Tiện ích
Cẩm nang
Cựu chiến binh là gì? Những đối tượng nào thì được công nhận là hội cựu chiến binh? Hiện nay nhà nước đang có chính sách gì dành cho cựu chiến binh. Những thông tin giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cựu chiến binh và những quy định chính sách ưu tiên dành cho đối tượng này sẽ được bài viết của vieclam123.vn chia sẻ tỉ mỉ.
Điều 2 trong Văn bản hợp nhất số 01/2017 của Bộ Nội vụ trình bày nội dung cựu chiến binh là gì rất rõ ràng. Theo đó, cựu chiến binh chính là người từng tham gia vào đơn vị vũ trang chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc.
Cựu là cũ, cựu chiến binh là những chiến binh cũ, ý chỉ trước đó họ từng là những chiến binh tham gia kháng chiến. Họ đại diện cho sự cống hiến vì nền hòa bình dân tộc, tuân thủ truyền thống uống nước nhớ nguồn. Gọi là cựu chiến binh cũng thể hiện rằng họ đã nghỉ hưu cho sự nghiệp và hiện tại đã chuyển ngành nghề hoạt động, có thể làm phục viên hoặc đã xuất ngũ.
Dựa vào khái niệm cựu chiến binh là gì, chúng ta sẽ xác định được cựu chiến binh gồm đối tượng nào. Có nhiều đối tượng được công nhận là cựu chiến binh. Đương nhiên không phải ai cũng được công nhận danh nghĩa đó mà phải đáp ứng điều kiện mà quy định của Nhà nước đặt ra dựa vào thực tiễn xã hội.
Vậy ai là cựu chiến binh và khi nào và như thế nào mới được công nhận là cựu chiến binh? Theo dõi bài viết để có được đáp án nhé.
Thứ nhất, cựu chiến binh là đối tượng được quy định ở Khoản 1, Điều 2 trong Pháp lệnh Cựu chiến binh. Họ là người chiến sĩ, cán bộ đã tham gia đơn vị vũ trang của Đảng tổ chức vào thời gian trước cuộc cách mạng Tháng 8/1945 như đội du kích Ba Tơ, Tự vệ đỏ, du kích Bắc Sơn, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân, …
Thứ hai, các đối tượng được quy định ở Khoản 2, Điều 2 thuộc Pháp lệnh Cựu chiến binh được công nhận là cựu chiến binh gồm có sĩ quan và hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, binh sĩ thuộc các lực lượng bộ đội là quân chủ lực, quân tại biên phòng, các địa phương, biệt động. Tất cả họ đã tham gia vào kháng chiến và đảm đương những nhiệm vụ quốc tế trong thời gian từ 30/4/1975 trở về trước.
Thứ ba, cựu chiến binh cũng là những đối tượng được quy định tại Khoản 3, Điều 2 tại Pháp lệnh Cựu chiến binh, bao gồm:
- Đội viên hoạt động ở trong những vùng bị địch tạm chiếm ở khu vực miền Bắc tính từ thời gian 20/07/1954 trở về trước.
- Chiến sĩ, cán bộ là tự vệ, dân quân, là du kích ở khu vực miền Bắc tính từ thời điểm ngày 27/01/1973 trở về. Họ là những người phục vụ chiến đấu trực tiếp trong những đơn vị tập tập trung hoặc họ được cơ quan thẩm quyền giao làm nhiệm vụ kháng chiến.
- Họ là chiến sĩ, cán bộ tự vệ, du kích, dân quân tại khu vực Miền Nam tính từ 30/04 năm 1975 tham gia phục vụ chiến đấu theo phân công của các tổ chức cách mạng.
- Những công nhân viên trong lực lượng quốc phòng đã được quy định ở Điều 2, Khoản 4 của Pháp lệnh và tham gia phục vụ quân ngũ, chiến đấu từ thời điểm 30/04/1975 trở về trước.
- Những chiến sĩ, cán bộ được quy định trong khoản 5, Điều 2 của Pháp lệnh, cụ thể như sau:
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân viên quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp, binh sĩ, … đã từng tham gia vào nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ tổ quốc.
+ Người chiến sĩ, cán bộ là tự vệ, là dân quân. Họ đã tham gia chiến đấu và phục vụ trực tiếp trong các tổ chức hoặc được giao nhiệm vụ hoạt động ở thời gian sau 30/04/1975.
+ Quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan đã xong tại ngũ, đã phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu.
+ Đối tượng không được công nhận là cựu chiến binh nằm ở Điều 2 thuộc pháp lệnh Cựu chiến binh thuộc các khoản từ 1 đến 5 gồm có: người phản bội cách mạng, đầu hàng địch, vi phạm vào kỷ cương kỷ luật đã bị tước bỏ đi danh hiệu quân nhân, cán bộ công nhân viên quốc phòng bị buộc phải thôi việc. Ngoài ra những người đã bị kết án tù và chưa xóa bỏ án tích.
Cùng với việc xác định đối tượng nào sẽ được công nhận là cựu chiến binh, bản thân đối tượng đó cũng phải biết rõ quy định những điều kiện cụ thể để được công nhận như vậy.
Sau khái niệm cựu chiến binh là gì, cập nhật ngay thông tin quan trọng cần chuẩn bị gì để trở thành cựu chiến binh nhé.
