Tiện ích
Cẩm nang
Csr là gì? Bạn hiểu csr có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay? Và những đối tượng nào đang sử dụng csr ở Việt Nam. Hãy kéo xuống dưới để cùng tìm hiểu rõ hơn thông tin về chủ đề này.
MỤC LỤC
Csr là viết tắt của từ tiếng Anh Corporate social responsibility cụm từ này dịch ra có nghĩa là Trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp. Bởi với những người kinh doanh việc họ cần quan tâm không chỉ là cách tăng trưởng doanh thu hàng năm như thế nào mà một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cần phải quan tâm cả trách nhiệm với xã hội. Vì điều này mới có thể duy trì và phát triển công ty của họ lâu bền , vững mạnh và được mọi người trong xã hội biết tới.
Có nghĩa là một công ty cam kết hoạt động kinh doanh nhưng vẫn giữ vững đạo đức nghề nghiệp, nghĩa là họ không chỉ kinh doanh với cái lợi trước mắt mà phải kinh doanh có tâm, tạo ra những sản phẩm an toàn, trung thực đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và không được làm tổn hại tới giá trị tinh thần của xã hội mình. Vậy theo bạn có mấy loại csr của doanh nghiệp? Nếu chưa giải đáp được câu hỏi này mời bạn kéo xuống dưới tìm hiểu thêm.
Như đã giải thích khái niệm ở trên, csr là việc mà doanh nghiệp không chỉ hoàn thành các nhiệm vụ của doanh nghiệp mà còn phải quan tâm tới những vấn đề của xã hội tác động đến doanh nghiệp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các loại csr của doanh nghiệp hiện nay như trách nhiệm đối với xã hội về mặt môi trường, trách nhiệm xã hội về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội về vấn đề nhân công lao động, cụ thể như sau:
Môi trường sống là điều kỳ diệu mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta vì thế việc phải bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ mà nó còn là trách nghiệm, nghĩa vu phải thực hiện với những người tồn tại và sinh sống trên trái đất này.
Với những doanh nghiệp việc bảo vệ môi trường là điều tiên quyế phải nhớ trước khi muốn xây dựng một nhà máy, một xí nghiệp, khu công nghiệp nào đó. Bởi vì đây là môi trường của chung nên một khi mà doanh nghiệp nào cố ý hoặc làm ảnh hưởng, gây ô nhiễm môi trường xung quanh sẽ bị người dân phản ánh và làm đơn kiện lên tòa án không cho xây dựng, khởi công nữa.
Đây là trách nhiệm của toàn bộ các doanh nghiệp, các cá nhân…toàn thể con người phải chung tay bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp
Trách nhiệm này là nhiệm vụ mà doanh nghiệp phải đóng thuế hàng năm cho Nhà nước để nhà nước hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, đây là trách nhiệm và nghĩa vụ mà tất cả các doanh nghiệp phải làm để duy trì kinh tế đăt nước, đảm bảo lợi ích của xã hội.
Ngoài ra trách nhiệm về đạo đức xã hội còn liên quan tới những sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra để đáp ứng nhu cầu hàng triệu người tiêu dùng, đảm bảo an toàn cho mọi người sử dụng khiến khách hàng an tâm và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Làm kinh doanh không chỉ quan tâm tới cái tài mà còn phải đặt chữ tâm mới duy trì và phát triển doanh nghiệp tốt được.
Muốn xây dựng một công ty bền vững và thịnh vượng, trong vai một nhà lãnh đạo công ty nhà quản trị không thể bỏ quên trách nhiệm đối với người lao động của mình. Trách nghiệm này có nghĩa là người chủ doanh nghiệp phải biết quan tâm, đối đãi tốt với nhân viên để họ có tinh thần thoải mái tham gia làm việc phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp mình.
Nếu là chủ doanh nghiệp mà chỉ biết quan tâm đến cái lợi trước mắt còn nhân viên của mình thì hách dịch, đối xử tệ thì dù ông có nhiều tiền tới đâu mà không có tâm không có đạo đức tốt thì các nhân viên sớm muộn cũng sẽ bỏ ông đi hết. Bởi thế nên dù đây không phải trách nhiệm lớn nhưng khi muốn xây dựng và phát triển doanh nghiệp nhà quản trị không thể bỏ quên vấn đề này.
