close
cách
cách cách cách cách cách

Lễ Hằng Thuận là lễ gì? Khám phá lễ cưới từ tín ngưỡng Đạo Phật

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Việc kết hôn là một việc trọng đại của mỗi người, bởi đây chính là một bước ngoặt lớn cho chặng đường tương lai. Với những điều tốt đẹp nhất, bất cứ cặp vợ chồng nào cũng mong muốn có thể chung sống với nhau hòa thuận, bách niên giai lão. Vì thế mà lễ Hằng Thuận chính là lễ được quan tâm rất lớn hiện nay bên cạnh nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt. Vậy, lễ Hằng Thuận là lễ gì? Lễ này có ý nghĩa ra sao và các nghi thức cần thực hiện là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để làm rõ về nghi lễ có nguồn gốc từ Đạo Phật này nhé!

1. Giải đáp cho bạn về lễ Hằng Thuận là lễ gì?

Mùa cưới đến, các vấn đề xoay quanh việc cưới hỏi chính là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Và nổi bật trong số đó chính là lễ Hằng Thuận. Vậy, theo bạn, lễ Hằng Thuận là lễ gì?

Lễ Hằng Thuận là lễ gì
Lễ Hằng Thuận là lễ gì

Thực chất thì lễ Hằng Thuận chính là lễ cưới, tuy nhiên, điểm khác biệt của lễ này là sẽ được tổ chức tại chùa thay vì tại nhà như lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt ta. Vì được tổ chức tại chùa nên người chủ trì của lễ cưới thường sẽ là sư trụ trì hay một nhà sư hiểu rõ nghi thức trong chùa đứng ra điều hành buổi lễ. Lễ Hằng Thuận là một nghi lễ có nguồn gốc từ đạo Phật và hiện nay thì nghi lễ này đã trở nên phổ biến cũng như được nhiều người biết đến hơn.

Cụ thể hơn thì “hằng” có ý nghĩa là sự vĩnh hằng, sự trường tồn theo năm tháng cùng với thời gian, còn “thuận” chính là chỉ sự hòa thuận, đồng thuận. Vì thế mà Hằng Thuận là ý nói tới mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 con người với nhau và đó chính là đạo vợ chồng khi luôn chung sống hòa thuận, bền vững. Giống như ông bà ta đã nói “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”.

Chính vì thế mà lễ Hằng Thuận chính là sự biểu trưng cho một nghi lễ với mong muốn hai con người khi đã gắn kết với nhau, trở thành vợ chồng, sẽ luôn yêu thương, đùm bọc và bên nhau trọn vẹn một cuộc đời. Đồng thời, cùng nhau hướng đến những giá trị tốt đẹp, những điều chân, thiện, mỹ để tình nghĩa vợ chồng bền lâu, cuộc sống êm ấm.

Lễ cưới được tổ chức tại chùa
Lễ cưới được tổ chức tại chùa

2. Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Hằng Thuận

2.1. Lễ Hằng Thuận có nguồn gốc như thế nào?

Lễ Hằng Thuận là lễ gì đã được giải đáp cho bạn đọc thông qua phần nội dung trên. Và tiếp theo đây sẽ là thông tin về nguồn gốc của lễ Hằng Thuận.

Theo nhiều tư liệu được vieclam123.vn tổng hợp thì lễ Hằng Thuận được nghĩ tới đầu tiên chính là bởi cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật (1883 - 1940), bút hiệu là Đồ Nam Tử, quê ở Hải Dương. 

Vốn là một nhà Nho, sau ông Thuật đã quyết định quy y cửa Phật và mang trong mình một lòng nhiệt thành phụng sự Phật pháp. Và trong quá trình phụng sự đó, ông đã nghĩ tới việc tổ chức lễ cưới tại chùa để các phật tử có thể nhận được những giá trị tốt đẹp của đạo Phật và hơn hết đó chính là một đời sống đạo đức tâm linh. 

Lễ cưới tổ chức tại chùa đầu tiên hay lễ Hằng Thuận đầu tiên chính là lễ cưới cho con gái đầu lòng của bác sĩ phật tử Tâm Minh vào năm 1930 tại chùa Từ Đàm (Huế). Và đến năm 1971 thì Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã đặt tên chính thức cho nghi lễ này là lễ Hằng Thuận.

