close
cách
cách cách cách cách cách

Công ty độc quyền là gì? Có nên để doanh nghiệp trở nên độc quyền?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sự độc quyền của doanh nghiệp có thể mang tới những tác động không tốt cho thị trường hàng hóa nói chung. Vì thế, pháp luật có đưa ra những quy định đối với doanh nghiệp độc quyền. Vì thế, khi điều hành doanh nghiệp, tất cả những người đứng đầu đều cần có kiến thức cơ bản về sự độc quyền, hiểu rõ hơn ai hết khái niệm công ty độc quyền là gì và quan trọng là phải biết rõ những quy định của pháp luật về sự độc quyền doanh nghiệp. 

Ở bài viết bên dưới, chúng ta sẽ tìm ra những thông tin cơ bản xoay quanh khái niệm công ty độc quyền nhé.

1. Công ty độc quyền là gì?

Trên phương diện pháp lý, công ty độc quyền là khái niệm chưa được xác lập chính thức trong bất cứ văn bản luật nào. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể hiểu về nó thông qua nội dung được chỉ rõ ở trong Luật cạnh tranh 2018 công nhận một công ty, doanh nghiệp có vị trí được quyền. Theo đó, tại Điều 25 của Luật này, doanh nghiệp được coi có vị trí độc quyền khi doanh nghiệp đó không có bất cứ sự cạnh tranh nào về dịch vụ, hàng hóa đang kinh doanh ở trong thị trường có liên quan. 

Công ty độc quyền - Khái niệm cần làm sáng tỏ
Công ty độc quyền - Khái niệm cần làm sáng tỏ

Như vậy, công ty độc quyền là gì theo cách lý giải dễ hiểu hơn thì đó là hiện tượng một hoặc một nhóm công ty có sự liên kết mà hướng tới mục đích chiếm vị trí duy nhất trong lĩnh vực cụ thể hay dịch vụ, sản phẩm cụ thể nào đó trên thị trường. Khi độc quyền được hình thành, họ sẽ kiểm soát tất cả sản phẩm cụ thể đó trên thị trường về cả giá bán ra lẫn lợi nhuận thu về.

Nhìn chung, việc độc quyền của doanh nghiệp như thế cũng sẽ giúp doanh nghiệp nhận về những giá trị tích cực cho quá trình phát triển của mình. Song bên cạnh đó, nó cũng sẽ để lại không ít những hạn chế, tác động bất cập đối với chính doanh nghiệp và thị trường. Để ngăn chặn những ảnh hưởng lớn mà doanh nghiệp độc quyền gây ra, luật pháp cũng có những quy định để đưa sự độc quyền vào trong khuôn khổ, tầm kiểm soát để tránh sự nhũng loạn. 

2. Ưu điểm  - hạn chế đến từ sự hình thành độc quyền của doanh nghiệp

Khái niệm công ty độc quyền là gì đã được diễn giải rất rõ ràng. Dựa vào đó, bạn có phân tích được những mặt lợi và hạn chế mà sự độc quyền gây ra hay không. Cùng vieclam123.vn đào sâu vấn đề này để trong quá trình thành lập, điều hành doanh nghiệp, chúng ta biết rõ giới hạn có thể chạm tới là gì và điều gì nên tránh. 

Những ưu điểm có được khi công ty độc quyền
Những ưu điểm có được khi công ty độc quyền

2.1. Công ty độc quyền mang đến lợi ích gì?

2.1.1. Lợi ích về quy mô kinh tế

Các công ty được coi là có vị trí độc quyền dễ dàng hưởng lợi ích lớn được mang đến từ quy mô kinh tế. Một mình một sân, không có sự cạnh tranh nên càng dễ dàng tạo cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng quy mô kinh tế. Như thế, chi phí của hàng hóa sẽ không phải làm giá gắt gao dẫn tới chi phí đưa ra cho người tiêu dùng sẽ thấp hơn tính trên mặt bằng chung. Như thế, cộng đồng người tiêu dùng được hưởng lợi với việc được mua sản phẩm giá rẻ từ chính sự độc quyền.

Lợi ích của sự độc quyền về mặt quy mô kinh tế
Lợi ích của sự độc quyền về mặt quy mô kinh tế

2.1.2. Công ty độc quyền dễ triển khai nghiên cứu, phát triển

Các công ty độc quyền dễ dàng tận dụng được tối đa lợi ích của hình thức kinh doanh độc quyền để thu lợi nhuận lớn. Số lời thu được sẽ đem vào phục vụ đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tiếp tục các chiến lược trong kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, số tiền lợi nhuận thu được cũng có thể được đưa vào mục đích tích lũy phòng trừ những thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được đưa ra để khắc phục khó khăn.

2.1.3. Luôn dễ dàng củng cố vị thế và danh tiếng của công ty

Nếu một công ty sở hữu sức mạnh độc quyền, dĩ như đơn vị đó càng dễ giữ vững vị thế này bởi vì độc quyền là biểu hiện rõ ràng nhất cho sức mạnh to lớn của doanh nghiệp vì trong một thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đâu phải dễ dàng để tạo ra sự độc chiếm, dẫn đầu mà trở thành công ty độc quyền được. Phải tạo ra được những bước đi tốt nhất, bứt phá và ngoạn mục thì công ty mới có thể độc quyền và bỏ xa đối thủ trong cùng một ngành nghề. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng các công ty độc quyền có danh tiếng lớn mạnh, có sức lan tỏa lớn so với nhiều doanh nghiệp khác.

