close
cách
cách cách cách cách cách

Học quản trị văn phòng ra làm gì và những ngành nghề có thu nhập cao

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quản trị văn phòng được đánh giá là một ngành học có sự xuất hiện từ lâu nhưng chưa thực sự có nhiều bước tiến quan trọng cho đến mãi thời gian gần đây, ngành học này mới thực sự gây nhiều sự chú ý bởi cơ hội nghề nghiệp đang rộng mở rất nhiều. Thế nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ vẫn đang băn khoăn không biết học quản trị văn phòng ra làm gì và mức thu nhập đối với một sinh viên chưa có kinh nghiệm sẽ là bao nhiêu? Cùng vieclam123.vn nghiên cứu kỹ hơn nữa nhé.

1. Vài nét tìm hiểu về ngành học quản trị văn phòng 

1.1. Bạn biết gì về quản trị văn phòng 

Ngành học quản trị văn phòng đang là ngành học dần phát triển mạnh hơn với nhiều tiềm năng thế nhưng bạn đã nắm bắt được nó hay chưa? Và hiểu bản chất của ngành học này là gì? 

Ngành quản trị văn phòng là gì?
Ngành quản trị văn phòng là gì? 

Theo đúng chuyên ngành thì quản trị văn phòng sẽ được hiểu là một ngành học chuyên đào tạo các công việc có liên quan đến những lĩnh vực cần thực hiện triển khai lên kế hoạch, thực hiện, theo dõi , đánh giá và xem xét các hoạt động của văn phòng thuộc công ty, đơn vị hay tổ chức doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Đồng thời quản trị văn phòng sẽ tiến hành việc xây dựng hệ thống thông tin điện tử, thiết kế các trang mạng, các trang thông tin điện tử để quản lý các dữ liệu, hồ sơ của công ty, doanh nghiệp.

1.2. Ngành quản trị văn phòng có hệ thống đào tạo ra sao? 

Mỗi ngành học đều có hệ thống chương trình đào tạo theo hệ thống đã được quy định từ Bộ giáo dục. Ngành quản trị văn phòng cũng vậy, có hệ thống đào tạo bài bản với trang bị đầy đủ từ kiến thức đến kỹ năng cần thiết. 

1.2.1. Kiến thức 

Khi là sinh viên chuyên ngành quản trị văn bạn sẽ ngay lập tức được giới thiệu về một chương trình đào tạo bao gồm: 

Kiến thức ngành quản trị văn phòng
Kiến thức ngành quản trị văn phòng 

- Các kiến thức cơ bản: là khối kiến thức chung mà bất ký sinh viên nào cũng sẽ phải học ngay từ khoảng thời gian đầu: Triết học Mác Lênin, pháp luật đại cương, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếng Anh cơ sở 1, 2, tiếng Trung cơ sở 1, 2, … đến các kiến thức theo lĩnh vực: cơ sở văn hóa; lịch sử văn minh thế giới, các phương pháp nghiên cứu khoa học… Để từ đó có một một nền tảng kiến thức căn bản giúp sinh viên sẽ dễ dàng tiếp cận và học hỏi thêm những kiến thức khác. 

- Kiến thức chuyên môn: sinh viên sẽ tiếp nhận lượng kiến thức theo khu vực, theo nhóm ngành và khối ngành bắt buộc, và bắt đầu học tập từ năm 2 của đại học: nhập môn quản trị văn phòng, nghiên cứu văn thư, quản lý nguồn nhân lực, tâm lý học quản lý, tổ chức văn phòng, nghiệp vụ tham mưu- tổng hợp…  

Hay nói một cách cụ thể đây là ngành học sẽ cung cấp mọi kiến thức lý luận thực tiễn về công tác văn thư, nhân lực quản lý và các nhân viên trong văn phòng để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của công ty, doanh nghiệp. 

1.2.2. Kỹ năng 

- Ngoài mảng kiến thức chính thì sinh viên cũng sẽ được tiếp nhận những kỹ năng cơ để áp dụng vào công việc thực tiễn say này: kỹ năng nghiên cứu tổng hợp, kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng đối thoại và bàn bạc, và các kỹ năng cơ bản khác: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng,... 

Với khối lượng kiến thức như trên, ngành quản trị văn phòng tại nhiều trường đại học cũng đưa ra khối ngành xét tuyển phù hợp để sinh viên có thể lựa chọn theo học ngay khi cong ngồi trên ghế nhà trường: A00; A01; C00 và D01. Hơn nữa đây cũng đều là những khối tiêu biểu cho mỗi ngành học. 

2. Sinh viên quản trị văn phòng sẽ làm công việc gì? 

Sau khi đã trúng tuyển ngành học và đang là sinh viên của ngành quản trị văn phòng thì bất cứ sinh viên nào cũng sẽ lo lắng về công việc và cơ hội việc làm đối với ngành nghề này là như thế nào. 

Cơ hội việc làm của sinh viên quản trị văn phòng
Cơ hội việc làm của sinh viên quản trị văn phòng 

Tuy nhiên như đã nhận định ở trên, quản trị văn phòng đang là ngành học có sự phát triển tiềm năng do đó mà các cơ hội về vị trí việc làm cũng được mở rộng hơn: 

- Các vị trí nhân viên, chuyên viên văn phòng làm tại bộ phận nhân sự, bộ phận hành chính thuộc về các công ty, doanh nghiệp tư nhân ghay các đơn vị, tổ chức nhà nước. 

