close
cách
cách cách cách cách cách

Tải về ngay: Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói chuẩn chỉnh

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói chuẩn chỉnh được soạn thảo như thế nào? Sử dụng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý những gì? Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết, cụ thể ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Hợp đồng sửa chữa nhà là gì? Khi nào thì cần sử dụng hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói?

Ông cha ta có câu: “ Lấy vợ, tậu trâu, làm nhà”. Đối với mỗi người Việt ta, ngôi nhà hay mái ấm là nơi ta đi về. Ngôi nhà là nơi diễn ra mọi hoạt động sinh hoạt giữa các thành viên. Nhà là không gian chở che cho mỗi thành viên trong gia đình khỏi những tác động của ngoại cảnh. Vì lẽ đó, mà từ lâu ngôi nhà được được chú trọng xây dựng từ việc lựa chọn không gian làm nhà, hướng nhà, bố trí nội thất,...

Hợp đồng sửa chữa nhà là gì
Hợp đồng sửa chữa nhà là gì

Tất cả mọi khâu đều được bố trí, xem xét rất cẩn thận. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp nhà bị dột nát, hư hỏng bởi những yếu tố bên ngoài, chúng ta phải tiến hành sửa chữa. Để quá trình sửa nhà diễn ra thuận lợi, như ý của chủ nhà, ngoài việc tìm được đơn vị thi công có tâm và có trình độ, gia chủ cần đặc biệt lưu lưu tâm đến mẫu hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói. Hiểu một cách đơn giản, hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói là văn bản được soạn thảo và ký kết giữa hai bên: gia chủ cần sửa nhà và bên đơn vị hoặc cá nhân tiến hành sửa chữa.

Trong bản hợp đồng này trình bày rõ những thỏa thuận của hai bên liên quan đến vấn đề sửa nhà như thời gian sửa nhà, các nội dung cần sửa chữa, cam kết về chất lượng sửa, thời gian và hình thức thanh toán dịch vụ sửa chữa. Vì là hợp đồng sửa chữa trọn gói nên bên thi công sẽ tiến hành sửa chữa công trình nhà ở từ A-Z và làm việc trực tiếp với chủ nhà, ký hợp đồng trực tiếp với chủ nhà mà không phải liên đới hay thông qua bên thứ ba. Về ý nghĩa của bản hợp đồng sửa nhà trọn gói, đây sẽ là tài liệu để đối chiếu và giúp đảm bảo được quyền lợi của các bên trong suốt quá trình sửa chữa, đặc biệt là khi hai bên phát sinh những mâu thuẫn. hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói sẽ là căn cứ để cơ quan chức năng đối chiếu, xem xét mâu thuẫn.

Tìm hiểu thêm về hợp đông sửa nhà trọn gói
Tìm hiểu thêm về hợp đông sửa nhà trọn gói

Phần lớn chúng ta chỉ chỉ nghĩ rằng, hợp đồng khi thi công nhà ở trọn gói thì mới quan trọng, khi sửa chữa nhà khi không cần thiết cho lắm. Trên thực tế, điều này chỉ đúng với những công trình nhà hư hại ít và phần không gian muốn cải tạo nâng cấp không đáng kể. Còn đối với những công trình lớn, cải tạo trọn bộ thì lập hợp đồng sửa chữa là rất cần thiết. Vậy về hình thức và nội dung hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói như thế nào? Chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết ngay trong nội dung dưới đây.

2. Khám phá nội dung, hình thức của mẫu hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói

2.1. Hình thức của hợp đồng sửa chữa trọn gói có gì đặc biệt?

Là mẫu hợp đồng thông dụng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, về cơ bản về hình thức của mẫu hợp đồng trên không khác nhiều so với các mẫu hợp đồng thông thường. Bạn có thể soạn thảo hợp đồng viết tay hoặc đánh máy. Như các tài liệu văn phòng khác, hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói được soạn thảo bằng font chuẩn Times new roman với text nội dung là 14. Trong văn bản, hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói cũng được mở đầu bằng Quốc hiệu, tiêu ngữ. 