Nguồn gốc của lễ Hằng Thuận
Nguồn gốc của lễ Hằng Thuận

2.2. Lễ Hằng Thuận có ý nghĩa như thế nào?

Là một nghi lễ có nguồn gốc từ Phật giáo, lễ Hằng Thuận mang đến phước lành không chỉ cho cặp vợ chồng mới cưới mà cả những người thân trong gia đình của quan viên hai họ. Bởi thông thường, trong ngày cưới, việc sát sinh là điều không khó tránh khỏi, vì thế, với việc thực hiện lễ cưới tại chùa, mọi người được hướng tới những điều tốt đẹp thông qua những điều mà Phật pháp giảng dạy và được thưởng thức các món ăn chay tịnh. Điều này nhằm cầu thêm phúc cũng như giúp con người có được cho mình một tâm hồn thiện lương, trong sáng.

Hơn hết, nhìn vào thực tế hiện nay, có thể thấy số cặp vợ chồng ly dị, không hạnh phúc trong hôn nhân ngày càng nhiều hơn. Điều đó cho thấy sự kém thấu hiểu lẫn nhau giữa người vợ và người chồng, dẫn tới sự nảy sinh các mâu thuẫn khiến mối quan hệ vợ chồng rạn nứt và khó gắn kết với nhau. Việc tổ chức lễ Hằng Thuận, được sư thầy giảng dạy về đạo lý vợ chồng trong Phật giáo, hướng tới sự đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau. Như vậy thì cả hai sẽ có thể nhìn nhận rõ hơn về nghĩa vụ vợ chồng của mình trong tương lai. Từ đó, điều chỉnh được suy nghĩ, hành vi để hướng tới một mối quan hệ, đạo nghĩa vợ chồng bền vững và lau dài nhất.

​Ý nghĩa của lễ Hằng Thuận ​
​Ý nghĩa của lễ Hằng Thuận ​

Có thể thấy, lễ Hằng Thuận chính là nghi lễ giúp các cặp vợ chồng định hướng chính xác hơn ngay từ trong suy nghĩ. Bởi khi trở thành vợ chồng thì cuộc sống của cả hai sẽ có nhiều sự thay đổi và đòi hỏi các cặp vợ chồng cần đồng lòng, cùng nhau vun đắp để xây dựng gia đình hòa thuận, êm ấm. Chỉ khi mỗi gia đình đều có cuộc sống hạnh phúc thì xã hội mới ổn định và phát triển. Do vậy mà lễ Hằng Thuận hướng tới sự giáo dục ngay từ trong chính nhận thức của người vợ, người chồng cũng như những người tham dự nghi lễ ý nghĩa này.

3. Lễ Hằng Thuận được tổ chức như thế nào?

Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn tổ chức lễ Hằng Thuận để mong muốn nhận được những điều răn dạy và những lời chúc phúc tốt đẹp nhất. Vậy, nghi lễ này sẽ được diễn ra như thế nào?

3.1. Giai đoạn chuẩn bị

Đầu tiên, để tổ chức được lễ Hằng Thuận thì cô dâu chú rể sẽ cần lựa chọn ngày lành tháng tốt cũng như lựa chọn ngôi chùa diễn ra nghi lễ. Tiếp theo đó, cả hai sẽ cần đến chùa để gặp sư trụ trì nhằm nắm bắt những điều cần chuẩn bị cho nghi lễ, bao gồm các nghi thức cũng như lễ vật và lựa chọn các món ăn chay để thiết đãi quan khách cũng như gia đình và nhà chùa.

Tổ chức lễ Hằng Thuận như thế nào
Tổ chức lễ Hằng Thuận như thế nào

Trước khi diễn ra lễ Hằng Thuận từ 3 - 5 ngày thì cô dâu và chú rể sẽ được sư giảng giải về đạo đức hôn nhân. Từ đó, cả hai có thể hiểu rõ hơn về đạo nghĩa vợ chồng cũng như trách nhiệm của bản thân với gia đình và với tổ ấm sắp được tạo dựng.

