Kế toán công nợ - một trong những vị trí hấp dẫn mà nhiều sinh viên học kế toán để ý. Làm thế nào để nhanh chóng sở hữu công việc mình yêu thích? Đừng chỉ dựa vào trình độ chuyên môn mà hãy gia tăng thành công bằng cách chuẩn bị mẫu CV chuẩn chỉnh. Bí quyết viết mẫu CV Kế toán công nợ sẽ được làm rõ ở bài viết này, tham khảo để áp dụng cho mình bạn nhé.
MỤC LỤC
Là người phụ trách trực tiếp các khoản nợ từ phía khách hàng và đối tác của công ty, kế toán công nợ luôn trong tình trạng căng như dây đàn vì nhiều khi gặp khách hàng nợ dai.
Mặc dù có nhiều khó khăn và công việc luôn gặp áp lực thế nhưng chúng không đủ để làm nhụt chí những người đam mê công việc này. Thậm chí, nhiều bạn trẻ còn mong muốn được thử sức bản thân với những môi trường khắc nghiệt như vậy.
Thực tế chứng minh rằng ngay cả khi bạn tốt nghiệp một trường đại học danh giá với chuyên ngành kế toán, hoặc có bảng điểm xuất sắc thế nhưng bạn vẫn có thể bị trượt vòng sơ tuyển như thường.
Bạn cũng biết, ở lần tiếp xúc đầu tiên khi cả bạn và nhà tuyển dụng chưa biết về nhau. Nếu bạn không làm rõ những điểm mạnh điểm yếu trong CV vậy thì nhà tuyển dụng sẽ chẳng biết bạn là người có làm được việc hay không.
Hay nói cách khác thì ứng viên phải sở hữu mẫu CV kế toán đúng nghĩa, chất lượng thì cơ hội chạm tới việc làm mơ ước mới tăng cao.
CV xin việc kế toán công nợ là một tổng thể bao gồm nhiều thành phần nhỏ bên trong cấu tạo thành. Để có mẫu CV xin việc hoàn hảo thì đương nhiên từng cá thể đó phải thực sự hoàn hảo.
Nội dung thông tin cho mỗi phần càng chất lượng, hữu ích với nhu cầu khai thác thông tin của nhà tuyển dụng thì hiệu quả đạt được càng cao.
Vậy bạn có biết thành phần tham gia trong CV xin việc kế toán công nợ bao gồm những gì?
Giống như những mẫu CV khác, CV xin việc Kế toán công nợ cũng được cấu tạo từ nhiều danh mục khác nhau, cụ thể như thông tin ứng viên, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm, kỹ năng, sở trường, tài lẻ, người tham chiếu,...
Tất cả những thông tin này đều phải thực hiện một cách nghiêm túc nhất, chúng phải đảm bảo tiêu chí ngắn gọn, súc tích và phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Ngoài ra, việc nắm rõ các thành phần cấu tạo trong CV xin việc kế toán công nợ còn giúp bạn sớm sở hữu một nội dung chất lượng và hoàn hảo hơn.
Nếu là một trong những sinh viên mới ra trường thì chắc hẳn bạn đang rất tò mò về phương pháp hay hướng dẫn viết CV cho vị trí kế toán công nợ. Đừng quá căng thẳng bởi vì bạn sẽ sớm có được thông tin hữu ích sau khi đọc được nội dung bên dưới này.
Thông tin cá nhân là phần không thể thiếu ở bất cứ mẫu giấy tờ nào có trong hồ sơ xin việc kế toán, đặc biệt nó lại được ưu tiên đứng ở vị trí đắc địa ngay dưới ảnh đại diện.
Kế toán công nợ tương lai nếu chưa có kinh nghiệm thì cứ áp dụng nguyên tắc này mà làm, đó là bí quyết để thông tin của bạn tồn tại lâu hơn trong lượt tiếp cận đầu tiên với nhà tuyển dụng.
Thường thì khi trình bày Thông tin cá nhân, ứng viên kế toán công nợ cần làm rõ một số thông tin cơ bản giới thiệu bản thân trong CV của mình như là họ tên, năm sinh, quê quán, địa chỉ tạm trú và thông tin liên hệ.
Lưu ý với thông tin liên hệ, bạn cần đưa ra số điện thoại và địa chỉ email, tất nhiên chúng phải thực sự chuẩn xác.
Kế toán công nợ thường có mục tiêu nghề nghiệp là gì ? Bạn sẽ trình bày danh mục này ra sao trong CV xin việc của mình?
Thường thì với mỗi ngành nghề, ứng viên sẽ có những ước mơ và hoài bão riêng. Dựa trên ước mơ đó họ sẽ hình thành cho mình những định hướng cụ thể, làm sao để con đường đi tới thành công là ngắn gọn nhất.
Vậy thì nếu xác định phấn đấu trong nghề kế toán công nợ, bạn cũng cần thiết phải có định hướng riêng. Hãy chia nó thành 2 loại đó là mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn.
