Tiện ích
Cẩm nang
Trong hoạt động kinh doanh, chi phí của doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng nan giải và cần có sự phân biệt một cách rõ ràng. Để có thể phân loại một cách hiệu quả, chúng ta sẽ cần hiểu chi phí của doanh nghiệp là gì? Điều này sẽ được lý giải ở bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Để có thể hiểu một cách cặn kẽ chi phí của doanh nghiệp, trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu sơ lược về chi phí.
Chi phí là toàn bộ các giá trị vật chất của một doanh nghiệp được chuyển đổi để đạt một được mục tiêu nào, thông thường các khoản chi phí này quy đổi là đơn vị tiền tệ. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, chi phí chính là các giá trị được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện một mục tiêu nào đó nhằm có lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp.
Còn chi phí của doanh nghiệp chính là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng – dịch vụ và các khoản chi phí về thuế mà doanh nghiệp cần bỏ ra để đạt được mục tiêu nào đó, trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí đóng một vai trò trong công tác quản lý một doanh nghiệp. Từ những khoản chi phí này, doanh nghiệp sẽ đưa ra các kế sách, các bản kế hoạch và chiến lược để có thể cân đối, đồng thời có thể đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có thể tận dụng hiệu quả chức năng của chi phí, chúng ta sẽ cần đảm bảo chi phí sẽ được xác định một cách cụ thể và rõ dàng. Không chỉ vậy, để có thể cân đối được kế toán trong một doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý có sự phù hợp của chi phí và doanh thu của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người làm quản trị cần quan tâm tới nợ phả trả và giá trị tài sản, điều này sẽ tác động tới sự tăng và giảm chi phí của doanh nghiệp.
Để có thể đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính toán chi phí là vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta đạt được mục đích sau:
Đầu tiên việc tính toán chi phí doanh nghiệp sẽ giúp chúng ta tính toán và đưa ra những phương án có lợi nhất cho một doanh nghiệp. Đồng thời, việc tính toán chi phí này sẽ giúp chúng ta xác định được số lượng sản phẩm và sự hiệu quả của sản phẩm trong trong một thời gian nhất định.
Bên cạnh đó, qua việc tính toán chi phí của doanh nghiệp, chúng ta sẽ mau chóng xác định được năng suất và đánh giá sự hiệu quả trong việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua việc tính toán, nếu phát hiện có những sự tính toán bất thường trong sản xuất, chúng ta sẽ kịp thời điều chỉnh nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao giá trị lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đây là một dạng thường xuất hiện đối với các doanh nghiệp sản xuất. Thông thường, chi phí hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp sẽ phân loại như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu và chi phí cho các hoạt động sản xuất.
Trong kế toán, đây là một khoản chi phí dành cho lương của nhân công trực tiếp tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, khoản chi phí như là một khoản hỗ trợ và phúc lợi dành cho các nhân viên. Đây là mức tiền công xứng đáng dành cho những người đã có cố gắng trong việc phát triển, giúp doanh nghiệp tăng được lợi nhuận sau mỗi thời kỳ kinh doanh.
Chúng ta cần chú ý khoản chi phí này chỉ được dành những công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, những người tạo nên thành phẩm giúp doanh nghiệp bán ra thị trường. Chi phí này sẽ không bao gồm công nhân hay nhân viên tham gia vào hoạt động chung, hay những người làm công tác quản lý thuộc bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Đây cũng là một dạng chi phí mà mọi kế toán doanh nghiệp cần quan tâm.
Đây là một khoản chi phí nhằm giúp doanh nghiệp mua các nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm nhằm bán ra bên ngoài thị trường. Thông thường, các nguyên vật liệu này sẽ được phân chia thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Đây chính là yếu tố giúp tăng chất lượng và tăng tính thẩm mỹ trong từng thành phẩm của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất chung thường được phát sinh trong hoạt động sản xuất phân xưởng của một doanh nghiệp. Đây là các khoản chi phí vô cùng quan trọng, nhằm giúp hỗ trợ trong viêc sản xuất sản phẩm và giúp đỡ nhân viên nhằm tăng sự hiệu quả trong việc sản xuất. Chi phí này sẽ bao gồm các khoản hao phí cho quá trình sản xuất và trực tiếp quản lý như tiền lương cho công nhân viên hay các khoản chi phí khấu hao thiết bị, máy móc.
