Tiện ích
Cẩm nang
Trong số các loại hợp kim của đồng thì đồng thau và đồng đỏ là hai loại hợp kim được sử dụng sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, những người không có hiểu biết về đồng thau sẽ khó mà phân biệt được chúng với đồng đỏ. Vậy đồng thau là gì? Làm thế nào để nhận biết đồng thau? Đồng thau có gì khác biệt so với đồng đỏ? Một cân đồng thau giá bao nhiêu? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Đồng thau còn có tên gọi khác là đồng vàng, bởi chúng có màu vàng đặc trưng. Trong các tài liệu tiếng Anh, đồng thau được biểu thị bởi từ “brass”. Một số tài liệu còn đề cập đến đồng thau với tên gọi là la tông. Thông thường đồng thau sẽ có màu vàng, mức độ vàng sậm hoặc vàng sáng màu hơn tùy thuộc vào tỷ lệ giữa đồng và kẽm.
Cụ thể:
+ Khi kẽm chiếm tỷ lệ khoảng 18 – 20% thì đồng thau sẽ nghiêng về màu đỏ nhiều hơn.
+ Khi tỷ lệ kẽm là 20 – 30% thì đồng thau sẽ có màu vàng nâu.
+ Khi tỷ lệ kẽm chiếm 30 – 42% thì đồng thau sẽ có màu vàng nhạt.
+ Khi tỷ lệ kẽm là 50 – 60% thì màu của đồng thau sẽ ngả dần và màu trắng, tuy vẫn có một chút ánh vàng.
Trong sản xuất công nghiệp, người ta sử dụng đồng thau có tỷ lệ kẽm nhỏ hơn 45%.
Màu vàng của đồng thau ở tỷ lệ nhất định trông sẽ giống hệt như màu của vàng tây. Trong điều kiện tự nhiên, đồng thau có thể duy trì màu sắc và độ bóng khá tốt. Đồng thau có tính chất cứng hơn đồng nguyên chất, vì vậy thường được sử dụng để làm đồ nội thất hoặc chế tạo nhạc cụ.
Mặc dù đều là kim loại, tuy nhiên giá trị của vàng so với đồng thì lại ở mức một trời một vực. Đồng thau và vàng tây đôi khi có màu sắc bên ngoài khá giống nhau và nếu không biết cách thì bạn khó có thể phân biệt được chúng. Để phân biệt giữa đồng thau và vàng tây bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây.
Những phương pháp phân biệt được giới thiệu sau đây là chính xác tuyệt đối nhưng độ tin cậy cao, có thể giúp bạn nhanh chóng phân biệt được đâu là đồng thau và đâu là vàng tây. Trước khi tìm hiểu về phương pháp phân biệt thì bạn cần nắm vững nguyên tắc sau đây:
- Đồng thau là kim loại phổ thông, có thể dẫn điện và dẫn nhiệt. Chính vì thế mà người ta đã sử dụng đồng để làm lõi cho một số loại pin. Đồng thau dễ bị oxy hóa vì chịu ảnh hưởng rất đáng kể từ không khí.
- Ngược lại, vàng tây thuộc nhóm kim loại cao cấp quý hiếm. Chúng mặc dù là hợp kim của vàng, tuy nhiên vẫn sở hữu tính trơ nhất định. Không khí, độ ẩm hay các tác nhân khác hầu như không có tác dụng lên vàng tây. Hơn nữa, vàng tây khi tiếp xúc với hầu hết các chất hóa học đều thể hiện tính trơ, có nghĩa là không bị tác dụng bởi hầu hết các chất hóa học, chỉ ngoại trừ duy nhất thủy ngân.
Chúng ta có hai phương pháp để phân biệt nhanh đồng thau và vàng tây, đó là phương pháp sử dụng nam châm và phương pháp thử bằng axit nitric.