Với vấn đề này có nghĩa là các doanh nghiệp không phải chỉ biết tạo nên quyền lợi cho mình mà khi là chủ một doanh nghiệp, bạn phải có trách nhiệm giúp đỡ những doanh nghiệp khác nếu họ gặp khó khăn để cả hai cùng vững mạnh, hoặc giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, những em thơ với số phận bất hạnh để cùng nhau xây đắp và tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn giống như câu nói “lá lành đùm lá rách” mà ông cha ta bao đời nay vẫn dạy lại cho con cháu.
Tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống một khi đã và đang xảy ra đều có những vai trò khác nhau, và với crs có rất nhiều những vai trò như sau:
Với việc tạo ra trách nhiệm với xã hội hiện nay mà các doanh nghiệp đã và đang thực hiện có tác động giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh một cách chân chính. Bởi khi bạn sản phẩm, thương hiệu của bạn đã tạo dựng được uy tín trên thị trường, doanh nghiệp của bạn sẽ được nhiều người biết tới hơn, lòng tin của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp bạn cũng gia tăng sức cạnh tranh hơn. Từ những điều đó sẽ giúp bạn tăng trưởng doanh thu hơn, đây vừa là các để doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu vừa là cách để lấy được lòng tin của người tiêu dùng.
hiện nay việc hợp tác làm ăn trong thương trường không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp đặc biệt là khi bạn có tiếng vang trong giới khi đã xây dựng được trách nhiệm với xã hội sẽ giúp bạn không chỉ lấy được lòng tin của khách hàng mà còn nhận được nhiều lời mời hợp tác, hỗ trợ cùng đầu tư xây dựng để phát triển nữa đấy.
Khi bạn đã hoàn thành các trách nhiệm về mọi mặt của xã hội doanh nghiệp của bạn sẽ an tâm tập trung vào kinh doanh, phát triển các sản phẩm mới hơn thay vì việc bạn cứ phải trốn thuế, lách luật rồi khi bị phát hiện lại phải mất công đi giải quyết hậu quả của nó. Những hậu quả khi liên quan đến pháp luật không chỉ là phạt tiền mà còn có khi bạn sẽ mất luôn cả công ty. Thế nên trách nhiệm xã hội vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp đều phải thực hiện để xây dựng và duy trì xã hội tốt đẹp, văn minh.
- Tập đoàn Vingroup:
Không khó để mọi người có thể nhận ra những cách thực hiện csr mà tập đoàn này đang làm hiện nay, Vingroup đã và đang tạo ra những chương trình, những dự án csr để tạo dựng lòng tin với các khách hàng và góp phần tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Vinamilk:
Đây là công ty tiên phong trong chương trình xã hội giúp những trẻ em nghèo được tới trường hàng năm, doanh nghiệp này đã và ngày càng phát triển thương hiệu mình trong lòng mỗi người dân Việt Nam
- FPT:
Doanh nghiệp này không chỉ đầu tư hỗ trợ cho các cán bộ công nhân viên của mình mà còn xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội vươn lên trong cuộc sống. Với Chiến lược 3P: Lợi nhuận, Công đồng và môi trường, doanh nghiệp luôn vận động các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp chia sẻ, hỗ trợ một phần tiền để giúp đỡ các công tác xã hội.
Bài viết trên của vieclam123.vn chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu hơn về csr là gì phải không? Theo bạn, từ những thông tin trên bạn nghĩ csr có quan trọng trong xã hội hiện nay không? Nếu là chủ doanh nghiệp bạn có sẵn sàng thực hiện tốt csr trong doanh nghiệp của mình hay không? Muốn làm chủ trước hơn bạn phải có tâm với nghề với công ty của mình có như thế công ty của bạn mới tạo được lòng tin và được nhiều người biết tới và thúc đẩy kinh tế doanh nghiệp phát triển.
Bạn có biết hanu là gì không? Nếu muốn tìm hiểu thông tin liên quan tới chủ đề này mời bạn nhấn vào đường dẫn phía dưới nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