close
cách
cách cách cách cách cách

Gỗ cẩm vàng là gỗ gì? Tại sao gỗ cẩm vàng lại có giá trị cao như vậy?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chế tác từ gỗ cẩm vàng luôn có giá rất cao bởi đây là một loại gỗ cực kỳ quý hiếm. Gỗ cẩm vàng được xếp vào nhóm I trong danh mục các loại gỗ quý hiếm ở nước ta và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vậy gỗ cẩm vàng là gỗ gì? Tại sao loại gỗ này lại có giá trị cao đến như vậy? Giá thành của gỗ cẩm vàng trên thị trường hiện nay là bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về gỗ cẩm vàng nhé!

1. Gỗ cẩm vàng là gỗ gì? Bạn biết gì về loại gỗ cực kỳ quý hiếm này?

1.1. Gỗ cẩm vàng là gỗ gì?

Gỗ cẩm vàng còn được gọi với nhiều cái tên khác như là gỗ cẩm chỉ, gỗ cẩm sừng, gỗ cầm thị… Cây cầm vàng hiện đang được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan… Riêng ở Việt Nam thì cây cẩm vàng được trồng chủ yếu ở khu vực phía Nam như một loại cây thương phẩm.

Gỗ cẩm vàng được xếp loại vô cùng quý hiếm
Gỗ cẩm vàng được xếp loại vô cùng quý hiếm

Gỗ cẩm vàng ở Việt Nam được xếp loại vô cùng quý hiếm nhưng vẫn nằm trong nhóm gỗ thương phẩm có thể khai thác sử dụng. Tuy nhiên, vì giá trị sử dụng quá lớn nên gỗ cẩm vàng bị khai thác quá mức, dẫn đến cạnh kiệt và đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng.

Chính vì thế mà Chính phủ đã chính thức đưa gỗ cẩm vàng vào trong sách đỏ và cấm khai thác gỗ cẩm vàng ngoài tự nhiên. Gỗ cẩm vàng ở nước ta hiện nay chủ yếu là được nhập khẩu về từ Nam Phi, tuy vậy loại gỗ nhập khẩu này chất lượng thua xa gỗ Việt Nam hoặc gỗ Lào.

1.2. Đặc điểm của gỗ cẩm vàng

Trong phần trước, khi tìm hiểu gỗ cẩm vàng là gì chúng ta đã được biết rằng loại gỗ này có độ quý hiếm cao và đang bị khai thác quá mức. Vậy gỗ cẩm vàng sở hữu những đặc điểm như thế nào mà có giá trị cao đến nỗi thế?

Gỗ cẩm vàng có đường vân rất đẹp
Gỗ cẩm vàng có đường vân rất đẹp

Trước tiên, gỗ cẩm vàng sở hữu thớ gỗ rất mịn. Không chỉ vậy, đường vân của loại gỗ này chạy khắp thân gỗ và có kích thước nhỏ chỉ như sợi chỉ. Đây là lý do gỗ cẩm vàng được đánh giá cao. Càng là gỗ lấy từ những cây cẩm vàng được trồng trên đất cằn cỗi thì chất lượng gỗ và đường vân gỗ càng cao cấp hơn.

Gỗ cẩm vàng cứng và nặng, hơn nữa còn có khả năng chịu lực tốt. Loại gỗ này ở trong tự nhiên hầu như không bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết và cũng không bị mối mọt hay cong vênh.

Trong gia công chế tác đồ mỹ nghệ, gỗ cẩm vàng được đánh giá cao bởi dễ đánh bóng, dễ nhuộm màu và có thể sử dụng hơi nước để uốn cong. Tuy nhiên, người ta khuyến cáo rằng không nên ngâm gỗ cẩm vàng trong nước bởi khi đó gỗ này sẽ có mùi thum thủm khá khó chịu.

2. Gỗ cẩm vàng được ứng dụng như thế nào?

Gỗ cẩm vàng được đánh giá cao không chỉ với thớ gỗ mịn, đường vân đẹp mà còn cứng rán, chắc chắn. Không chỉ vậy, loại gỗ này còn sở hữu độ đàn hồi ấn tượng và khả năng chống mối mọt tự nhiên.

Gỗ cẩm vàng được sử dụng để chế tác đồ mỹ nghệ
Gỗ cẩm vàng được sử dụng để chế tác đồ mỹ nghệ

Chính vì những đặc điểm trên mà người ta sử dụng gỗ cẩm vàng để chế tác đồng dùng nội thất cao cấp trong gia đình như bàn, ghế, tủ, giường. Gỗ cẩm vàng cũng được sử dụng như là nguyên liệu để điêu khắc, chế tác đồ mỹ nghệ, tạc tượng… cho cảm giác sang trọng và cổ điển.

Trên thị trường gỗ hiện nay, gỗ cẩm vàng đang được bán với giá trị rất cao. Những cây gỗ có đường kính trong khoảng 30 – 70 cm được bán với giá 80 – 90 triệu mỗi mét khối. Giá bán chênh lệch tùy thuộc vào nguồn gốc nhập, kích thước và độ dày của gỗ.