Kế toán công nợ có thể nhắc đến mục tiêu trở thành nhân viên phòng kế toán chuyên nghiệp, hiểu rõ các nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao kỹ năng quản lý công nợ,...
Với mục tiêu dài hạn thì bạn có thể đưa ra một vị trí hấp dẫn như Trưởng bộ phận, Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán,... kèm theo mốc thời gian để bạn đạt được nó.
Kinh nghiệm của kế toán công nợ thường là danh mục khiến ứng viên lo lắng, với những người có kinh nghiệm thì không sao nhưng với sinh viên mới ra trường thì là vấn đề hết sức nan giải.
Trong cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV, hãy viết dưới dạng liệt kê tránh diễn giải dài dòng, vừa thiếu chuyên nghiệp lại không làm nổi bật những thông tin chính.
Kế toán công nợ có thể viết kinh nghiệm của mình đó là từng làm việc ở vị trí kế toán công nợ tại các doanh nghiệp khác, ngoài ra bạn cũng có thể nhắc đến một vài công việc liên quan tới kế toán như kế toán thuế, kế toán bán hàng,... cũng được chấp nhận nhé.
Nếu có quá nhiều kinh nghiệm, hãy chọn lọc thay vì viết tất cả chúng vào đó. Trình bày theo thứ tự ưu tiên những kinh nghiệm từ gần tới xa, đừng quên kèm theo số năm cụ thể để thông tin trở nên xác thực hơn.
Các kỹ năng trong CV là thông tin quan trọng đối với nhà tuyển dụng, nó giúp doanh nghiệp đánh giá ứng viên chuẩn xác hơn.
Với kế toán công nợ, những kỹ năng mà ứng viên cần phải có là thành thạo excel và các phần mềm kế toán chuyên dụng, giao tiếp tốt, phân tích và tham mưu về nghiệp vụ của mình,...
Nếu sở hữu tất cả những kỹ năng trên, bạn nhất định phải viết chúng vào CV của mình để trở nên nổi bật nhé.
Khi viết thì chú ý việc sử dụng câu từ ngắn gọn, không trình bày lan man khiến nhà tuyển dụng không nắm được ý đồ của bạn.
Trình độ học vấn chính là thước đo cơ bản nhất giúp nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên phù hợp. Vị trí kế toán công nợ đòi hỏi các ứng viên có trình độ từ cao đẳng trở lên theo học chuyên ngành kế toán.
Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng có tuyển dụng nhân viên kế toán công nợ với trình độ Trung cấp vì vậy chủ yếu là bạn có tìm được đơn vị phù hợp cho mình hay không.
Ở cách viết trình độ học vấn trong CV, ứng viên kế toán công nợ còn có thể trình bày thêm một số thông tin hữu ích như tên trường nếu đó là trường danh tiếng, nhắc đến loại bằng tốt nghiệp nếu bạn có thành tích xuất sắc,...
Chúng là những thông tin không quá dài và cực kỳ có lợi đối với ứng viên, qua đó bạn càng củng cố được năng lực bản thân.
Để gia tăng cơ hội trúng tuyển, ngoài nội dung thì ứng viên cũng phải chú trọng tới hình thức mẫu CV xin việc Kế toán công nợ của mình.
Đa số nhà tuyển dụng sẽ bị cuốn hút bởi những mẫu CV có hình thức bắt mắt, có phong cách và đạt tính thẩm mỹ phù hợp. Như vậy kế toán công nợ tương lai sẽ rất nhanh được gọi đi phỏng vấn.
Mẫu CV cho vị tri Kế toán công nợ được chú ý thường được trình bày khoa học, mỗi danh mục là một trường tách biệt và được sắp xếp theo thứ tự phù hợp, thuận mắt. Các họa tiết trang trí không quá sặc sỡ, đảm bảo tính hài hoà và nội dung nổi bật.
Các yếu tố như font chữ cho CV, cỡ chữ màu nền cần đảm bảo tương thích và ăn nhập với nhau. Ngoài ra, lỗi chính tả cũng không được phép xuất hiện trong mẫu CV nếu không sự chuyên nghiệp của bạn có thể bị bay màu lúc nào không biết.
Mẫu CV kế toán công nợ thực sự là một trong những công cụ hữu ích đối với ứng viên, việc bạn có sở hữu được việc làm mơ ước hay không phần lớn là do nó quyết định. Vậy nên ngay từ bây giờ hãy bắt tay vào tìm hiểu, cập nhật những kiến thức phù hợp để gia tăng cơ hội cho bản thân mình nhé.
Các ứng viên của việc làm kế toán công nợ đừng vội mừng ngay cả khi nắm trong tay mẫu CV hoàn hảo bởi vì bạn còn phải đối phó với nhà tuyển dụng trực tiếp với vòng phỏng vấn. Hãy tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ thường gặp với bài viết bên dưới, sự tự tin cả bạn sẽ được gia tăng đáng kể.
MỤC LỤC
Chia sẻ