Tiện ích
Cẩm nang
Burnout là một hội chứng rất nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, cho dù bạn làm việc trong lĩnh vực nào hay làm việc ở môi trường nào đi chăng nữa. Burnout là kẻ thù của hiệu suất làm việc. Burnout khiến cho con người ta bị choáng ngợp. Vậy hội chứng burnout là gì? Hội chứng burnout bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Làm thế nào để thoát ra khỏi hội chứng burnout? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Burnout không phải là một căn bệnh, burnout là một hội chứng và nguy hiểm không kém gì một căn bệnh nan y. Burnout sẽ giết chết nạn nhân dần dần mà người đó lại không hề cảm thấy đau đớn, không hề có cảm giác nguy hiểm, cho đến khi rơi vào hậu quả nghiêm trọng.
Vậy hội chứng burnout là gì? Thứ giết chết chúng ta không phải là những kỷ niệm mà lại là một hội chứng trong công việc.?
Tổ chức WHO định nghĩa burnout là một hội chứng nghề nghiệp, có nguyên nhân không từ tình trạng không thể quản lý và xử lý ổn thỏa căng thẳng nơi làm việc. Căng thẳng kéo dài dẫn đến hội chứng burnout. Như vậy, hội chứng burnout chỉ được sử dụng trong môi trường làm việc.
Burnout khiến cho mọi cảm giác tiêu cực cứ đổ dồn lên đầu bạn. Bạn sẽ cảm thấy bị choáng ngợp, quá tải và có cảm giác vô cùng mệt mỏi và tinh thần sau đó lan sang thể xác. Hội chứng burnout kéo dài sẽ khiến bạn đánh mất đi nhiệt huyết và động lực làm việc.
Chính vì vậy mà người ta coi burnout là kẻ thù của năng suất công việc. Burnout khiến cho người ta cảm thấy cạn kiệt, toàn thân không còn năng lượng. Burnout kéo dài còn khiến tâm tính con người thay đổi, họ sẽ dần trở nên cáu dễ cáu gắt, dễ bực bội và không muốn giao tiếp với người khác.
Tác động của hội chứng burnout không chỉ trong công việc mà còn lan sang cuộc sống và các hoạt động khác của một người. Nhìn chung, burnout có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý, thể chất và các mối quan hệ của người đó. Bởi vậy, bạn cần phải hiểu rõ hội chứng burnout là gì và những nguyên nhân dẫn đến hội chứng này để phòng tránh mắc phải.
Tuy rằng những dấu hiệu chứng minh một người mắc hội chứng burnout là rất khó nhận ra trong giai đoạn đầu, bởi những dấu hiệu này không biểu hiện ra rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể suy đoạn thông qua một số dấu hiệu về mặt sức khỏe.
Trước tiên, burnout khiến cho một người luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, phần lớn thời gian đều ở trong trạng thái cạn kiệt, không muốn làm gì cả. Biểu hiện rõ ràng nhất của hội chứng burnout đó là hễ ngồi vào bàn làm việc một lúc lại cảm thấy đau đầu. Một số người còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi và có hiện tượng đau nhức cơ. Bên cạnh đó là sức đề kháng giảm sút, thường xuyên ốm vặt.
Một biểu hiện nữa của hội chứng burnout đó là chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Bạn sẽ cảm thấy khó ngủ ban đêm, cả chất lượng giấc ngủ trưa ở văn phòng và chất lượng giấc ngủ ban đêm đều không tốt. Bạn thường xuyên ngủ không sâu, dễ bị đánh thức và cảm thấy không thoải mái khi ngủ dậy.
Bên cạnh đó, người mắc hội chứng burnout sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, thay đổi khẩu vị ăn uống. Cá biệt có một số người lại có cảm giác thèm ăn nhiều hơn, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.
Burnout có tác động tiêu cực đến cảm xúc của con người. Bạn sẽ có cảm giác quá tải với “núi” công việc được giao. Bạn đánh mất đi động lực và nhiệt huyết trong công việc, luôn cho rằng với một “núi” công việc như thế thì không thể hoàn thành hết được.
Hội chứng burnout còn có thể khiến bạn tự nghi ngờ năng lực của bản thân mình, bạn hoài nghi mình còn thể tiếp tục làm việc hay không và nếu không thì nên làm gì tiếp theo. Bạn cũng sẽ không còn cảm thấy hào hứng hoặc hài lòng khi hoàn thành công việc trong ngày trước giờ tan ca.
