Tiện ích
Cẩm nang
Mặc dù tham gia giao thông hàng ngày và thường xuyên nhưng vieclam123.vn dám chắc vẫn còn rất nhiều người chưa phân biệt rạch ròi nhiều yếu tố giao thông. Chẳng hạn như đường 2 chiều là gì nhiều người không biết rõ và còn nhầm lẫn với đường đôi, do đó nhiều người đã bị phạt vi phạm khi tham gia giao thông trên đường 2 chiều không đúng quy định.
MỤC LỤC
Nếu bạn cũng đang rơi vào trường hợp không nắm rõ về đường hai chiều, hãy đọc bài viết dưới đây để cập nhật nhé.
Đường 2 chiều là làn đường mà ở đó không có dải phân cách ngăn giữa, được sử dụng chung cho cả chiều đi lẫn chiều về. Quy định này được đưa ra tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 41-QCVN ban hành 2019, có hiệu lực vào tháng 7/2020.
Đường hai chiều cũng được nhà nước ban hành nhiều quy định yêu cầu người tham gia giao thông phải hiểu biết và tuân thủ. Yêu cầu bắt buộc bất kể ai tham gia giao thông, điều khiển phương tiện đều phải nắm bắt để tránh vi phạm. Vậy quy định giao thông nào được đặt ra đối với đường 2 chiều?
Khái niệm đường hai chiều là gì mặc dù được lý giải rất ngắn gọn, dễ hiểu nhưng thực chất lại có quá nhiều quy định được đặt ra cho người tham gia di chuyển trên tuyến đường này. Một số thông tin sau đây hứa hẹn cung cấp đến bạn những nội dung đầy đủ và dễ hiểu về đường hai chiều.
Các trường hợp tính là đường 2 chiều được nêu ra trong quy chuẩn số 41, Điều lệ báo hiệu đường bộ bao gồm:
Đường 2 chiều do không có dải phân cách nên xe chiều đi và chiều về dường như sẽ di chuyển theo sự quy ước làn đường phân đôi. Theo đó, phương tiện lưu thông trên hai chiều không được lấn sang làn của chiều xe ngược lại. Đồng thời ranh giới cũng sẽ do quy ước mà tạo nên, con người tự ước lượng phân đôi làn đường để tránh đi xâm lấn sang làn của chiều xe ngược lại.
Trên đường 2 chiều sẽ xuất hiện một vài biển báo đặc trưng. Bất kể ai cũng phải biết những loại đó là gì và thể hiện cho điều gì.
Có 3 loại biển báo nguy hiểm mà bạn sẽ thường xuyên bắt gặp khi đi trên đường 2 chiều.
Biển báo này được nhận diện bằng hình ảnh có 02 mũi tên chạy song song với nhau nhưng ngược hướng nhau. Gặp biển báo này thì bạn phải cần chú ý vào việc giữ khoảng cách và tốc độ đối với những phương tiện khác.
Biển báo này trước tiên có vai trò thông báo cho người tham gia giao thông biết rằng họ đang đi vào đường 2 chiều. Nó có ý nghĩa báo phía trước là đoạn đường đang có trở ngại hoặc đang được sửa chữa để người di chuyển chủ động di chuyển chậm, cần cẩn thận tránh nguy hiểm. Bạn nhận diện biển báo này bằng hình ảnh có hình tam giác ở giữa, viền bao biển báo màu đỏ, nền biển báo màu vàng, nằm chính giữa biển là hình vẽ được thể hiện bằng màu đen.
Biển này báo giao nhau với đường 2 chiều. Nhìn thấy biển này, bạn cũng sẽ biết mình đang di chuyển tới khúc giao giữa đường bạn đang di chuyển với đường 2 chiều. Như thế nếu cần rẽ vào đường hai chiều thì cũng đồng nghĩa phải chuẩn bị mọi kiến thức quy định về luật giao thông đối với đường 2 chiều để đảm bảo tuân thủ.