3.2. Giai đoạn tổ chức lễ Hằng Thuận

Ở ngày diễn ra lễ hằng Thuận thì sẽ có các công tác chính được thực hiện như sau:

3.2.1. Ổn định chỗ ngồi

Đầu tiên, để đảm bảo trật tự cũng như đúng theo nghi lễ được tổ chức thì việc ổn định chỗ ngồi là rất quan trọng. Theo đó, nhà trai thường ngồi ở phía bên trái và bên phải sẽ là vị trí của nhà gái. Các nhà sư sẽ có nhiệm vụ châm hương và ở hai bên phái hai gia đình. Khi mọi thứ đã sắp xếp ổn thỏa thì sư chủ trì buổi lễ sẽ tiến vào dưới sự chào đón long trọng của những người tham dự buổi lễ.

3.2.2. Thực hiện nghi lễ chính

Dưới sự hướng dẫn của sư chủ trì, cô dâu và chú rể sẽ quỳ trước một chiếc bàn dài và người sẽ hướng về phái Đức Phật ở phía trước. Trường hợp cả cô dâu và chú rể chưa quy y thì sư sẽ tiến hành lễ quy y cho cả 2. 

Các nghi lễ được thực hiện
Các nghi lễ được thực hiện

Sau đó, cô dâu cùng với chú rể sẽ lắng nghe những lời chúc phúc cũng như những lời răn dạy đến từ chủ hôn, đồng thời, cả hai sẽ cùng nhau cầu nguyện để đón nhận những điều tốt đẹp nhất đến từ Đức Phật. Và để đại diện cho một lời hứa gắn bó lâu dài, trọn đời thì một sợi dây tơ hồng sẽ được buộc vào tay của cô dâu, chú rể. Đây chính là sự tượng trưng cho một cuộc sống gắn kết của 2 con người sắp bắt đầu và cả hai sẽ cần có sự tôn trọng và thương yêu lẫn nhau trong cuộc sống sau này.

Khi lễ đính hôn đã được tiến hành xong xuôi thì cô dâu và chú rể sẽ thực hiện lễ với gia đình hai bên thông qua việc cúi lạy. Hành động này là sự bày tỏ lòng cảm ơn của những người con với bậc sinh thành, nuôi dưỡng mình khôn lớn như ngày hôm nay. 

Tiếp theo, cả 2 sẽ ký tên vào giấy chứng nhận và trao nhẫn cưới cho nhau trong sự chúc mừng hạnh phúc của những người có mặt trong buổi lễ. Đặc biệt, chính là những lời dặn dò từ sư trụ trì, những lời chia sẻ gửi gắm của bố mẹ hai bên. Đây sẽ là những điều mà bất cứ bạn trẻ nào cũng khó nghe được cho tới khi lập gia đình và bắt đầu xây dựng cuộc sống riêng của bản thân.

Trao nhẫn cưới
Trao nhẫn cưới

3.3. Nghi lễ phụ trợ

Khi các thủ tục, nghi lễ chính thức đã được hoàn thiện xong xuôi thì sẽ là lúc diễn ra nghi lễ phụ trợ. Lúc này, trà bánh sẽ được bày lên để mọi người cùng thưởng thức và bắt đầu chia sẻ niềm vui với cô dâu và chú rể. Sau đó, các món ăn chay được chuẩn bị cũng sẽ được dọn lên để mọi người cùng thưởng thức cũng như chung vui với đôi vợ chồng mời cưới và gia đình hai bên.

Mục đích chính của nghi lễ Hằng Thuận chính là giúp các cặp vợ chồng có thể hiểu rõ hơn về đạo đức, trách nhiệm làm vợ, làm chồng trong hôn nhân. Từ đó, thấy rõ được vai trò của mình và có tư tưởng rõ ràng hơn trong cuộc sống hôn nhân sau này. Khi sự thấu hiểu, cảm thông được tạo nên thì đó chính là cơ sở nền tảng cho một cuộc sống gia đình bền vững, ấm êm.

Nghi lễ phụ trợ khác
Nghi lễ phụ trợ khác

Hy vọng rằng, với những thông tin trong bài, bạn đã làm rõ được lễ Hằng Thuận là lễ gì cũng như ý nghĩa và nghi thức diễn ra buổi lễ ra sao. Qua đó, có thêm cho mình sự hiểu biết về nghi lễ đầy ý nghĩa giá trị nhân văn hết sức cao cả này.

Ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ này

Ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Ngày lễ này có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.