đình treo đồ vật trang trí và gửi gắm những điều ước nguyện. Vậy cây nêu thường được làm từ những cây gì?

Đa số sẽ lấy cây tre có chiều dài từ 5 đến 6m làm nêu. Các gia đình dựng nêu từ sớm vào ngày 23 Tết ông Công ông Táo hoặc dựng muộn nhất vào ngày 30 tết. Cây nêu sẽ được chôn chặt, Một vòng tròn nhỏ được treo ở phần ngọn, ngoài ra còn có thể treo thêm nhiều đồ vật trang trí khác tùy theo quan niệm của mỗi địa phương.

Phong tục hạ cây nêu vào ngày Tết
Phong tục hạ cây nêu vào ngày Tết

Có những nơi sẽ treo cả bó lá dứa hay lá bùa bát quái, treo đồ vàng mã, khung tre khung nứa có dán giấy màu xanh, treo câu đối hay các hình thù con vật được tạo ra bằng đất nung. Nhiều nơi khác chọn treo một chiếc túi nhỏ ở bên trong đó đựng ống sáo, cau trầu, treo chuông gió, lá thiên tuế, củ tỏi, lông gà, các lá kim loại tùy cỡ, …

Khi gió thổi, chuông gió sẽ tạo ra tiếng kêu tựa như tiếng phong linh. Chuông gió trong cách gọi xưa là chuông khánh, trong đó chữ “khánh” đồng âm với chữ mang nghĩa là “phúc”, thế nên treo chuông gió cũng hàm ý thể hiện nguyện ước của người dân về điều lành, điều phúc sẽ đến trong năm mới.

Phần bên dưới chân của cây nêu sẽ được rắc vôi bột, cùng với vẽ hình cung tên.

Ý nghĩa của ngày mùng 7 Tết
Ý nghĩa của ngày mùng 7 Tết

Tất cả những vật được treo trên cây nêu đều có tác dụng trừ tà. Nó như một lời thông báo đến ma quỷ rằng trên đất này đã có chủ, tuyệt đối không tới quấy nhiễu. Gia chủ cũng gửi gắm vào cây nêu những nguyện ước về một năm mới bình an, tốt lành và may mắn.

Cây nêu - biểu tượng của uy quyền. Do đó cây nêu càng cao thì càng chứng tỏ uy quyền của gia đình đó càng lớn. Những gia đình quyền thế trong làng sẽ luôn chuẩn bị dựng một cây nêu thật cao. 

2.2. Điểm danh một vài điều đặc biệt khi hạ nêu

Trước khi cây nêu chính thức được hạ, gia chủ sẽ đạt bàn nhỏ ở ngay tại gốc của cây nêu. Trên bàn có bày đĩa dưa hấu, hương và hoa để làm thành nghi thức báo với trời đất, thần linh về việc gia đình đã có một dịp Tết vô cùng vui vẻ. Sau khi làm lễ, gia chủ sẽ tiến hành rung cây nêu để cho lá khô rơi rụng hết rồi sau đó mới hạ nêu, lấy bùa trên cây để treo lên cửa cái của gia đình.  

Những gia đình kinh doanh, buôn bán thì sẽ làm cỗ để cúng xin lộc buôn bán trong năm mới. Trong nhiều năm trở lại đây, tục trồng nêu này đã dần biến mất và thay thế vào đó là các tục chơi hoa mai, hoa đào, chơi cây quất vào dịp Tết. Vì thế lớp trẻ sinh ra ở thời hiện đại ngày nay mới chỉ biết về tục trồng nêu dịp Tết thông qua các câu chuyện sử chép hoặc những vần thi ca như: “... Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

2.2.1. Nghi thức cúng lễ ngày mùng 7 tháng Giêng

Nghi thức ngày 7 tháng Giêng
Nghi thức ngày 7 tháng Giêng

Tìm hiểu ngày mùng 7 Tết là ngày gì thì không thể bỏ qua thông tin kiến thức này. Lễ tạ để báo hết tết là ngày lễ quan trọng nên cũng được coi là ngày Tết. Nó tương tự như ngày Giao thừa vậy, thế nên người xưa có tập tục sẽ đốt pháo mừng trước khi làm lễ, dâng hương. Một số nhà sẽ bày cả lễ để cúng ở ngoài trời vào ngày 7/1 âm lịch.

Trước khi hạ lễ các vật phẩm thì phải hóa vàng trước tiên. Việc hóa vàng phải theo nguyên tắc thứ tự cụ thể, lần lượt hóa theo thứ tự như sau: gia thần rồi đến gia tiên. Mỗi lần hạ lễ thì phải vái lạy ba vái kèm theo lời khấn. 

2.2.2. Làm lễ hóa vàng ngày mùng 7 Tết

Tục xưa thực hiện lễ hóa vàng đi kèm với lễ cáo thần Vũ Lâm sứ giả. Vì cáo thần để ngài chứng tri. Người làm lễ sẽ đọc văn khấn ở trước ban thờ để xin phép vị cho hóa tiền vàng, mục đích để tránh ma đói, quỷ tà cướp đi tiền vàng, quần áo, đồ vàng mã của tín chủ gửi đến các vong linh tại gia. Đồng thời nên ghi rõ tên trên các đồ vàng mã hiến cúng để đảm bảo đồ được đưa đến đúng người nhận.

2.2.3. Chuẩn bị lễ vật để cúng mùng 7 Tết

Ngày mùng 7 Tết
Ngày mùng 7 Tết

Để làm lễ khai hạ được tươm tất và đúng nghi thức thì bạn cần chuẩn bị các lễ vật như sau: 

- Mâm cơm cúng

- Giọt dầu, nhang đèn, rượu trắng, hoa quả, đĩa gạo và địa muối

- Sớ và tiền vàng

 Những lễ vật này sẽ được bày hoàn chỉnh ở bên ngoài trời. Gia chủ sẽ cần thắp hương, khấn vái ở ban thờ trong nhà trước rồi mới làm lễ Khai hạ ở ngoài trời.

Tết mùng 7 nhìn chung là một ngày vô cùng quan trọng, vừa là sự kết thúc, lại vừa mở ra sự bắt đầu. Kết thúc ở đây chỉ là kết thúc những ngày chơi Tết, còn bắt đầu cho cả một năm làm việc hết mình, trở thành con người có ý nghĩa trong xã hội. Như vậy, với những điều đã được cập nhật ngày mùng 7 Tết là ngày gì, chúng ta sẽ biết thêm về tục lệ, phong tục đẹp của văn hóa nước nhà. 

Khám phá về Tết Cổ truyền nước ta

Tết Cổ truyền là dịp mà người dân Việt Nam mong chờ nhất trong năm vì vào dịp này, mọi nét đẹp văn hóa đều được thể hiện. Con người không những được tận hưởng không khí tràn ngập sắc xuân vui tươi, may mắn trong những ngày đầu năm mới mà còn được nghỉ ngơi sau một năm vất vả, tất bật ngược xuôi với những hoạt động trong công việc và học hành. Có rất nhiều điều thú vị về ngày Tết cổ truyền nước ta mà nhiều người không biết đến. Để có hiểu biết thấu đáo hơn về ngày này, mời bạn đọc truy cập bài viết dưới đây để cập nhật nhé.

Tết Cổ truyền là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.