Chính vì có giá thành cao như vậy nên có không ít những kẻ ham lợi làm giả gỗ cẩm vàng. Nếu muốn mua gỗ thật thì bạn nên đi cùng với người có kinh nghiệm. Gỗ cẩm vàng có thể nhận biết thông qua đường vân gỗ và mùi hương.

Bạn cần quan sát kỹ thớ gỗ để phân biệt được màu sắc tự nhiên với màu sắc được nhuộm. Hơn nữa, vân gỗ cẩm vàng sắp xếp theo từng chùm, đan xen với thớ gỗ và trông có vẻ khá loang lổ. Nếu ngửi thì sẽ thấy gỗ cẩm vàng có hương thơm nhè nhẹ đặc trưng. Gỗ giả sẽ có mùi hơi hắc.

Gỗ cẩm vàng được bán với giá thành rất cao
Gỗ cẩm vàng được bán với giá thành rất cao

Gỗ cẩm vàng thuộc nhóm gỗ quý hiếm đang bị cấm khai thác ở nước ta, bởi vậy các sản phẩm từ loại gỗ này chủ yếu được nhập khẩu về từ Nam Phi. Cũng vì thế mà với mức giá thành cao khoảng 90 triệu cho mỗi mét khối thì các sản phẩm chế tác từ gỗ cẩm vàng đều thuộc nhóm cao cấp và chỉ có giới đại gia mới có tiền để đặt hàng trước.

3. Phân biệt các loại gỗ cẩm

3.1. Gỗ cẩm chỉ

Trong số các loại gỗ cao cấp hiện nay thì gỗ cẩm chỉ được yêu thích nhất. Loại gỗ này có đường vân nhuyễn, đẹp và không theo bất kỳ quy luật nào. Gỗ cẩm chỉ sở hữu thớ gỗ mịn và đường vân đẹp hơn bất cứ loại gỗ nào bạn đã từng thấy. Gỗ cẩm chỉ chính là tên gọi khác của gỗ cẩm vàng có giá trị liên thành mà chúng ta đã tìm hiểu trong những phần trước.

Chỉ những người có tiền mới có thể sở hữu sản phẩm chế tác từ gỗ cẩm vàng
Chỉ những người có tiền mới có thể sở hữu sản phẩm chế tác từ gỗ cẩm vàng

3.2. Gỗ cẩm sừng

Gỗ cẩm sừng cũng thuộc họ nhà gỗ cẩm, tuy không có đường vân nhỏ như chỉ và đẹp mắt như gỗ cẩm vàng, tuy nhiên cũng được xếp vào loại gỗ cao cấp. Khác với gỗ cẩm vàng, gỗ cẩm sừng có màu đỏ đen sậm, bởi vậy mà nếu nhìn từ xa thì khó có thể xác định được vân gỗ. Sở dĩ có cái tên gỗ cẩm sừng là bởi vì chất gỗ cứng và bền như sừng.

Ở nhiều địa phương, gỗ cẩm sừng còn được gọi là gỗ cẩm thối. Không có lý giải nào cho nguồn gốc tên gọi này, tuy nhiên bạn sẽ hầu như không thể bắt gặp khúc gỗ cẩm sừng nào có mùi thối cả. Hơn nữa, khi mới cưa xong gỗ cẩm sừng còn có được mùi thơm nhẹ nhẹ.

Gỗ cẩm sừng có bề ngoài khá giống với gỗ muồng đen nên thường bị làm giả từ loại gỗ này. Nếu tinh ý thì bạn mới có thể phân biệt được hai loại dựa trên vân gỗ. Gỗ muồng đen có đường vân không rõ ràng và mềm hơn gỗ cẩm sừng.

Ngoài ra, gỗ cẩm sừng còn dễ bị nhầm lẫn với gỗ mun sừng bởi có màu sắc bên ngoài khá tương đồng. Muốn phân biệt hai loại gỗ này cũng cần dựa trên vân gỗ. Gỗ mun sừng có rất ít vân, hoặc hầu như không có vân.

Gỗ cẩm sừng cũng là một trong những loại gỗ cao cấp
Gỗ cẩm sừng cũng là một trong những loại gỗ cao cấp

3.3. Gỗ cẩm lai

So với gỗ cẩm vàng thì thì gỗ cẩm lai có màu sắc nhạt hơn, gỗ có màu đỏ với đường vân khá đẹp. Các tác phẩm chế tác từ gỗ cẩm lai thường được để lại rác vì rác gỗ có màu trắng tươi và không ăn mối mọt.

Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, tin rằng bạn đã hiểu được gỗ cẩm vàng là gỗ gì và nắm rõ đặc điểm nhận dạng của loại gỗ này. Gỗ cẩm vàng không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn có giá trị kinh tế cao, được xếp vào loại gỗ quý hiếm bậc nhất ở nước ta. Muốn sở hữu các sản phẩm chế tác từ gỗ cẩm vàng đều phải đặt hàng từ trước và chỉ những người có tiền mới có thể sở hữu được.

Gỗ Ngọc Am là gì?

Gỗ Ngọc Am là gì? Gỗ Ngọc Am phân bố ở đâu? Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm của gỗ Ngọc Am và giái trị của loại gỗ này.

Gỗ Ngọc Am là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.