Tiện ích
Cẩm nang
“Cái răng cái tóc là góc con người”, ngày nay, người ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc, duy trì một hàm răng thật chắc khỏe, trắng đẹp. Chính vì vậy, nhu cầu học tập và làm việc trong ngành kỹ thuật phục hình răng ngày càng tăng cao. Vậy ngành kỹ thuật phục hình răng là gì? Tại sao bạn nên lựa chọn theo học chuyên ngành này? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Ngành kỹ thuật phục hình răng hay còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là Dental Technology. Đây là ngành học để đào tạo, phát triển các kỹ thuật viên với chức năng, nhiệm vụ chính là phục hình răng, hàm. Những kỹ thuật viên được đào tạo từ chuyên ngành kỹ thuật phục hình răng sẽ có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ cho các bác sĩ nha khoa trong việc thiết kế, gia công, chế tác răng giả sao cho phù hợp với các thông số từ bệnh nhân.
Theo học chuyên ngành kỹ thuật phục hình răng, sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức, kỹ năng chế tác, phục hình răng hàm mà còn được cung cấp các kiến thức chuyên môn dùng để có thể vận hành, quản lý cũng như sử dụng thành thạo các thiết bị, máy móc trong phòng lab.
Hiện nay, ngành kỹ thuật phục hình răng được đánh giá là có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở do nhu cầu làm đẹp, chăm sóc răng miệng ngày càng tăng cao, từ đó mở ra tiềm năng phát triển cũng như cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành kỹ thuật phục hình răng.
Chuyên ngành kỹ thuật phục hình răng khác hoàn toàn so với chuyên ngành nha sĩ. Thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn hoặc đánh đồng 2 ngành nghề này với nhau. Mặc dù nghe có vẻ tương đồng, tuy nhiên, chúng có rất nhiều những điểm khác biệt về nhiệm vụ.
Các nha sĩ là những người sẽ làm việc ở các bệnh viện, phòng khám nha khoa,...nhiệm vụ chính của họ sẽ là thăm khám từ đó đưa ra các chuẩn đoán về tình trạng răng miệng của bệnh nhân và lập các phương án chữa trị, phòng ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng.
Trong khi đó, nhiệm vụ chính của các nhân viên kỹ thuật phục hình răng sẽ thường được thực hiện trong các phòng lab, labo nha khoa, nơi mà họ có thể thiết kế, phục chế những hàm răng giả, răng sứ, khí cụ chỉnh hình, máng chỉnh khớp, máng tẩy,... phù hợp với thông số của bệnh nhân thông qua sự hỗ trợ của các loại máy móc, công cụ và kỹ thuật liên quan
Khi nhắc đến các ngành học về y tế, người ta sẽ thường nhắc đến các trở ngại về mặt thời gian đào tạo khi mà thông thường, số năm theo học, đào tạo tại các trường y của các sinh viên chuyên ngành y tế là rất dài, có thể từ 5-7 năm. Đây là một trong những điều khiến cho nhiều bạn trẻ e ngại khi cân nhắc lựa chọn chuyên ngành. Tuy nhiên, với chuyên ngành kỹ thuật phục hình răng, sinh viên theo học sẽ chỉ phải học trong vòng 4 năm với những ai theo hệ Đại học. Những sinh viên theo học hệ Cao Đẳng hoặc Trung cấp thì thời gian đào tạo thậm chí còn ít hơn, chỉ từ 1-3 năm.
Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều các cơ sở đào tạo, dạy chuyên ngành kỹ thuật phục hình răng có thể kế đến như: Trường đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh, Khoa răng hàm mặt Đại học Hồng Bàng, Trường Trung cấp kỹ thuật Y tế II - Bộ Y tế,...Đây đều là các cơ sở đào tạo chất lượng, có chuyên môn cao, giáo trình, hệ thống đào tạo bài bản, cụ thể và chuyên nghiệp.
Theo học tại các cơ sở giáo dục này, sinh viên chuyên ngành kỹ thuật phục hình răng sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn cần thiết, cùng với đó là những giờ thực hành thực tế, hữu ích. Từ đó, có thể đảm bảo sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành.