Nếu một người thuộc một trong những đối tượng vừa nêu đảm bảo thêm các điều kiện sau đây thì sẽ chính thức trở thành cựu chiến binh:
Nhà nước xác nhận một cựu chiến binh sẽ dựa vào hồ sơ của người đó sau khi hoàn thành các nhiệm vụ xuất ngũ, tại ngũ, nghỉ hưu, phục viên ở địa phương. Cơ quan quân sự cấp phường xã, thị trấn tại nơi cư trú của người đó chủ trì với sự phối hợp với Hội cựu chiến binh xác nhận.
Nếu chẳng may hồ sơ của cá nhân đó thất lạc, cơ quan thẩm quyền phụ trách xác nhận cho đối tượng sẽ yêu cầu đối tượng cho lời khai về quá trình hoạt động trong các mốc thời gian quy định và các chức vụ đã đảm đương. Khi đã có được lời khai đầy đủ, rõ ràng thì sẽ lập danh sách gửi đến Ủy ban nhân dân tại địa phương mà họ nhập ngũ. Ủy ban sẽ rà soát lại thông tin để xác nhận.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam khi tiến hành kết nạp Hội viên sẽ thực hiện dựa trên quy định mà Điều lệ hội đưa ra cũng như tuân thủ theo những hướng dẫn từ Trung ương của hội.
Nếu như thuộc vào những trường hợp đã nêu, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hồ sơ đối tượng thì sẽ được công nhận là cựu chiến binh.
Cựu chiến binh là gì được hiểu rõ sẽ cho thấy đây là đối tượng có công cách mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ nền hòa bình cho dân tộc. Vì vậy, cựu chiến binh sẽ là đối tượng được hưởng chính sách Nhà nước.
Cụ thể, Nhà nước luôn khuyến khích việc đóng góp từ các cá nhân, tổ chức để hỗ trợ tạo chính sách tốt nhất cho cựu chiến binh. Chẳng hạn như các chế độ nhà tình nghĩa; chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khỏe, thể dục thể thao dưỡng sinh. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng tổ chức nhiều hoạt động trong cộng đồng dân cư để vừa giúp đỡ vừa tạo một đời sống tích cực cho cựu chiến binh chẳng hạn như tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt, thường xuyên tổ chức tham quan, điều dưỡng.
Điều 5 của văn bản hợp nhất số 01 của Bộ Nội vụ quy định chế độ quyền lợi cho Cựu chiến binh với nội dung như sau:
- Cựu chiến binh chính là những người có công với đất nước trong cuộc cách mạng chống giặc ngoại xâm vì thế họ sẽ được hưởng ưu đãi để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của đời sống như chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí, tử tuất, …
- Họ cũng là đối tượng ưu tiên được nhận hỗ trợ về việc làm hay được ưu tiên giao cho các công cụ, điều kiện tốt để kinh doanh, sản xuất như giao đất, rừng, mặt nước; được tham gia dự án phát triển xã hội, kinh tế.
- Nhà nước khuyến khích để các cựu chiến binh có thể nhận điều kiện tốt nhất để thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần, hợp tác xã, …
- Những cựu chiến binh còn tuổi lao động thì cũng nhận được chế độ ưu tiên ở các phương diện khác nhau trong đời sống, đặc biệt là trong công cuộc hỗ trợ, ưu tiên tạo công ăn việc làm.
- Cựu chiến binh nằm trong diện hộ nghèo thì sẽ được ưu tiên cấp bảo hiểm y tế, ưu tiên vay vốn ưu đãi.
- Những cựu chiến binh không có nơi nương tựa, hết tuổi lao động mà không còn nguồn thu thì sẽ nhận được sự giúp đỡ của Hội Cựu chiến binh với hình thức được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trung tâm xã hội.
- Khi qua đời, cựu chiến binh sẽ được hỗ trợ lo ma chay từ Hội cựu chiến binh, địa phương.
- Người cựu chiến binh hoạt động, làm việc trong Hội Cựu chiến binh thì sẽ được cử bồi dưỡng, đào tạo. Đồng thời họ còn được thi vào những trường đào tạo để nâng cao tri thức, trình độ, từ đó đáp ứng yêu cầu của Hội Cựu chiến binh. Ngân sách đầu tư cho kinh phí đào tạo sẽ do Nhà nước phụ trách chi trả.
Ngoài ra, cựu chiến binh còn được hưởng nhiều quyền lợi, chế độ khác dựa vào từng đối tượng cụ thể. Việc làm rõ cựu chiến binh là gì sẽ giúp cho bản thân những người thuộc đối tượng được công nhận là cựu chiến binh sẽ nắm rõ chế độ quyền lợi của mình, qua đó chủ động hoàn tất những điều kiện cơ bản để sớm được xác nhận là cựu chiến binh cũng như có thể hoạt động tích cực với các hoạt động hỗ trợ cho đơn vị, cơ quan thẩm quyền nhà nước mang đến.
Đơn xin vào hội Cựu chiến binh sẽ được lập bởi những đối tượng được quy định công nhận là cựu chiến binh. Mẫu đơn này thể hiện ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với những người là cựu chiến binh. Vì vậy nên nhu cầu khám phá nội dung này cũng rất quan trọng. Đọc ngay chia sẻ ở bài viết bên dưới để cập nhật nội dung thông tin bạn đang quan tâm này nhé.
Chia sẻ