Tiện ích
Cẩm nang
Nhãn hiệu đã là một khái niệm vô cùng quen thuộc với tất cả chúng ta khi nhắc đến một thương hiệu hay một loại hàng hóa nào đó. Vậy mẫu đăng kí nhãn hiệu hàng hóa là gì? Nếu bạn là người đang có nhu cầu kinh doanh và mở một thương hiệu cho riêng mình thì cần phải làm đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hóa. Để biết thêm nhiều thông tin cụ thể hơn về loại đơn này xin mời hãy theo dõi bài viết sau đây của vieclam123.vn nhé!
MỤC LỤC
Nhãn hiệu hãng hóa là những dấu hiệu để phân biệt các loại hàng hóa và dịch vụ cùng loại của những cơ sở sản xuất và kinh doanh khác nhau. Cụ thể đó là những từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp hài hòa các yếu tố được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc để tạo thành biểu tượng mang nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp hay loại hàng hóa mà nhãn hiệu đó biểu tượng. Việc đăng ký nhãn hiệu này vừa giúp doanh nghiệp đánh dấu sự độc quyền của mình với những thương hiệu khác, thúc đầy hoạt động quảng bá của doanh nghiệp vừa tạo sự tin tưởng trong giao dịch với khách hàng đồng thời ngăn chặn những đối tượng xấu sử dụng nhãn hiệu để gây nhầm lẫn vớ vét lợi từ những nhãn hiệu đã đăng kí.
Chính vì những kí do trên mà việc đăng ký nhãn hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể đăng kí được nhãn hiệu hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật thì cần một sô yêu cầu nhất định. Sau đây vieclam123.vn xin gửi tới bạn những thông tin chi tiết nhất về mẫu đăng kí nhãn hiệu hàng hóa mới nhất.
Mẫu đăng kí nhãn hiệu hàng hóa là văn bản được lập ra bởi tổ chức hoặc doanh nghiệp gửi tới Cục Sở hữu trí tuệ về vấn đề đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho tổ chức, doanh nghiệp nhằm quảng bá thương hiệu đồng thời ngăn chặn việc những đối tượng xấu sử dụng nhãn hiệu đó để gây hiểu nhầm hoặc vơ vét lợi ích từ nhãn hiệu đã đăng ký. Văn bản này được ban hành kèm theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN từ Bộ Kế hoạch và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
– Kính gửi Cục Sở hữu trí tuệ tỉnh/thành phố, quận…
– Cung cấp đầy đủ mẫu nhãn hiệu, loại nhãn hiệu, mô tả màu sắc, hình dạng,… của nhãn hiệu
– Nêu rõ thông tin cần thiết về chủ đơn cũng như thông tin đại diện của chủ đơn
– Số lượng đơn, cũng ngày nộp đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hóa,...
Theo Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được quy định như sau:
- Tổ chức hoặc cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do mình sản xuất ra hoặc các dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành những hoạt động thương mại hợp pháp thì có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà họ đưa ra thị trường nhưng là do bên khác sản xuất nhưng với điều kiện họ không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng kí đó
- Đối với các tổ chức tập thể được thành lập một cách hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu để các thành viên của mình sử dụng dựa theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Trường hợp với dấu hiệu chỉ nguồn gốc của hàng hóa dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là tổ chức tập thể của các bên tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại địa phương đó.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát cũng như chứng nhận chất lượng, nguồn gốc, đặc tính hay các tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu với điều kiện tổ chức đó không tiến hành sản xuất cũng như kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
- Trường hợp hai hoặc nhiều tổ chức hoặc cá nhân có quyền cùng đăng ký để trở thành đồng sở hữu một nhãn hiệu cần phải đảm bảo yêu cầu tất chủ sở hữu đều đang tham gia sản xuất, kinh doanh, và nhãn hiệu không được gây hiểu lầm về nguồn gốc của hành hóa hay dịch vụ.
Sau khi hoàn thiện mẫu đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hóa, cá nhân hoặc tổ chức sẽ nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Thường thì thời gian thẩm định sẽ rơi vào tầm 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Khi đó, đơn sẽ được cục sở hữu trí tuệ xem xét xem có đảm bảo điều kiện về hình thức, nhãn,...hay không. Trường hợp đơn đăng kí nhãn hiệu của bạn được xét duyệt, Cục Sở hữu Trí Tuệ sẽ thông báo về ngày nhận đơn, ngược lại nếu đơn không đáp ứng đủ nững điều kiện cần thiết, sẽ có yêu cầu sửa đổi gửi về cho cá nhân hoặc tổ chức. Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là 2 tháng kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Thường thì thời gian thẩm định nội dung sẽ là 9 ngày để từ ngày nộp đơn. Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu đi đến thẩm định và quyết định có cấp văn bằng cho nhãn hiệu đã được đăng kí hay không. Trường hợp đơn đăng kí đủ điều kiện thì sẽ có thông báo cấp văn bằng ngay, ngược lại nếu đơn đăng kí không đáp ứng đủ điều kiện thì cũng sẽ có thông báo gửi về về việc không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp hay cá nhân đã đăng kí. Khi đó cá nhân hoặc tổ chức có quyền khiếu nại quyết định của Cục sở hữu hoặc đưa ra các căn cứ hợp lệ để cấp văn bằng nhãn hiệu cho nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp.
Khi đã hoàn thành tất cả các bước trên, thì doanh nghiệp hoặc cá nhân đã có thể nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Đây sẽ là văn bản công nhận nhãn hiệu của bạn là độc quyền và không một thương hiệu nào có quyền sử dụng cũng như đạo nhái.
– Mẫu logo hoặc nhãn hiệu độc quyền: Ở phần này cá nhân hoặc tổ chức sẽ chuẩn bị nhãn hiệu riêng cho hàng hóa của mình.
– Giấy tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo hoặc nhãn hiệu hàng hóa.
– Trong mục danh mục hàng hóa, cần kê khai chi tiết những thông tin về loại hàng hóa mang nhãn hiệu đồng thời những hàng hóa đó phải được phân loại phù hợp dựa theo bảng quốc tễ hàng hóa, dịch vụ trong thỏa ước Nice.
– Trường hợp logo hoặc nhãn hiệu là của tập thể thì cần có những quy chế bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tập thể.
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hóa phải hợp pháp, nếu trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác như thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, chứng nhận thừa kế, kể cả đơn đã nộp như hợp đồng giao việc hay hợp đồng lao động,...
– Trong trường hợp đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên dựa theo Điều ước quốc tế thì cần có bản sao đơn đầu tiên hay iấy chứng nhận trưng bày triển lãm.
– Các tài liệu hoặc chứng nhận về xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, nếu nhãn hiệu hàng hóa chứa đựng các thông tin đó.
– Nếu trên nhãn hiệu độc quyền có sử dụng tên riêng thì cần có các giấy tờ xác nhận từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Vừa rồi là một vài những chia sẻ của vieclam123.vn tới bạn về những thông tin liên quan đến mẫu đăng kí nhãn hiệu hàng hóa. Hi vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức giúp ích được trong công việc của mình.
Nhằm tối ưu hóa lưu trữ và xử lý thông tin, người ta đã phải tạo server nên nhiều máy chủ khổng lồ. Vậy server là gì? Hãy tìm hiểu ngay chức năng và cách thức hoạt động của server qua nội dung bài viết.
MỤC LỤC
Chia sẻ