Tiện ích
Cẩm nang
Hội chứng Tourette rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ, với tỷ lệ chỉ là 2/1000. Trẻ bị mắc hội chứng Tourette thường không thể kiểm soát mà tự phát ra những âm thanh kỳ lạ, hay tự lặp đi lặp lại một vài hành động nào đó. Đây là một hội chứng thần kinh không thể xem nhẹ. Vậy hội chứng Tourette là gì? Người mắc hội chứng Tourette có những biểu hiện như thế nào? Tìm hiểu chi tiết hơn về hội chứng này trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Tourette là tên của một hội chứng rối loạn thần kinh khiến người mắc thường đột ngột lặp đi lặp lại một vài cử chỉ nào đó hết sức khó hiểu hoặc không thể kiểm soát lời nói của mình mà bật ra những âm thanh kỳ lạ. Hội chứng Tourette được phát biểu lần tiên vào năm 1885 bởi một bác sĩ người Pháp có tên là Gilles de la Tourette.
Hội chứng Tourette thường xuất hiện ở trẻ nhỏ trong độ tuổi 2 – 15 tuổi, trung bình là 6 tuổi. Các bé trai có tỷ lệ mắc phải hội chứng này cao hơn bé gái, tuy nhiên nhìn chung thì tỷ lệ trẻ em mắc hội chứng này là tương đối thấp, chỉ ở mức 2/1000.
Thông thường hội chứng Tourette sẽ biến mất sau vài năm. Biểu hiện của hội chứng Tourette thể hiện ra rõ nhất khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. Khi những đứa trẻ có cảm xúc phấn khích, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng cũng là lúc hội chứng Tourette biểu hiện ra rõ nhất.
Trong phần trước, bạn đọc đã tìm hiểu hội chứng Tourette là gì và một số biểu hiện của hội chứng này ở trẻ nhỏ. Hội chứng Tourette liên quan đến những biểu hiện bất thường về các “tic” vận động và âm thanh. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hội chứng Tourette qua hai loại: Hội chứng Tourette đơn giản và hội chứng Tourette phức tạp.
Hội chứng Tourette đơn giản được ghi nhận là chi phối một nhóm cơ nhất định. Triệu chứng của hội chứng Tourette bao gồm: chun mũi, nhún vai, trề môi, khóe miệng giật giật hoặc mí mắt giật giật, mắt nháy liên tục, lắc đầu liên tục…
Bên cạnh đó, người mắc hội chứng Tourette cũng lặp lại không có chủ đích một số âm thanh kỳ lạ, chẳng hạn như: Tiếng e hèm, tiếng ngáy trong cổ họng, tiếng kêu ré lên, tiếng ho…
Hội chứng Tourette phức tạp liên quan đến nhiều nhóm cơ, có thể cử động riêng biệt hoặc phối hợp với nhau. Người bị mắc hội chứng Tourette luôn có xu hướng tò mò cao, muốn chạm hoặc hít ngửi những đồ vật lạ. Họ cũng sẽ lặp đi lặp lại một vài điệu nhảy kỳ lạ, uốn éo người. Thậm chí người bị mắc chứng Tourette phức tạp có thể lặp đi lặp lại những cử chỉ khiêu dâm.
Họ cũng sẽ vô ý thức mà nhại đi nhại lại lời nói của bản thân hoặc một câu nói của ai đó. Đôi khi họ cũng sẽ vô ý mà phát ra những câu nói tục tĩu, không phù hợp hoàn cảnh…
Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng Tourette, tuy vậy họ cũng kết luận rằng rất có thể hội chứng này xuất hiện ở trẻ nhỏ do di truyền. Ngoài ra, nguyên nhân mắc hội chứng Tourette cũng được cho là có liên quan đến tâm lý và môi trường sống.
Một số tác động từ ngoại lực như gia đình, trường học, bạn bè, làm việc căng thẳng, những cảm giác kích thích cao độ… cũng có thể là nguyên nhân của hội chứng Tourette. Ngoài ra, khoa học cũng chứng minh được mối quan hệ của chứng tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh, rối loạn giấc ngủ hoặc trầm cảm cũng có mối quan hệ với hội chứng Tourette.
Bác sĩ chủ trị thường chủ yếu dựa vào tiền sử bệnh án và các triệu chứng của người bệnh. Một số biểu hiện bất thường về vận động hoặc âm thanh có thể là dấu hiệu của hội chứng Tourette.
Bên cạnh đó, nếu các “tic” xảy ra nhiều lần trong một ngày và cứ tiếp diễn như thế trong khoảng thời gian từ 1 năm trở lên thì nhiều khả năng bệnh nhân đó mắc hội chứng Tourette.
Mặc dù vậy hội chứng Tourette rất khó chẩn đoán. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các phương pháp xét nghiệm máu và hình ảnh. Phương pháp điện não đồ hoặc chụp cắt lớp thường chỉ được sử dụng đối với một số hội chứng rất nặng mà thôi.
Hội chứng Tourette không được xếp vào loại bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng tuyệt đối không được xem nhẹ. Để điều trị hội chứng này cần sự kết hợp của nhiều phương pháp.
Phương pháp phổ biến nhất đó là đảo ngược hành vi. Trước tiên, bác sĩ điều trị cần theo dõi người bệnh trong thời gian để kết luận được tần suất và dấu hiệu kích hoạt các biểu hiện của hội chứng Tourette. Nguyên tắc cốt lõi của phương pháp này đó là dời đi sự chú ý của bệnh nhân sang một nơi khác, khi đó dấu hiệu gây ra các “tic” sẽ bị giảm đi đáng kể.
Bên cạnh đó, trong quá trong điều trị cũng có thể cho người bệnh sử dụng một số loại thực phẩm chức năng có tác dụng phụ trợ và một số loại thuốc an toàn với cơ thể người bệnh. Ngoài ra thì tâm lý trị liệu và phẫu thuật hay thay đổi lối sống cũng là những phương pháp có thể cân nhắc.
Bệnh nhân mắc chứng Tourette cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Trong quá trình điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường thì người nhà cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Bệnh nhân cũng cần được thăm khám định kỳ. Bên cạnh đó, trẻ em mắc hội chứng Tourette có thể gặp khá nhiều khó khăn trong học tập. Vì vậy gia đình cần thông cảm và không đặt quá nhiều áp lực lên các em. Hơn nữa, nhà trường cũng cần được thông báo để hỗ trợ các em khi cần.
Người mắc chứng Tourette cũng cần duy trì lối sống tích cực và tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng. Điều quan trọng nhất là người bệnh phải luôn giữ được tâm trạng lạc quan bởi trạng thái tâm lý cũng là một phần quan trọng hỗ trợ quá trình điều trị.
Người nhà nên thường xuyên trò chuyện với các em, tổ chức các hoạt động như đọc sách, dọn dẹp nhà cửa, vẽ tranh, nấu ăn, đi chơi công viên, hoặc có thể nuôi thêm thú cưng để làm bạn với các em.
Qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đã tìm hiểu hội chứng Tourette là gì, các biểu hiện cũng như phương pháp điều trị hội chứng Tourette. Hội chứng Tourette tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng và đa số trường hợp sẽ biến mất sau một vài năm, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể xem nhẹ hội chứng này. Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng Tourette có thể để lại những di chứng khó lường.
Ngộ độc rượu là gì? Nhận biết ngộ độc rượu dựa trên những dấu hiệu nào? Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị ngộ độc rượu.
MỤC LỤC
Chia sẻ