close
cách
cách cách cách cách cách

Đồng phạm là gì? Đồng phạm thực hiện tội phạm có nguy hiểm không?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong một vụ án cần xét xử có nhiều đối tượng liên quan, trong đó có đối tượng là đồng phạm. Việc xác định rõ đầu là đồng phạm và các vai trò khác rất quan trọng đối với công tác xét xử. Xác định đúng người, trừng trị đúng tội để thanh lọc xã hội tốt đẹp hơn chính là ý nghĩa cốt lõi khi chúng ta xác định đồng phạm là gì. 

Bài viết này sẽ giúp cho bạn có được những thông tin vô cùng quan trọng và bổ ích về đồng phạm. 

1. Đồng phạm là gì?

Khái niệm đồng phạm được nêu rất cụ thể tại Khoản 1, Điều 17 thuộc Bộ luật Hình sự (2015) sửa đổi và bổ sung vào năm 2017. Nội dung khái niệm như sau:

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. 

(Trích dẫn luật) 

Cơ quan lập pháp của Nhà nước Việt Nam đề cao tính khách quan, khoa học khi xác định khái niệm đồng phạm. Nguồn gốc của thuật ngữ này bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lênin xoay quanh nội dung xác định tội phạm. 

Tìm hiểu về khái niệm đồng phạm
Tìm hiểu về khái niệm đồng phạm

Trải qua việc nghiên cứu cũng như xác lập định nghĩa dựa vào thuật ngữ tội phạm, chúng ta có thể biết đồng phạm là gì theo cách dễ hiểu nhất. Đó là những người cùng tham gia vào việc tiến hành, thực hiện một tội phạm. Khi gây ra hành vi nào đó có nguy hiểm cho xã hội thì người tham gia đó còn muốn lôi kéo cả những đối tượng khác cùng tham gia thực hiện hành vi đó. Đây là một việc làm cố ý. 

2. Những dấu hiệu nhận biết đồng phạm

2.1. Dấu hiệu xét trên chủ thể

Chủ thể bị coi là kẻ đồng phạm thì trước tiên phải có sự tham gia từ 2 người trở lên cùng nhau thực hiện một hành vi tội phạm đó. Cũng tức là những đối tượng chủ thể này đã có đủ mọi điều kiện để phạm tội (Nội dung tại Luật Hình sự, Điều 12 của Luật) và không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21 của Luật).

Nhận biết đồng phạm qua những dấu hiệu nào
Nhận biết đồng phạm qua những dấu hiệu nào?

Dấu hiệu vừa nêu là bắt buộc, không thể thiếu. Vì nếu thiếu thì sẽ không còn được gọi là đồng phạm nữa mà chỉ gọi là phạm tội đơn lẻ mà thôi.

Xét ở trường hợp khác của chủ thể, đồng phạm trong tư cách pháp nhân thương mại, Luật hình sự cũng đưa ra 33 tội danh đồng phạm dành cho đối tượng này tại 76 điều quy định. 

Chủ thể cấu thành tội phạm pháp nhân thương mại trở thành đồng phạm khi có điều kiện: là tổ chức được thành lập đúng với quy định mà Pháp luật nước ta ban hành. Có tiêu chí, điều kiện rõ ràng. Trên phương diện nguyên tắc, mọi hành vi được làm dưới sự chỉ đạo, phân công của pháp nhân phạm tội đều sẽ được coi là đồng phạm. Chẳng hạn như hỗ trợ pháp nhân phạm tội, giúp cho pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội, …

2.2. Dấu hiệu khách quan nhận diện đồng phạm

Những đối tượng là đồng phạm sẽ thực hiện chung một tội phạm. Kẻ đồng phạm có thể thực hiện hành vi để cấu thành tội phạm theo quy định về tội phạm nhưng cũng có thể họ chỉ thực hiện một phần hành vi đó mà thôi. 

Đồng phạm có thể thực hiện một loại hành vi để thực hiện tội phạm hay tham gia vào nhiều loại hành vi khác. Một hành vi của kẻ đồng phạm hoàn toàn có thể thúc đẩy, tạo ra điều kiện để hình thành hành vi tội phạm của người khác. Thậm chí nó còn gây ra sự ảnh hưởng để thúc đẩy hành vi đó phát triển hơn.

Quy định về kẻ đồng phạm
Quy định về kẻ đồng phạm

Hành vi để người đồng phạm tham gia và thực hiện một tội phạm có thể kể tới như: tổ chức, giúp sức, xúi giục, trực tiếp thực hiện hành vi tội phạm. Nếu không làm các hành vi này thì cũng không bị coi là đồng phạm. 

Hành vi đồng phạm được xác định có mối quan hệ nhân quả với nhau khi đều gánh chung một hậu quả. 

2.3. Dấu hiệu chủ quan

Những đối tượng đồng phạm đều sẽ cố ý thực hiện cùng nhau một tội phạm. Sự cố ý này được thể hiện như sau:

Về mặt lý trí: Mỗi đối tượng trong mối quan hệ đồng phạm đều biết rõ hành vi của họ sẽ gây ra sự nguy hiểm đối với xã hội, cũng nhận thức được người khác đang làm điều đó cùng với mình. Họ cùng hợp tác với nhau để gây ra tội phạm.  Cùng với đó, họ cũng biết trước những hậu quả mà mình và đồng phạm của mình sẽ gây ra cho xã hội và cho con người.

Về mặt ý chí: Người đồng phạm thực hiện hành vi tội phạm, mục đích họ mong muốn đó chính là cùng nhau tạo ra tội phạm và có hậu quả chung.

Đối với những pháp nhân thương mại, để xác định đồng phạm thì cần căn cứ vào chính người cụ thể mà người đó có vai trò làm pháp nhân để thực hiện điều hành, chỉ đạo pháp nhân. 