Với rất nhiều các cơ sở giáo dục, trường đại học có đào tạo chuyên ngành kỹ thuật phục hình răng như trên, những bạn đang có ý định theo học chuyên ngành này có thể hoàn toàn yên tâm rằng mình sẽ tìm được các cơ sở đào tạo, giáo dục phù hợp.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường vẫn luôn là một trong những yếu tố quan trọng mà người học cân nhắc đến khi lựa chọn theo học các chuyên ngành. Với chuyên ngành học kỹ thuật phục hình răng, người học có thể hoàn toàn yên tâm rằng có rất nhiều các cơ hội nghề nghiệp cho bạn. Theo học ngành này, bạn hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển và tham gia làm việc với những chức danh như Kỹ thuật viên phục hình răng tại các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, phòng khám nha khoa,...Ngoài công việc trên, người học ngành kỹ thuật phục hình răng cũng hoàn toàn có thể làm việc tại các phòng lab, phòng phục hình, dựng mẫu răng giả tại các cơ sở trong và ngoài nước.
Các cơ hội việc làm, tại các ngành liên quan đến sức khỏe cộng đồng, tổ chức hay tham gia trực tiếp tại các bộ phận quản lý, điều hành phòng ban kỹ thuật răng hàm mặt cũng là một vị trí làm việc mà sinh viên ngành kỹ thuật phục hình răng sau khi ra trường có thể ứng tuyển.
Theo thống kê hiện nay, mức thu nhập của các nhân viên kỹ thuật phục hình răng đang ở khoảng 7 cho đến 9 triệu đồng. Đây là một mức lương được đánh giá là tương đối cao và hấp dẫn đối với các sinh viên mới ra trường. Dĩ nhiên, sau nhiều năm kinh nghiệm làm việc, các kiến thức, kỹ năng làm việc của bạn được cải thiện và tăng lên đáng kể thì mức lương cũng chắc chắn sẽ tăng theo.
Theo học chuyên ngành này, sinh viên hoàn toàn có thể đăng ký, tiếp tục học lên cao hơn. Các sinh viên học hệ Cao đẳng sau khi học xong có thể đăng ký học thêm liên cấp để tiếp tục nhận sự đào tạo từ chương trình Đại học.
Với những sinh viên đã tốt nghiệp, có bằng Đại học ngành kỹ thuật phục hình răng có thể tiếp tục học nâng cao lên Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục trong nước hoặc các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Việc nâng liên tục học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, bằng cấp sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong công việc sau này.
Bất cứ lĩnh vực học tập, ngành nghề nào, người học cũng sẽ cần phải có , sở hữu những yếu tố, kỹ năng riêng. Đặc biệt là với ngành học liên quan đến lĩnh vực Y tế như kỹ thuật phục hình răng. Để theo học thật tốt chuyên ngành này, bạn nên xác định từ bây giờ và chuẩn bị, rèn luyện thật tốt các kỹ năng như: có tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái và yêu thương bệnh nhân. Bạn cũng cần phải có sự kiên trì, nỗ lực cố gắng trong quá trình học tập. Đặc thù nghề kỹ thuật phục hình răng cũng đòi hỏi người học phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận, khả năng quan sát nhạy bén cũng như tính thẩm mỹ cao trong quá trình chế tác các bộ răng sứ, răng giả sao cho phù hợp nhất với bệnh nhân. Ngoài rá, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ cũng nên được chú trọng.
Trên đây là toàn bộ bài viết được gửi đến bạn đọc nhằm giải đáp các thắc mắc về ngành kỹ thuật phục hình răng là gì? Hy vọng các thông tin được chia sẻ bên trên sẽ thực sự hữu ích với bạn. Chúc các bạn có một ngành học tập, làm việc thật vui vẻ, sảng khoái, năng suất và hiệu quả.
Rủi ro kinh doanh là gì? Một số hình thức rủi ro trong kinh doanh thường gặp phải. Cách giải quyết, khắc phục các rủi ro đó ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