Chi phí này là những khoản hao phí trong hoạt động nhằm đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Đây là những khoản chi phí được hình thành chủ yếu sau hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp. Chúng ta sẽ phân loại khoản chi phí này bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Đây là những khoản chi phí liên quan tới quy trình chuẩn bị và phân phối sản phẩm tới tận tay khách hàng. Đây là một khoản chi phí vô cùng quan trọng, nhờ có các khoản chi phí này, khách hàng mới biết đến các sản phẩm của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nó cũng giúp doanh nghiệp nhanh chóng bao phủ toàn bộ thị trường, tăng tính hiệu quả trong công tác vận chuyển, giúp đẩy nhanh quá trình tăng doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí này sẽ bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ hàng hóa, chi phí quảng bá, chi phí quảng cáo thương hiệu,…
Đây là một khoản hao phí liên quan đến công tác tổ chức và quản lý của doanh nghiệp. Chúng ta cần lưu ý, khoản chi phí này không bao gồm các chi phí liên quan tới sản xuất sản phẩm hay bán hàng sản phẩm. Nhờ khoản chi phí này, chúng ta sẽ kiểm soát được các hoạt động, tăng tính hiệu quả, điều phối các nguồn hướng một cách hợp lý. Chi phí này thường bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí văn phòng, phi phí quản lý,…
Xem thêm: Chi phí kinh doanh là gì? Tối ưu chi phí kinh doanh như thế nào?
Chi phí biến đổi là một khoản chi phí liên quan tới tỷ lệ kết quả sản xuất hay quy mô của một doanh nghiệp. Thông thường, chi phí biến đổi thường liên quan tới chi phí của một đơn vị sản phẩm. Khoản chi phí này thường không biến đổi trong suốt một chu kỳ kinh doanh.
Chi phí biến đổi sẽ được phân chia thành 2 loại là chi phí biến đổi theo tỷ lệ và chi phí biến đổi theo cấp bậc của doanh nghiệp. Theo đó, chi phí biến đổi theo tỷ lệ là những khoản chi phí sẽ tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất và quy mô sản xuất của một doanh nghiệp. Còn chi phí biến đổi theo cấp bậc sẽ là các khoản chi phí thay đổi khi các mức độ hoạt động thay đổi đủ nhiều và có tính rõ ràng.
Đây là những khoản chi phí thực tế phát sinh, thường liên quan tới các lĩnh vực hay quy mô hoạt động của một doanh nghiệp.
Thông thường, chi phí cố định sẽ không biến đổi theo quy mô hoạt động của một doanh nghiệp. Đồng thời, chi phí biến đổi sẽ luôn giữ nguyên trong suốt một năm kinh doanh của một doanh nghiệp.
Chúng ta có thể phân loại chi phí cố định thành 2 loại là chi phí cố định bộ phận và chi phí cố định chung. Theo đó, chi phí cố định bộ phận là khoản chi phí tính khấu hao tài sản cố định và thông thường sẽ được tính theo phương pháp bình quân. Còn chi phí cố định chung sẽ là những khoản chi phí liên quan tới cơ sở hạ tầng của một doanh nghiệp như tiền thuê văn phòng, ngân sách dành cho thương hiệu,…
Chi phí hỗn hợp của một khoản chi phí được tổng hợp bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi của một doanh nghiệp. Đây là một khoản chi phí đặc biệt được bao gồm tất cả các khoản chi phí trên. Chi phí hỗn hợp sẽ là chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí cho máy móc thiết bị, chi phí bán hàng và chi phí cho quản lý doanh nghiệp.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc chi phí của doanh nghiệp là gì. Mong rằng, qua bài viết này, chúng ta sẽ hiểu căn kẽ và không bị nhầm lẫn trong việc phân loại chi phí. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục đồng hành với các bạn ở các bài về chi phí lần sau.
Đối với kế toán, việc phân loại chi phí kinh tế và chi phí kế toán là vô cùng quan trong. Vậy rút cục đây là 2 loại chi phí gì? Chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