Khám phá nội dung, hình thức của mẫu hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói
Khám phá nội dung, hình thức của mẫu hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói

Phần này sẽ được giữa và viết in đậm. Quốc hiệu thường được viết hoa. Tiếp đến là tên hợp đồng. Tên hợp đồng sẽ ghi rõ “HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA NHÀ Ở”. Tên cũng sẽ được căn giữa và viết hoa. Tiếp đến là nội dung chính của hợp đồng đề cập đến những căn cứ để lập hợp đồng, những điều khoản mà hai bên thỏa thuận chi tiết. Cuối văn bản vẫn là thông tin chữ ký xác nhận của hai bên. Thường thì, hợp đồng sửa chữa nhà ở trọn gói được soạn thảo thành hai bản. Số bản hợp đồng mà hai bên lưu trữ như nhau để tránh phát sinh các tranh chấp không đáng có. 

2.2. Cách trình bày nội dung trong hợp đồng sửa chữa nhà ở trọn gói

Vì là loại giấy tờ pháp lý, nên ngoài lưu ý về một hình thức chuẩn mực trong quá soạn thảo, bạn cũng cần nắm rõ về cách trình bày các nội dung quan trọng trong bản hợp đồng này. Hãy cùng theo dõi để bỏ túi cách triển khai nội dung cho chuẩn nhé.

2.2.1. Căn cứ thể hiện trong hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói

Trong form chuẩn của mẫu hợp đồng sửa nhà trọn gói, bạn cần đề cập đến nội dung căn cứ. Đây chính nội dung mào đầu để dẫn đến những điều khoản được hai bên thống nhất bên dưới. Trong căn cứ bạn nên đề cập đến những điều quản trong luật xây dựng, dân sự và năng lực và yêu cầu của hai bên. Những căn cứ này nên được trình bày theo từng gạch đầu dòng cho rõ ràng. Khi soạn thảo hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói, nội dung căn cứ mẫu, bạn có thể tham khảo như sau:

Căn cứ thể hiện trong hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói
Căn cứ thể hiện trong hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói

- Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực ngày 01/01/2017.

- Căn cứ Luật thương mại năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực ngày 01/01/2006.

- Căn cứ theo hợp đồng sửa chữa nhà ở được hai bên ký kết ngày…tháng…năm…tại…

- Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của hai bên.

Dĩ nhiên những luật này đều đang còn hạn. 

2.2.2. Thông tin chủ đầu tư và đơn vị sửa chữa

Trong hợp đồng sửa chữa nhà ở trọn gói, nội dung cần đề cập đến tiếp theo chính chi tiết thông tin chủ đầu tư và đơn vị sửa chữa. Về thông tin chủ đầu tư/đơn vị đầu tư hay gia chủ có tài sản nhà cần sửa chữa cần ghi chi tiết những thông tin cá nhân.

Thông tin chủ đầu tư và đơn vị sửa chữa
Thông tin chủ đầu tư và đơn vị sửa chữa

Cụ thể, về phía chủ đầu tư hay gia chủ cần đảm bảo đầy đủ các thông tin Họ và tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ và số điện thoại. Các thông tin này được trình bày theo các gạch đầu dòng, cho rõ ràng, dễ nhìn nhé.

Ở góc độ đơn vị thi công, sửa nhà cũng vậy.

Bạn cũng cần trình bày đầy đủ các thông tin sau bao gồm: Tên tổ chức, đơn vị thi công tiến hành sửa chữa ngôi nhà, mã số thuế của đơn vị công ty (nếu có), tên người đại diện của tổ chức, địa chỉ trụ sở và số điện thoại để tiện liên hệ. Các thông tin này càng cụ thể càng tốt nhé. 

2.2.3. Nội dung công việc đặt khoán cần sửa chữa và nguyên vật liệu tiền vốn ứng trước

Trong hợp đồng sửa chữa nhà bạn cần trao đổi chi tiết với bên thi công để xem những nội dung nào cần sửa sang, hoàn thiện và đề cập rõ ràng về những yêu cầu thời điểm nghiệm thu của từng hạng mục. Ví dụ: nền móng phải đảm bảo được những tiêu chuẩn nào, tường sơn phải đảm bảo gì, vách nhà sau khi sửa phải đảm bảo được điều kiện gì,...