Thậm chí, hội chứng burnout khiến cho bạn có những suy nghĩ hẹp hòi và rất tiêu cực. Xuất phát từ việc bạn không thể hoàn thành tốt công việc, bạn sẽ cảm thấy cấp trên chỉ trích mình rất nhiều, đồng nghiệp không thể hỗ trợ bạn. Bạn sẽ cảm thấy tất cả mọi người đều chống lại bạn và bạn chỉ cô độc một mình.
Biểu hiện hành vi của người mắc hội chứng burnout có sự liên quan mật thiết với những cảm xúc tiêu cực của họ. Họ thường có biểu hiện tự cô lập bản thân ít hoặc nhiều. Không những thế, họ còn thường xuyên trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
Người mắc chứng burnout không chịu thừa nhận thất bại của bản thân. Họ luôn viện cớ cho những nguyên nhân khác hoặc thậm chí tệ hơn là đổ lỗi cho người khác về thất bại của bản thân. Những người đánh mất hứng thú trong công việc sẽ thường xuyên đi muộn về sớm, và khả năng họ nhảy việc là rất cao.
Trong công việc, hiệu suất là việc của họ giảm rõ rệt. Họ không còn hứng thú làm việc, cũng không duy trì được sự tập trung cần thiết khi làm việc. Họ có thể gặp nhiều sai sót không đáng có, hoặc mất rất nhiều thời gian để hoàn thành công việc. Năng suất làm việc chỉ có giảm dần và không thể duy trì, chứ đừng nói là phát triển.
Như vậy, bạn đã tìm hiểu về hội chứng burnout là gì và những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng mà hội chứng burnout mang lại. Có thể coi đây là căn bệnh nan y cực kỳ nguy hiểm mà bạn phải tránh bằng mọi cách nếu như không muốn nó hủy hoại cuộc sống của bạn. Vậy làm thế nào để thoát ra khỏi hội chứng burnout?
Trước tiên, bạn cần điều chỉnh lại thái độ và cách nhìn nhận của bản thân về công việc. Để tránh những mầm mống của hội chứng burnout, bạn chỉ nên lựa chọn công việc mà mình yêu thích, hoặc công việc phù hợp với chuyên môn của bản thân.
Bên cạnh đó, bạn cần phải nhận ra được giá trị công việc mà mình đang làm. Bạn cần phải hiểu được công việc của mình có ý nghĩa như thế nào và những gì mình đang làm góp phần tích cực cho tập thể hoặc cho một điều gì đó.
Thậm chí, nếu cảm thấy công việc hiện tại không có nhiều ý nghĩa thì bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho cuộc sống, gia đình, bạn bè hoặc tình yêu. Nhưng hãy cẩn thận vì tình yêu là con dao hai lưỡi đấy nhé! Tình yêu có thể giúp bạn thăng hoa, nhưng cũng có thể giết chết bạn.
Có không ít những trường hợp burnout xuất phát từ sự thất bại trong tình trường. Bạn không nên dành tất cả cho tình yêu. Thậm chí hôm nay bạn thất tình, thì ngày mai bạn vẫn phải dậy, ăn sáng rồi đi làm.
Ngoài tình yêu còn có rất nhiều mối quan hệ khác mà bạn cần phải trân trọng, như các mối quan hệ bạn bè, gia đình, tình thân, các mối quan hệ nơi công sở… Đặc biệt là mối quan hệ tốt với đồng nghiệp có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc.
Mặt khác, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cuồng công việc chưa bao giờ là một ý kiến hay. Cơ thể và não bộ của bạn cũng cần được nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian tập trung cho công việc. Bạn cần “sạc pin” lại cho bản thân đúng cách và hiệu quả. Hãy thử giãn nhiều hơn, chăm sóc cho bữa ăn và giấc ngủ của bản thân. Những điều này sẽ mang đến năng lượng tích cực cho bạn.
Qua những thông tin trong bài viết, tin rằng bạn đã hiểu được hội chứng burnout là gì và sự nguy hiểm của hội chứng burnout. Burnout giết chết con người ta trong thầm lặng. Bạn cần thường xuyên tìm kiếm những niềm vui cho bản thân, cân bằng giữa công việc và cuộc sống để tạo ra thật nhiều năng lượng tích cực giúp đánh bay mệt mỏi và chán nản.
Ngủ sâu là gì? Ngủ sâu nằm ở giai đoạn nào của giấc ngủ? Giấc ngủ sâu có vai trò như thế nào đối với con người? Ngủ sâu bao lâu là đủ và cách để có thể ngủ sâu hiệu quả hơn? Tham khảo chi tiết trong bài viết sau đây.
Chia sẻ