Công ty độc quyền dễ dàng củng cố địa vị
Công ty độc quyền dễ dàng củng cố địa vị

Tuy nhiên, bạn thử tưởng tượng mà xem, trong một ao hồ có thể xảy ra tình trạng cá lớn nuốt cá bé nhưng không thể tồn tại việc chỉ có duy nhất một con cá. Nó sẽ chẳng thể phát triển được, nói đúng hơn là không thể có cộng đồng để chứng tỏ nó là chú cá lớn mạnh nhất. Vì vậy, trong thực tế, độc quyền không có cạnh tranh cũng sẽ để lại những hậu quả nhất định.

Hãy phân tích mặt sau của những lợi ích khi doanh nghiệp độc quyền để bạn biết được nên đưa doanh nghiệp của mình phát triển theo hướng như thế nào nhé.

2.2. Nhược điểm nếu công ty phát triển độc quyền

Công ty độc quyền dễ dàng duy trì tiếp tục sự độc quyền đó. Điều này đã được khẳng định ở phía trên. Theo phân tích lợi ích, một khi tính độc quyền được duy trì thì thực sự có lợi đối với doanh nghiệp độc quyền vì nó ngăn không cho những đối thủ khác cùng ngành nghề, lĩnh vực có thể bước vào thị trường đó, vậy nên càng dễ dàng tạo được chỗ đứng độc nhất cho công ty. Tuy nhiên, ở mặt hạn chế mà tính độc quyền tạo ra, nó sẽ gây ra sự kìm hãm đối với thị trường phân phối sản phẩm, hạn chế khả năng phân khúc người tiêu dùng. 

Nhược điểm khi có công ty độc quyền
Nhược điểm khi có công ty độc quyền

Ngoài ra, khi thị trường bị chiếm giữ quá lâu bởi sự độc quyền từ một doanh nghiệp/một nhóm doanh nghiệp thì sẽ không tạo ra động lực để các công ty độc quyền có cơ hội đổi mới mình. Đằng sau đó, các đối thủ lại luôn cố gắng nâng cao, cải tiến chất lượng mọi mặt của họ để trở nên gần gũi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Vậy thì rất dễ dẫn tới việc độc quyền cũng đồng nghĩa với nguy cơ của sự dậm chân tại chỗ, có khác biệt nhưng không đổi mới. 

Một thực trạng biết nói đã cho thấy, công ty độc quyền luôn có giá phân phối sản phẩm cao, vì vậy sẽ khiến cho sự tiêu dùng bị hạn chế. Bên cạnh đó, với một thị trường tồn tại độc quyền sẽ làm cho người tiêu dùng không có đa dạng sự lựa chọn. Chỉ một thời gian sau đó, bản thân những người tiêu dùng cũng sẽ rất khó chịu về điều này và họ muốn được “nhảy sang” một thị trường khác, dù bão hòa nhưng lại thoải mái tiêu dùng hơn.

Trước những tác hại mà sự độc quyền gây ra cho cộng đồng tiêu dùng và các doanh nghiệp khác, Nhà nước vẫn ra sức bảo vệ một thị trường kinh doanh có tiếng nói chung, không để sự độc quyền tồn tại gây ra nhiều tác động tiêu cực cho cộng đồng. Vậy hãy xem những biện pháp nào đang được áp dụng để kiểm soát tình trạng độc quyền nhé.

3. Cách kiểm soát doanh nghiệp độc quyền

Doanh nghiệp độc quyền không có cạnh tranh tức không có sự thúc đẩy. Điều đó gây hại như thế nào chúng ta đã đánh giá, phân tích rất rõ ở nội dung trên. Vì vậy muốn kiểm soát tốt sự độc quyền thì nên bắt đầu từ việc hình thành nhận thức đúng về sự cạnh tranh. 

Kiểm soát độc quyền như thế nào?
Kiểm soát độc quyền như thế nào?

Nhiều người có một nỗi lo rất lớn về việc phải cạnh tranh nhưng không biết rằng cạnh tranh cũng là một tác nhân của sự phát triển. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần có sự đánh giá đúng vai trò của sự cạnh tranh trên thị trường. Nên nhìn thấy trong cạnh tranh có động lực để doanh nghiệp luôn không ngừng phát triển, nâng cao mọi mặt trong phương thức hoạt động, kinh doanh. 

Phương cách thứ hai, phải có cán cân để giúp cân đối sự hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Cần có pháp luật về sự cạnh tranh để từ đó có những nội dung pháp chế riêng cho từng lĩnh vực kinh tế. 

Thứ ba, nên có một cơ quan chuyên phụ trách giám sát, theo dõi hành vi liên quan tới sự độc quyền bên cạnh tính cạnh tranh. Nhà nước thường xuyên rà soát để hạn chế, kiểm soát lĩnh vực có dấu hiệu chiếm thế độc quyền. Đi kèm với đó là giám sát chặt hành vi lạm dụng của doanh nghiệp trên đường đua tạo sự độc quyền.

Hiểu rõ Công ty độc quyền là gì quan trọng như thế. Chúng ta đều biết độc quyền bằng với sự chiếm lĩnh, nhưng nếu cứ đứng một mình ở một vị thế đỉnh cao đó, bạn có chắc bạn không chủ quan mà cho rằng không một đơn vị nào có thể gia nhập vào thế giới riêng của bạn? Hãy cân đối, độc quyền không cạnh tranh nhưng cạnh tranh lại là nền tảng của những bước tiến xa hơn. 

Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh là gì

Cạnh tranh là động lực thúc đẩy nhiều thứ phát triển. Vì thế cạnh tranh không hoàn toàn là xấu. Chỉ có điều nó thường mang đến những nỗi lo lắng cho chúng ta, nhất là đối với những ai không có một tinh thần tốt. Ngay sau đây cùng tìm hiểu về khái niệm cạnh tranh, nó sẽ giúp bạn có thêm dũng khí, sức mạnh để sẵn sàng tham gia vào mội cuộc đối đầu lành mạnh.

Cạnh tranh là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.