Điều 5, Nghị định số 100 của Chính phủ đưa rõ nội dung quy định như sau:
Nếu phương tiện đè lên vạch liền thì sẽ phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Nếu đi sai làn quy định thì số tiền phạt áp dụng từ 3 triệu đến 5 triệu. Với lỗi đè vạch, bạn vẫn di chuyển đúng phần đường nhưng bánh xe đi đè lên vạch. Nếu mắc một trong 2 lỗi trên và gây ra tai nạn thì người vi phạm sẽ phải chịu hình thức xử phạt dựa vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn, chẳng hạn như bị giữ bằng lái xe, …
Vượt phải sẽ bị cấm tại tuyến đường chỉ có duy nhất 1 làn. Nếu người điều khiển phương tiện vượt phải ở tuyến có từ 2 làn thì không bị bắt lỗi. Tuy nhiên cần phải tuân thủ quy định: khi vượt phải giảm tốc độ, chuyển làn đúng quy định, thực hiện các tín hiệu xin vượt và chuyển làn đúng, đủ sau đó phải quay trở về làn cũ đúng quy định.
Phạt xe máy đi sai làn trên tuyến đường 2 chiều từ 200.000 đến 400.000. Đồng thời, tước giấy phép lái xe trong thời gian từ 2 tới 4 tháng. Mức phạt này không áp dụng đối với trường hợp người đó gây ra tai nạn giao thông.
Phạt ô tô đi sai làn trên tuyến đường 2 chiều từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng. Đồng thời người vi phạm cũng sẽ bị tước giấy phép từ 1 tới 3 tháng. Tương tự chưa tính trường hợp gây ra tai nạn.
Các phương tiện là xe cơ giới và không là phương tiện nằm tại Điều 8, Thông tư số 31 được phép di chuyển với vận tốc tối đa là 60km/h.
Những phương tiện ô tô loại từ 4 chỗ đến 7 chỗ ngồi, xe ô tô chở từ 3 hành khách trở lên, không tính bus, xe có trọng tại từ 3,5 tấn đổ xuống, vận tốc tối đa được cho phép là 90km/h.
Phương tiện là xe ô tô có đầu kéo rơ mooc, xe chuyên dụng, xe buýt và xe mô tô khi đi vào đường 2 chiều được phép di chuyển với tốc độ tối đa là 70 km/h.
Vận tốc 60km/h đối với phương tiện vào làn đường 2 chiều là xe ô tô kéo rơ moóc và xe trộn bê tông, các dòng xe kéo. Vận tốc thấp hơn, từ 40km/h đổ lại sẽ dành cho xe máy điện cùng những dòng tương tự.
Luật giao thông rất quan trọng và bắt buộc tất cả mọi người đều phải có hiểu biết vì dường như ai đến một độ tuổi nhất định cũng đều sẽ tham gia giao thông. Trong luật có vô vàn quy định, dù vậy nhưng chúng ta cũng phải nắm được ít nhất là những nội dung cơ bản thường xuyên tiếp xúc mỗi ngày. như việc khám phá đường 2 chiều là gì chẳng hạn. Bài viết nêu trên đã giúp bạn khám phá đầy đủ thông tin để vừa hiểu khái niệm nắm bắt các quy định biển báo trong tuyến đường 2 chiều, quy định xử phạt và tốc độ giới hạn của các phương tiện. Nắm lòng những nội dung này để chắc chắn rằng bạn sẽ luôn tham gia giao thông đúng luật tại làn đường 2 chiều.
Đường đôi là gì? Đường đôi khác với các tuyến đường tương tự về chức năng và cách gọi như đường 2 chiều ở chỗ nào? Khi tham gia giao thông tại tuyến đường đôi bạn cần chú ý những vấn đề gì? Hãy cập nhật đầy đủ thông tin liên quan tới đường đôi qua bài viết bên dưới để an tâm giao thông an toàn và đúng quy định nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