Tiện ích
Cẩm nang
Tuy không còn nằm trong nhóm ngành nóng hiện nay nhưng điện công nghiệp luôn có sức hút mạnh mẽ đối với từng lớp trẻ đi lên. Thực tế cũng chứng minh nguồn nhân lực cần thiết phục vụ ngành này chưa bao giờ được cho là đủ. Điều đó cũng chứng tỏ rằng ngành nghề có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy khi còn đang ở ngưỡng cửa lựa chọn hướng đi cho sự nghiệp tương lai, bạn yêu thích lĩnh vực điện hãy dành thời gian để tìm hiểu điện công nghiệp là gì với những thông tin được chia sẻ ngay tại đây nhé.
MỤC LỤC
Điện công nghiệp được định nghĩa là ngành chuyên trách triển khai thiết kế, thi công ở bên trong hệ thống truyền tải điện. Qua đó đảm bảo hệ thống điện sẽ được truyền tải một cách ổn định. Người kỹ sư điện công nghiệp sẽ phụ trách chính công việc truyền tải điện trong hệ thống cũng như tạo đầu nối đưa điện ứng dụng vào trong hệ thống sản xuất, làm cho các máy công nghiệp có thể vận hành được và ứng dụng cả trong nhiều hệ thống điện khác.
Hiện tại, Việt Nam đang bước vào quá trình công nghiệp hóa đất nước và thay áo mới cho toàn nền kinh tế cũng như mọi ngành nghề, lĩnh vực. Như vậy càng không thể vắng bóng sự hoạt động mạnh mẽ của ngành điện công nghiệp. Thực tế, nhu cầu đầu nối cao, dường như ngành nào cũng cần dùng điện công nghiệp để phục vụ nhu cầu hoạt động, sản xuất.
Nếu tìm hiểu nhiều thông tin hơn nữa về điện công nghiệp thì bạn càng nhận biết dược sự phù hợp của mình đối với lĩnh vực này như thế nào. Vì thế, đừng chỉ dừng lại ở mức khai thác khái niệm ngành điện công nghiệp là gì một cách đơn thuần mà hãy khám phá rõ bản chất dựa vào những thông tin dưới đây.
Trước tiên, ngành điện công nghiệp sẽ đào tạo để hình thành cho bạn kỹ năng phân tích hoạt động của hệ thống truyền và phát điện, bên cạnh việc tiêu thụ, phân phối điện cũng như những hệ thống cần sử dụng điện như hệ thống an ninh, chống sét, chiếu sáng, an toàn điện. Triển khai xây dựng, thiết kế và vận hành cho đến bảo trì điện cho các khu dân cư, khu công nghiệp, phân xưởng, hệ thống điện dân dụng, hệ thống điện công nghiệp và rất nhiều hệ thống khác.
Học ngành điện công nghiệp, bạn còn được học cách tính toán, thiết kế hệ thống điện. Bạn cũng có thể “bắt bệnh” khi có trục trặc xảy ra và có kiến thức quan trọng cần thiết giúp năng suất, tính năng điện được tối ưu hơn và tiết kiệm điện năng hơn.
Một người bước ra từ chuyên ngành điện công nghiệp có khả năng vận hành, kiểm tra và sửa chữa được nhiều thiết bị, máy móc dùng điện, bao gồm máy một pha, ba pha, máy sử dụng dòng điện một chiều hay biến áp từ trong dân dụng tới công nghiệp. Những kiến thức này đều được giảng dạy ở ngành điện công nghiệp.
Như thế, nếu theo đuổi ngành điện công nghiệp thì người sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về nguyên lý, nguyên tắc hoạt động trong tổng quan cả một hệ thống điện. Khi tốt nghiệp cũng đồng nghĩa bạn đã được trang bị cho kiến thức, kỹ năng để có thể tự thiết kế hệ thống điện cho các nhà máy xí nghiệp làm sao cho đảm bảo được độ an toàn và giảm thiểu chi phí.
Nhưng để thực hiện thi công, thiết kế tốt nhất hệ thống điện ở các mô hình nhà máy thì buộc kỹ sư phải có cả sự am hiểu máy móc cần dùng tới điện công nghiệp. Đó cũng là một phần nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo.
Với những gì điện công nghiệp tạo ra cho cuộc sống hiện đại, kết hợp với thông tin mà chúng ta đã khai thác được ngành điện công nghiệp là gì thì nhìn nhận tương lai điện công nghiệp như thế nào sẽ thấu đáo hơn.