Người làm hợp đồng cần liệt kê một cách chi tiết để đối chiếu với tình hình thực tế thời điểm nghiệm thu.

Bên cạnh các yêu cầu này, vấn đề nguyên vật liệu, tiền vốn ứng trước cũng là nội dung cần đề cập đến trong nội dung của hợp đồng sửa nhà trọn gói. Trong đó cần đề cập cụ thể về nguồn nguyên vật liệu mà cả hai bên cung cấp như thế nào, chủ đầu tư ứng trước số tiền trị giá cụ thể là bao nhiêu và thống nhất về trách nhiệm của cả hai bên khi cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. 

Nội dung công việc đặt khoán cần sửa chữa và nguyên vật liệu tiền vốn ứng trước
Nội dung công việc đặt khoán cần sửa chữa và nguyên vật liệu tiền vốn ứng trước

2.2.4. Trách nhiệm của các bên

Song song với những cam kết và nội dung chi tiết về nội dung công việc cần đặt khoán, hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói đặc biệt phải đề cập đến trách nhiệm của các bạn, bao gồm người sửa, đơn vị sửa chữa cùng với chủ đầu tư. 

Một số trách nhiệm cần trình bày rõ trong hợp đồng của bên chủ đầu tư ví dụ như: Cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất, nguyên vật liệu, giấy tờ pháp lý, tài liệu, họa đồ … cho bên thi công đúng với thỏa thuận, chuẩn bị chỗ ở cho … người sửa chữa, thi công, lo ăn cho những người thợ trường hợp bên thi công, sửa chữa yêu cầu,...Trách nhiệm của bên thi công chính là cung cấp nguyên vật liệu chất lượng, làm việc đảm bảo tiến độ như hai bên đã thống nhất từ ban đầu, phải sửa chữa kịp thời những sai sót của công trình mà chủ đầu tư phát hiện được mà không được tính thêm tiền,...Những điều khoản về trách nhiệm này, bạn bên cần chuẩn bị trước một cách đầy đủ và sau đó chỉ cần liệt kê đầy đủ trong hợp đồng. 

2.2.5. Thời hạn hợp đồng và phương thức thanh toán

Khi soạn thảo hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói, người soạn cần thiết đề cập đến thời hạn hợp đồng và phương thức thanh toán. Về thời gian, nội dung hợp đồng sửa nhà cần đề cập đến thời gian sửa chữa căn nhà tối đa sẽ kéo dài trong bao lâu. Dựa trên tiến độ của hợp đồng sẽ đưa ra mức quyết toán cụ thể.

Trên đây là một số nội dung căn bản của hợp đồng sửa chữa nhà ở trọn gói. Ngoài ra, hai bên cũng có thể thống nhất một số điều khoản chung khác nếu cần.

Rõ ràng, một văn bản hợp đồng sửa chữa nhà ở không quá khó để triển khai, tuy nhiên, bạn cần làm đầy đủ, cẩn thận vì đây chính là cứ pháp lý trường hợp hai bên có phát sinh mâu thuẫn mà phải nhờ đến pháp luật giải quyết. 

Để giúp bạn hình dung rõ hơn về cả hình thức và nội dung của bản hợp đồng này, bạn có thể tải về file mẫu ngay dưới đây nhé. 

mau-hop-dong-sua-chua-nha-o.doc

Trên đây chính là những thông tin quan trọng nhất xoay quanh hình thức và cách triển khai nội dung chi tiết của mẫu hợp đồng đồng sửa chữa nhà trọn gói. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ thực sự phù hợp với bạn. 

Mẫu hợp đồng khoán việc

Cùng với hợp đồng sửa chữa trọn gói, nếu đang quan tâm đến cách viết hợp đồng khoán việc, bạn cùng đọc thật kỹ nội dung trong bài viết dưới đây nhé. 

Mẫu hợp đồng khoán việc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.