- Nhân viên mảng hành chính, văn thư, lễ tân, thư ký, trợ lý văn phòng cho các tổ chức và doanh nghiệp.    

- Làm việc tại các văn phòng nhà nước, chính phủ về mảng văn thư lưu trữ, hay đảm nhận các vị trí tương đương tại văn phòng bộ, văn phòng Sở, các ban ngành đoàn thể khác nhau trong phạm vi thuộc tỉnh, thành phố…

- Vị trí lãnh đạo: khi bạn đã là người có đầy đủ năng lực và kỹ năng về quản lý, lãnh đạo các bộ phận hành chính hay các vị trí tương đương. Tuy nhiên để có thể đảm đương được vị trí này,  bạn cần phải cố gắng rất nhiều. 

- Làm giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực quản trị văn phòng hay lĩnh vực chuyên môn khác có liên quan. 

 Mỗi cá nhân sẽ tùy vào năng lực của bản thân cũng như định hướng mà có thể lựa chọn những vị trí công việc khác nhau, tuy nhiên cần cân nhắc thật kỹ việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân. 

3. Mức thu nhập của ngành quản trị văn phòng 

Ngành học nào cũng sẽ có những mức lương riêng đối với từng vị trí và từng cá nhân khi ứng tuyển vị trí công việc đó. Ngành quản trị văn phòng tuy không phải là ngành mới nhưng việc đưa ra một mức lương đối với từng đối tượng trong nghề không phải là một điều khó: 

Mức thu nhập của ngành quản trị văn phòng
Mức thu nhập của ngành quản trị văn phòng 

- Đối với sinh viên mới ra trường chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm việc làm cũng như kỹ năng nghề nghiệp bằng 0 thì mức lương ban đầu sẽ là 6-8 triệu/ tháng, Và bạn sẽ phải được đào tạo một thời gian, nếu có những bước phát triển hơn trong công việc thì mức lương này của bạn sẽ được đẩy lên nhanh chóng. 

- Đối với người đã có kinh nghiệm ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm: mức thu nhập trung bình sẽ từ 8 - 12 triệu/ tháng. 

- Đối với những người đã có kinh nghiệm từ 2 năm trở nên thì đều là những người đã có kinh nghiệm chuyên sâu cùng với đó là khả năng xử lý nhiều đầu việc khác nhau, do đó mà mức lương cao nhất mà họ nhận có thể lên tới hơn 50 triệu đồng trên 1 tháng. 

Tùy vào năng lực của ứng viên mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một mức lương phù hợp. Tuy nhiên bạn cũng có thể trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng về vấn đề này để đề cập lên một mức lương khác phù hợp với khả năng của bạn. Đồng thời điều này cũng khẳng định rằng trách nhiệm của công việc đối với bạn sẽ càng lớn.   

4. Yêu cầu về tố chất cần có trong ngành quản trị văn phòng

Những yêu cầu đối với nagnfh quản trị văn phòng
Những yêu cầu đối với nagnfh quản trị văn phòng 

- Đã là dân quản trị văn phòng thì việc thành thạo tin học văn phòng là điều không thể chối bỏ. Đây sẽ được coi là nền tảng để bạn phát triển nghề nghiệp của bản thân. 

- Có niềm đam mê với các lĩnh vực của công việc. 

- Nắm vững được các kỹ năng về quản trị mạng, kỹ năng về phần cứng, phần mềm của hệ thống tin học văn phòng. 

- Có khả năng khai thác, cập nhật và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và cụ thể. 

- Có khả năng giao tiếp tốt, xây dựng các mối quan hệ dài lâu, khéo léo và luôn tôn trọng và thân thiện với đồng nghiệp. 

- Cẩn thận, cầu toàn và tập trung trong mọi hoạt động của công việc. Đồng thời cũng cần có sự sáng tạo, linh hoạt và phải biết lên kế hoạch về mục tiêu công việc rõ ràng.  

- Biết xử lý tình huống linh hoạt, có kỹ năng đàm phán, thuyết trình tốt.   

Quản trị văn phòng thực sự là một ngành học có tiềm năng lớn trong tương lại, tạo dựng được nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, hơn nữa ngành nghề này hiện nay đang vô cùng hạn hẹp về mặt nhân lực, do vậy mà sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành học. 

Học quản trị văn phòng ra làm gì sẽ không còn là nỗi lo của nhiều sinh viên khi bạn biết định hướng chính xác con đường mà bản thân đang theo. Cố gắng học tập và rèn luyện mọi kỹ năng từ trên ghế nhà trường đến việc thực tập tại các đơn vị liên quan thì việc tìm kiếm một công việc tốt với mức thu nhập cao sẽ được bạn nắm chắc trong tay. Sớm thành công bạn nhé.

Khách hàng nội bộ là gì và có tầm quan trọng ra sao với doanh nghiệp?

Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh thì khách hàng luôn là điểm tựa vững chắc để họ tiếp tục phát triển trên thị trường. Vậy khách hàng nội bộ là gì và có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? Mời bạn đọc thêm nội dung chi tiết tại đây. 

Khách hàng nội bộ là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.