Đối với phương pháp thử bằng nam châm, khi bạn đưa nam châm lại gần đồng thau nếu tinh mắt thì sẽ nhìn thấy nam châm sẽ sinh ra một lực hút khá nhỏ với kim loại này. Tuy nhiên, khi bạn di chuyển nam châm đến gần vàng thì sẽ chẳng có lực hút nào được sinh ra cả. Cách này có thể khá khó để phân biệt bởi lực hút sinh ra giữa nam châm và đồng thau là rất nhỏ, hầu như bằng không.
Nếu vậy thì bạn có thể sử dụng cách thứ hai, đó là phân biệt bằng cách cho chúng tiếp xúc với axit nitric (thường có nhiều trong nước cốt chanh). Vàng sẽ thể hiện đặc tính trơ khi tiếp xúc axit nitric. Ngược lại, đồng thau khi tiếp xúc với axit nitric sẽ bị xỉn màu, không còn là màu vàng sáng bóng nữa mà thay vào đó sẽ chuyển dần sang màu vàng đục hơn hoặc màu nâu sẫm.
Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu đồng thau là gì và cũng biết được rằng đồng thau được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống. Vậy đồng thau được ứng dụng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Đồng thau có màu sắc vàng tươi sáng bóng rất đẹp nên được sử dụng để chế tác nhiều loại đồ trang trí. Bên cạnh đó, do giá thành rẻ và dễ chế tác nên đồng thau cũng được sử dụng để chế tác nhạc cụ (kèn, chuông…) hoặc chế tác đồ thờ.
Ngoài ra, đồng thau còn được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp để sản xuất ổ khóa, tay nắm cửa, ống nước, van, vòng bi, bánh răng… Đồng thau cũng được sử dụng để chế tác vỏ đạn.
Đồng đỏ chính là một tên gọi khác của đồng nguyên chất. Có tên gọi này bởi kim loại đồng có màu đỏ đặc trưng. Đồng nguyên chất có màu rất đẹp và độ sáng bóng không thua kém gì đồng thau.
Đồng đỏ sở hữu rất nhiều ưu điểm, trong đó ưu điểm lớn nhất là mềm, dễ kéo dài hoặc dát mỏng. Để cho bạn dễ hình dung, thì nếu bạn kéo dài một giọt đồng đỏ tinh khiết, bạn có thể kéo ra thành một sợi dây cực nhỏ dài tới 2000m. Còn nếu như dát mỏng thì bạn có thể dát mỏng đến mức độ tương đương với một tờ giấy viết hoặc thậm chí còn mỏng hơn.
Đồng thau rất dễ phân biệt với đông đỏ ở màu sắc. Hơn nữa, tính chất vật lý và hóa học của đồng thau và đồng đỏ cũng có rất nhiều sự khác biệt. So với đồng đỏ thì đồng thau không những mềm dẻo mà còn chắc chắn. Đồng thau cũng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn đồng đỏ.
Vậy trong sản xuất công nghiệp hoặc gia công cơ khí nên sử dụng loại đồng nào thì tốt hơn?
Đáp án chính là phụ thuộc vào mục đích và ngân sách. Đồng thau có giá trị rẻ hơn đồng đỏ, lại dễ chế tác, vì vậy thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm đại trà như khóa cửa, nắm đấm cửa, ống dẫn nước… Đồng đỏ có giá cao hơn đồng thau và được ứng dụng ít hơn. Trong sản xuất công nghiệp thì đồng thau là hợp kim được sử dụng nhiều hơn.
Trên đây, bài viết đã cung cấp những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất giúp bạn hiểu được đồng thau là gì và những tính chất đặc trưng của đồng thau. Với tính chất vừa vừa dẻo dai, bền, vừa dễ gia công, giá thành lại rẻ, nên đồng thau được ứng dụng rất phổ biến trong sản xuất công nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn có một góc tiếp cận đầy đủ hơn với đồng thau.
Ấn phẩm là gì? Ấn phẩm gồm có loại nào và vai trò quan trọng ra sao trong đời sống? Tìm hiểu về ấn phẩm trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