Tìm hiểu về đồng phạm
Tìm hiểu về đồng phạm

3. Mục đích, động cơ của đồng phạm

Đồng phạm có mục đích, động cơ phạm tội hoàn toàn không bị bắt buộc nhưng một vài trường hợp cấu thành phạm tội và động cơ đã được nêu rõ các dấu hiệu thì buộc phải xác định được toàn bộ những người đồng phạm cùng thực hiện phạm tội chung động cơ, chung mục đích. Dù người tham gia vào phạm tội không chung mục đích nhưng lại nắm rõ mục đích đó, có sự tiếp nhận mục đích, động cơ cũng sẽ bị coi là kẻ phạm tội.

4. Xác định đối tượng là đồng phạm

Dựa theo tính chất tham gia tội phạm của từng cá nhân đồng phạm, Điều 17, khoản 3. Luật Hình Sự sửa đổi 2017 đã quy định có 4 loại đồng phạm. Họ bao gồm: Người tổ chức, Người xúi giục, Thực hành, giúp sức.

Những loại đồng phạm
Những loại đồng phạm

4.1. Đồng phạm là người thực hành

Dựa vào khoản 3, Điều 17 trong Bộ luật hình sự, người thực hành trong phân loại đồng phạm được định nghĩa là người trực tiếp thực hiện tội phạm. 

Người thực hành sẽ có những biểu hiện sau:

- Trực tiếp thực hiện hành vi thỏa mãn hành vi khách quan, đã được quy định những tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự. Họ có thể dùng hoặc không dùng công cụ gây phạm tội  nhưng cũng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Trong đồng phạm trực tiếp có thể có nhiều người thực hiện hành vi tội phạm, khi đó sẽ được gọi là đồng thực hành. Mỗi người thực hành có thể chỉ thực hiện một phần trong tội phạm. Sau khi tổng hợp lại sẽ trở thành hành vi khách quan của tội phạm. 

Ngoài ra, người thực hành không nhất thiết phải trực tiếp thực hiện hành vi tội phạm mà sẽ tác động đến một người đồng phạm khác để người đó trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.

Người thực hành nắm giữ vai trò chủ chốt của vụ đồng phạm. Xác định đúng người thực hành để định tội đúng, đưa ra quyết định về hình phạt đúng cho từng đối tượng trong vụ án đồng phạm. 

4.2. Người tổ chức

Đây là người chủ mưu của vụ việc đồng phạm. Họ vừa có thể làm chủ mưu nhưng cũng có thể đồng thời là người chỉ huy của cả nhóm đồng phạm. Đây cũng được cho là đối tượng nguy hiểm nhất trong phân loại đồng phạm. Chủ trương của pháp luật là nghiêm trị những người cầm đầu, chủ mưu, …

4.3. Người xúi giục

Đây là thành phần kích động, thúc đẩy, dụ dỗ những đối tượng khác tham gia thực hiện tội phạm. Hành vi của người xúi giục là tác động tới tư tưởng, ý thức để người khác thực hiện tội phạm.

Đối tượng này được xác định có thể là người chủ động nghĩ ra việc phạm tội, sau đó xúi giục người khác để người đó cùng tham gia việc phạm tội. Hoặc cũng có thể chỉ là người thực hiện hành vi kích động những đối tượng mà vốn đã có ý định phạm tội, nhờ sự kích động mà chính thức thực hiện phạm tội.

Người xúi giục là kẻ đồng phạm
Người xúi giục là kẻ đồng phạm

Đặc điểm của người thực hiện hành vi xúi giục được thể hiện như thế nào?

- Phải xúi giục trực tiếp: tác động đến một số người nhất định để gây ra tội phạm nhất định. Nếu chỉ hô hào, kêu gọi chung chung mà không xác định cụ thể hô hào ai, làm gì thì cũng không được tính là hành vi xúi giục.

- Phải thực hiện hành vi xúi giục cụ thể để những người bị xúi giục cùng thực hiện hành vi phạm tội như người xúi giục.

- Phải là lỗi trực tiếp và cố ý.

4.4. Người giúp sức

Họ tạo nên những điều kiện tốt về cả vật chất, tinh thần để có thể thuận lợi thực hiện hành vi tội phạm. Trong đó, giúp sức về mặt vật chất được hiểu là hành vi cung cấp các phương tiện, công cụ cụ để hỗ trợ loại bỏ những khó khăn từ đó người được giúp sẽ dễ dàng thực hiện tội phạm.

Giúp sức về mặt tinh thần là việc đưa ra góp ý, chỉ dẫn để người được giúp sức gây án. Nói cách khác, hành vi này sẽ tác động để củng cố sự quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội của người được giúp. Không nhất thiết phải bằng hành động, người giúp sức cũng có thể thực hiện đồng phạm giúp sức.

Như vậy, việc nắm bắt đồng phạm là gì, có những loại nào và được biểu hiện ra sao sẽ là bài học lớn về pháp luật mà mỗi con người phải hiểu rõ và có kiến thức về nó một cách cụ thể. Dù không phải là người chủ mưu nhưng vai trò đồng phạm cũng góp phần gây ra những ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến con người và xã hội. Vậy nên hiểu biết đồng phạm là gì để không vô tình trở thành kẻ đồng phạm, cũng đủ hiểu biết để nhận diện ra những kẻ đồng phạm đang gây ra sự nguy hiểm cho người khác để tố cáo nhanh chóng, kịp thời.

Khái niệm về vi phạm hình sự

Bạn hiểu thế nào là vi phạm hình sự? Những quy định về vi phạm hình sự được xây dựng ra sao? Hãy tìm hiểu nội dung liên quan đến vi phạm hình sự tại bài viết này nhé.

Vi phạm hình sự là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.