Ngành điện công nghiệp được đào tạo ở nhiều hệ khác nhau. Dù bạn tốt nghiệp hệ chính quy hay tốt nghiệp tại các trường nghề ở chuyên ngành này thì đều có cơ hội sẽ tìm được việc làm ngay. Lý do đến từ việc nhu cầu dùng điện ngày nay rất cao, điện có mặt ở mọi nơi, mọi lĩnh vực đời sống. Hơn thế nữa, hiện nay cũng còn có nhiều nơi tăng cường tuyển số lượng lớn công nhân và kỹ sư ngành điện công nghiệp. Điển hình như ở khu công nghiệp, nhà máy sản xuất.
Khi đã được trang bị kiến thức đầy đủ từ lý thuyết chuyên ngành đến các kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm cơ bản nhất thì bạn có đủ khả năng để xin việc làm ở bất cứ đâu trong số các đơn vị, cơ sở đã nêu trên và làm được ở phạm vi toàn quốc. Bạn cũng có thể bằng kiến thức, kinh nghiệm vốn có và một số vốn đầu tư nhất định để mở cho mình một cơ sở riêng chuyên kinh doanh dịch vụ liên quan tới điện công nghiệp.
Còn nếu như tham gia làm việc trong các nhà máy, công xưởng, xí nghiệp, một khi bạn có chí cầu tiến cao, có năng lực giỏi, thêm vào đó có cả những kinh nghiệm quý giá nhất thì hoàn toàn có thể nhanh chóng được cất nhắc vào các vị trí cấp cao như trưởng bộ phận, quản lý, giám sát.
Tốt nghiệp ngành điện công nghiệp, bạn sẽ làm được rất nhiều việc khác nhau. Những công việc sau đây được đánh giá cao về cơ hội tìm việc với nhu cầu tuyển dụng cao:
- Phụ trách vận hành, bảo trì hệ thống điện ở các đơn vị sản xuất có dùng máy điện, ngay cả khi đó là các xí nghiệp, phân xưởng quy mô lớn.
- Bảo trì hệ thống điện ở trong các khu vực như khu dân cư sinh sống, khu công nghiệp. Bảo trì cho hệ thống chiếu sáng, chống sét, an ninh.
- Nhiệm vụ tính toán để vận hành, sửa chữa thiết bị điện, các máy điện AC và DC, máy biến áp dân dụng, công nghiệp.
Ngành điện công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống, tác động và không thể thiếu ở trong mọi lĩnh vực, do đó công tác đào tạo ngành này đặc biệt được chú trọng. Chưa kể nhu cầu thị trường về nguồn nhân lực của ngành này rất lớn đã thúc đẩy nhu cầu theo đuổi học tập cao. Nhiều trường ở khắp các miền Bắc - Trung - Nam trong toàn cả nước được giao trọng trách đào tạo chuyên ngành điện công nghiệp bao gồm: trường Điện Lực Hà Nội, Bách Khoa (Hà Nội và Đà Nẵng), Kỹ thuật công nghiệp (Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh),
Như vậy, bạn đọc quan tâm ngành điện công nghiệp là gì đã được chia sẻ tỉ mỉ với nội dung trên. Rất mong, bạn sẽ xác định thật rõ ràng nhu cầu học tập của mình với chuyên ngành này để qua đó nhanh chóng nắm bắt được những cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp tốt nhất.
Một trong những thử thách khiến bất cứ ứng viên ở lĩnh vực điện công nghiệp cũng phải lo lắng rất nhiều đó là thử thách từ cuộc phỏng vấn cam go, hóc búa và chưa bao giờ được cho là dễ nhằn. Việc tạo ra một cuộc phỏng vấn khó không gì khác ngoài mục đích giúp doanh nghiệp tuyển dụng được nhân tài thực sự để giúp doanh nghiệp có thể phát triển. Khi bạn nhận thấy mình có đủ khả năng, trình độ để được xứng đáng nhận vào một doanh nghiệp tốt, một vị trí tốt của ngành điện công nghiệp thì bạn cũng cần phải có sự chuẩn bị thật tốt trước ngày phỏng vấn, Cùng với tinh thần, trang phục thì những câu hỏi phỏng vấn điện công nghiệp cũng không thể không chuẩn bị từ trước. Ở bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về những câu hỏi phổ biến nhất, dễ được nhà tuyển dụng đưa vào cuộc phỏng vấn sắp tới nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